Pages

Thursday, September 4, 2014

Lãnh đạo VN cần biết rõ bạn và thù

image
Kiến nghị nói Việt Nam nên kết bạn với các nước phương Tây từng là cựu thù
Chính quyền Việt Nam phải giải trình cho người dân rõ về những gì mà họ đã ký kết với Trung Cộng tại Hội nghị Thành Đô cách nay hơn 20 năm, một số vị tướng tá về hưu trong quân đội và công an Việt Nam vừa lên tiếng.
Đây là một trong bốn điểm mà 20 vị tướng tá ký tên vào bản kiến nghị đề ngày 2/9 gửi đến Chủ nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu.

Trao đổi với BBC, Đại tá Bùi Văn Bồng, người từng là cán bộ cao cấp trong báo Quân đội nhân dân, đã xác nhận tính xác thực của bản kiến nghị này.
Ông Bồng cũng bình luận về những đồn đoán liên quan tới nội dung thỏa thuận giữa hai bên từ Hội nghị Thành Đô.

image
“Chủ quyền đất nước là của toàn dân chứ không phải của các nhà lãnh đạo Đảng,” ông nói, “Cho nên với cương vị lãnh đạo Đảng mà quyết định vận mệnh, lãnh thổ quốc gia là sai hoàn toàn.”
“Hội nghị Thành Đô vẫn đang là một tấm màn bí mật,” ông nhận định.
“Từ khi hội nghị Thành Đô xong, hầu như đường lối đổi mới của Đảng xoay chuyển hẳn. Trong 24 năm vai trò của Đảng ngày càng yếu, uy tín kém đi.”
Kiến nghị được đưa ra vào lúc này, theo ông Bồng, là nhân lúc Đảng đang chuẩn bị văn kiện cho Đại hội 12 để đóng góp ý kiến cho Đảng.
Ngoài điểm về Hội nghị Thành Đô, các vị cựu tướng tá còn thúc giục giới lãnh đạo cam kết cho điều họ gọi là "không được dùng quân đội và công an đàn áp nhân dân, ghi nhận thỏa đáng sự hy sinh của các thương binhh liệt sĩ trong cuộc chiến năm 1979 với Trung Quốc, và xác định chính xác bạn và thù."
“Chúng tôi (những người ký kiến nghị) muốn có sự đổi mới trong các lãnh đạo sao cho có dân chủ, có lợi cho dân và đúng với bản chất truyền thống của quân đội và công an,” ông Bồng nói.

Kẻ thù truyền kiếp

image
Quân đội Việt Nam phải trung thành với Đảng theo quy định Hiến pháp
Ông giải thích là những vấn đề nêu lên trong các kiến nghị là ‘bức xúc từ lâu lắm rồi’, nhất là việc công an và quân đội được trưng dụng để ‘đàn áp dân’ trong các vụ cưỡng chế thu hồi đất.
Về kiến nghị xác định rõ ràng bạn thù, ông Bồng nói ông không rõ quân đội Việt Nam hiện nay xác định bạn thù như thế nào nhưng bản thân ông cho rằng ‘Trung Cộng là kẻ thù truyền kiếp của Việt Nam vì họ luôn lăm le xâm lược Việt Nam’.
“Pháp với Mỹ là kẻ thù của thời loạn, của hoàn cảnh thế giới nằm trong kế hoạch của các nước tư bản đế quốc một thời,” ông nói thêm.

image
Tổng Bí thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng hoan nghênh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười thăm Thành Đô, Tứ Xuyên từ ngày 3 đến ngày 4/9 năm 1990, họ cũng hoan nghênh Cố vấn Trung ương Đảng Phạm Văn Đồng cùng đi.
Bản kiến nghị thu hút được 20 chữ ký của các tướng tá về hưu, đứng đầu là Trung tướng Lê Hữu Đức, cựu cục trưởng Cục Tác chiến Bộ Tổng Tham mưu.
Ngoài ra còn có năm vị thiếu tướng quân đội khác cũng tham gia ký tên, bao gồm các ông Trần Minh Đức, cựu phó tư lệnh Hậu cần ở Thừa Thiên-Huế, Huỳnh Đắc Hương, cựu tư lệnh kiêm chính ủy Quân tình nguyện Việt Nam tại Lào, Lê Duy Mật, cựu tư lệnh kiêm phó tham mưu trưởng Quân khu 2, Bùi Văn Quỳ, cựu phó tư lệnh chính trị Bộ đội Tăng-thiết giáp và Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu chính ủy Quân khu 4, cựu đại sứ Việt Nam tại Trung Cộng.

Đại tá Bồng nói rằng 20 chữ ký này ‘chỉ là sự tập hợp điển hình’ bởi vì các ông ‘không có thời gian kêu gọi vận động mọi người’.
“Trong tâm tư của các cựu chiến binh thì họ ủng hộ đông lắm nhưng khi lên tiếng ủng hộ thì họ sợ sệt thế này thế kia. Có khi bị cho là suy thoái tư tưởng,” ông Bồng nói.



*****



Nội tình cuộc gặp gỡ Thành Đô của các nhà lãnh đạo Trung - Việt: Nguyễn Văn Linh bỏ qua Nguyễn Cơ Thạch gặp Giang Trạch Dân

image
Bài viết này cho biết một số chi tiết dẫn đến bước ngoặt trong quan hệ Việt – Trung nửa cuối thập niên 80, sau hơn một thập kỷ đối đầu. Đây là cái nhìn từ phía Trung Cộng, công bố trên báo chí Trung Cộng. Chúng tôi xin giới thiệu tới độc giả như một luồng thông tin tham khảo.

Sau khi hai nước Trung - Việt đối lập 13 năm, một cuộc gặp gỡ có tính lịch sử - cuộc gặp gỡ Thành Đô - đã phá vỡ tảng băng cứng ngoại giao, tiến một bước chắc chắn thực hiện bình thường hóa quan hệ hai nước.


Thay đổi chính quyền, quan hệ Trung - Việt xuất hiện ánh bình minh

image
Năm 1975, sau khi chiến tranh chống Mỹ của Việt Nam kết thúc, Lê Duẩn và một số người lãnh đạo Việt Nam lúc đó không kịp thời chữa chạy vết thương do chiến tranh mang lại mà đã triệt để xa rời đường lối của HCM; đối nội cưỡng bức thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa quá tả tại miền Nam, đối ngoại cậy vào sự giúp đỡ của Liên Xô, thực hiện chủ nghĩa bá quyền khu vực. Dưới dự dẫn dắt của đường lối đó, một mặt Việt Nam chống Trung Cộng, một mặt tăng cường khống chế Lào rồi phát động xâm lược vũ trang Campuchia. Những việc làm của họ đã đưa nền kinh tế Việt Nam đến bên bờ của sự tan vỡ, hoàn cảnh quốc tế bị cô lập chưa bao giờ có.

Tháng 7 năm 1986, Lê Duẩn, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) lâm bệnh qua đời. Tháng 12 cùng năm, Nguyễn Văn Linh được Đại hội lần thứ sáu ĐCSVN bầu làm Tổng Bí thư. Trong những năm 60 thời kỳ chiến tranh chống Mỹ của Việt Nam, Nguyễn Văn Linh là thành viên của Trung ương Cục miền Nam của ĐCSVN, đã từng nhiều lần bí mật sang thăm Trung Cộng; Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai cho rằng ông là người kế thừa có hy vọng nhất của Việt Nam. Sau khi chiến tranh chống Mỹ kết thúc, Nguyễn Văn Linh không tán thành đường lối đối nội, đối ngoại sai lầm của người lãnh đạo lúc đó, đã từng bị chèn ép.


image
Khi giữ chức Tổng Bí thư, Nguyễn Văn Linh nhanh chóng uốn nắn toàn bộ cách làm sai lầm của người tiền nhiệm, đề xuất khẩu hiệu “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước”. Ông cho rằng, đối với Việt Nam, hai nhiệm vụ cấp bách đương thời là phải rút quân đội khỏi Campuchia và cải thiện quan hệ với Trung Cộng. Thế nhưng do thân tín của Tổng Bí thư khóa trước, ủy viên Bộ Chính trị ĐCSVN, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch nắm quyền tại Bộ Ngoại giao, tiếp tục làm việc theo tư duy của Lê Duẩn, trăm phương ngàn kế quấy rối và ngăn cản bố trí chiến lược của Nguyễn Văn Linh. Còn Nguyễn Văn Linh với tư cách là người lãnh đạo mới lên nắm quyền, trong tầng nấc quyết sách trung ương còn chưa có gốc rễ sâu chắc, một số ý tưởng của ông cũng chưa được nhiều người lãnh đạo hiểu biết và ủng hộ. Trong tình hình đó, làm thế nào thực hiện được mục tiêu nói trên là một vấn đề hắc búa và đau đầu mà lại cần phải giải quyết.

Kaysone thăm dò đường, Nguyễn Văn Linh gặp Trương Đức Duy

image
Tháng 10 năm 1989, Kaysone Phomvihane, Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Nhân dân Lào kiêm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Lào thăm Trung Cộng. Trước yêu cầu nhiều lần của ông, Trung Cộng bàn luận quyết định mời Đặng Tiểu Bình hội kiến ngắn, có tính lễ tân. Không ngờ hai nhà lãnh đạo đã có cuộc nói chuyện dài bốn mươi phút, hơn nữa còn bàn tới những vấn đề thực chất vô cùng quan trọng.

Kaysone thành khẩn thừa nhận, hơn mười năm qua quan hệ Lào với Trung Cộng ở vào trạng thái không bình thường, là do chịu “ảnh hưởng bên ngoài”, lần thăm Trung 
Cộng này là tiêu chí hoàn toàn bình thường hóa quan hệ hai đảng, hai nước. Đồng thời Kaysone còn chuyển lời hỏi thăm Đặng Tiểu Bình của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, nói Việt Nam đã có nhận thức mới đối với tình hình Trung Cộng, thái độ đối với Trung Cộng cũng có thay đổi, còn nói Nguyễn Văn Linh hy vọng mời ông thăm Trung Cộng.

image
Đặng Tiểu Bình cũng nhờ Kaysone chuyển lời hỏi thăm của ông tới Nguyễn Văn Linh đồng thời nói, hy vọng trước khi ông nghỉ hưu hoặc nghỉ hưu không lâu vấn đề Campuchia có thể được giải quyết, quan hệ Trung - Việt được khôi phục bình thường. Đặng Tiểu Bình đặc biệt nhấn mạnh, Việt Nam phải rút hết, rút triệt để quân đội khỏi Campuchia. Ông đề nghi Kaysone chuyển những ý kiến đó tới Nguyễn Văn Linh. Ngoài ra Đặng Tiểu Bình còn nói một câu ý vị sâu xa: “Nguyễn Cơ Thạch, con người này thích giở trò vặt.”

Trên đường về nước Kaysone dừng lại thời gian ngắn tại Việt Nam, chuyển tới Nguyễn Văn Linh những lời của Đặng Tiểu Bình. Nghe xong, Nguyễn Văn Linh càng có thể hội thiết thân về việc “giở trò vặt” của Nguyễn Cơ Thạch. Ông ý thức được, dù Đặng Tiểu Bình chỉ chuyển lời, nhưng vẫn chưa đưa ra lời mời ông thăm Trung 
Cộng. Trong tình hình đó làm thế nào để thực hiện thăm Trung Cộng là vấn đề ông phải giải quyết gấp. Ngày 5 tháng 6 năm 1990, dưới sự cố gắng của nhiều phía, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã hội kiến Trương Đức Duy, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, tại phòng khách Trung ương ĐCSVN. Khi hội kiến, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch cũng có mặt, nhưng nội dung nói chuyện hoàn toàn không giống luận điệu cũ chống Trung Cộng của Nguyễn Cơ Thạch. Dự đoán dụng ý để Nguyễn Cơ Thạch tháp tùng hội kiến rất có khả năng là để ông ta trực tiếp nghe xem rốt cuộc Tổng Bí thư đã nói những gì, cũng có thể lúc đó đối với ông ta vẫn còn một tia hy vọng, để cho ông ta có một cơ hội thay đổi cách làm. Tuy nhiên do có mặt Nguyễn Cơ Thạch nên Nguyễn Văn Linh cũng không nói hết ý.

image
Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh gặp Đại sứ Trương Đức Duy (5-6-1990)

Sau khi kết thúc hội kiến, Trương Đức Duy lập tức báo cáo tỉ mỉ nội dung nói chuyện của Nguyễn Văn Linh về Trung Cộng, nhanh chóng nhận được trả lời, vẫn là yêu cầu Việt Nam phải nhanh chóng rút quân khỏi Campuchia, đồng thời giải quyết tốt vấn đề liên hiệp sau khi rút quân, hai bên đối lập Campuchia, tức chính quyền Phnom Penh với lực lượng ba phái chống đối, sau đó sẽ dần dần từng bước và sắp xếp rõ ràng rành mạch cuộc gặp gỡ người lãnh đạo hai nước.

Nhân sĩ bí mật xuất hiện trước sứ quán đưa mật thư

Sáng ngày 16 tháng 8 năm 1990, một quan chức Viện Khoa học Xã hội Việt Nam họ Hoàng (con trai Hoàng Văn Hoan) đến Đại sứ quán Trung 
Cộng gặp Trương Đức Duy và đưa một mật thư, rồi tiện thể nhắn thư miệng của Nguyễn Văn Linh: ông quyết bỏ qua Nguyễn Cơ Thạch, trực tiếp gặp người lãnh đạo Trung Cộng.

Tối ngày 19 tháng 8, sứ quán nhận được trả lời từ trong nước. Trong nước chỉ thị Trương Đức Duy tìm cách tránh Bộ Ngoại giao Việt Nam, gặp người đáng tin cậy bên cạnh Nguyễn Văn Linh, đề xuất đại sứ muốn một ngày gần đây một mình gặp Nguyễn Văn Linh để trực tiếp hiểu được ý đồ chân thực của Nguyễn, lập tức báo cáo kết quả về Bộ.

Thế là Trương Đức Duy quyết định thông qua kênh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Lê Đức Anh thử xem sao. 8 giờ sáng ngày 21, Trương Đức Duy ngồi trên một chiếc ôtô du lịch không cắm quốc kỳ đến Bộ Quốc phòng Việt Nam. Trương Đức Duy đi thẳng vào vấn đề, nói vắn tắt những điểm chính lời Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh mà hôm kia Hoàng Nhật Tân đã chuyển tới ông ta, biểu thị bản thân mình rất muốn trực tiếp nghe ý kiến của Tổng Bí thư, mong Lê Đức Anh giúp đỡ liên hệ. Lê biểu thị sẽ lập tức làm ngay. Ngay chiều hôm đó, Vũ Xuân Vinh, Cục trưởng Cục đối ngoại Bộ Quốc phòng Việt Nam khẩn cấp nói với tùy viên quân sự Trung Cộng tại Việt Nam là Triệu Nhuệ rằng: 7 giờ rưỡi sáng ngày 22, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh sẽ hội kiến Trương Đức Duy tại Nhà khách Bộ Quốc phong, cả hai bên đều không mang phiên dịch, kiến nghị Trương Đức Duy đổi ngồi một xe khác, không cắm quốc kỳ. Sau khi trở về sứ quán, tùy viên quân sự Triệu lập tức báo cáo với Trương Đức Duy.


Cuộc gặp gỡ bí mật Thành Đô

image
Sau khi biết được ý đồ chân thực của Nguyễn Văn Linh, Trương Đức Duy lập tức báo cáo nội dung nói chuyện của ông về trong nước. Chiều ngày 28 tháng 8, sứ quán nhận được chỉ thị của trong nước, đề nghị Trương Đức Duy chuyển lời tới Nguyễn Văn Linh: Tổng Bí thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng hoan nghênh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười thăm nội bộ Trung Cộng từ ngày 3 đến ngày 4 tháng 9 năm 1990, cũng hoan nghênh Cố vấn Trung ương ĐCSVN Phạm Văn Đồng cùng đi. Do Á vận Hội sắp cử hành ở Bắc Kinh, để tiện bảo mật, nên sắp xếp địa điểm hội đàm tại Thành Đô, Tứ Xuyên.

Qua sự sắp xếp của Ban Đối ngoại Trung ương ĐCSVN, 4 giờ chiều ngày 29, Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười đã hội kiến Trương Đức Duy tại Nhà khách Trung ương ĐCSVN. Trương Đức Duy chuyển lời mời thăm nội bộ Trung 
Cộng của Giang Trạch Dân và Lý Bằng tới Nguyễn và Đỗ. Nguyễn và Đỗ biểu thị tiếp nhận lời mời, đồng ý thời gian và địa điểm do phía Trung Cộng đề xuất, đồng thời nói sẽ báo ngay với Bộ Chính trị Trung ương ĐCSVN, nhanh chóng xác định họ tên những người cùng đi, bắt tay chuẩn bị công việc.

Ngày 30, Trung 
Cộng thông báo cho đại sứ quán sắp xếp đại thể chương trình làm việc, tức sáng ngày 3 tháng 9 chuyên cơ Việt Nam rời Hà Nội, 1 giờ chiều đến Thành Đô, buổi chiều người lãnh đạo hai bên hội đàm, buổi tối phía Trung Cộng mời tiệc. Sáng ngày 4 tháng 9 tiếp tục hội đàm, buổi chiều chuyên cơ Việt Nam rời Thành Đô về nước. Qua thỉnh thị và được đồng ý, Trương Đức Duy sẽ tháp tùng chuyên cơ Việt Nam đến Thành Đô, tham dự hội đàm.

image
Sau khi từ Thành Đô trở về, Trương Đức Duy nói, lãnh đạo hai nước trong gặp gỡ chủ yếu thảo luận vấn đề giải quyết chính trị xung đột Campuchia như thế nào và vấn đề khôi phục quan hệ bình thường Trung - Việt. Về vấn đề Campuchia, hai bên chú trọng bàn sau khi Việt Nam rút quân, tổ chức thành lập Ủy ban Tối cao Quyền lực Lâm thời Campuchia, tức phương án phân phối quyền lực. Phía Trung Cộng đề xuất Ủy ban này do 13 đại biểu tổ thành, ngoài hoàng thân Sihanouk ra, chính quyền Phnom Penh có 6 đại biểu, phía lực lượng chống đối do Dân chủ Campuchia (Khmer Đỏ), Rananit và Son Sann, ba phái mỗi phái hai đại biểu, cộng là 6 đại biểu. Nguyễn Văn Linh biểu thị có thể tiếp thu phương án này của phía Trung Cộng; Đỗ Mười cho rằng bản thân hoàng thân Sihanouk cũng thuộc về lực lượng chống đối, như thế là tỷ lệ đại biểu hai bên là 6 trên 7, lực lượng chống đối nhiều hơn một ghế, dự đoán phía Phnom Penh tiếp nhận sẽ có khó khăn; Phạm Văn Đồng nói phương án của phía Trung Cộng vừa không công bằng cũng vừa không hợp lý. Cuối cùng phía Việt Nam đồng ý theo phương án do phía Trung Cộng đề xuất làm công tác thuyết phục phía Phnom Penh.

image
Về quan hệ Trung - Việt, hai bên đều giữ thái độ hướng về phía trước, không lật lại nợ cũ. Sau khi kết thúc gặp gỡ, những người lãnh đạo hai nước ký “Kỷ yếu hội đàm”. Với suy nghĩ sâu xa, Giang Trạch Dân trích dẫn hai câu thơ của nhà thơ Giang Vĩnh đời nhà Thanh: “Độ tận kiếp ba huynh đệ tại; tương kiến nhất tiếu mân ân cừu” (dịch nghĩa: qua hết sóng gió anh em vẫn còn; gặp nhau cười một cái [là] quên ân oán). Tối hôm đó Nguyễn Văn Linh cũng xúc động viết bốn câu thơ: “Huynh đệ chi giao số đại truyền; oán hận khoảnh khắc hóa vân yên; tái tương phùng thời tiếu nhan khai; thiên tải tình nghị hựu trùng kiến” (tạm dịch nghĩa -vì không có nguyên bản: anh em chơi với nhau đã mấy thế hệ, trong khoảnh khắc oán hận biến thành mây khói; gặp lại nhau cười rạng rỡ, tình nghĩa ngàn năm xây dựng lại).

image
Một năm sau gặp gỡ Thành Đô, tháng 11 năm 1991, Tổng Bí thư mới của ĐCSVN Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng mới Võ Văn Kiệt thăm Trung Cộng. Người lãnh đạo hai nước công bố tuyên bố chung, tuyên bố quan hệ Trung - Việt bình thường hóa. Tháng 2 năm 1999, người lãnh đạo Trung Việt công bố “Tuyên bố chung”, xác định khuôn khổ phát triển quan hệ hai nước trong thế kỷ mới, nói ngắn gọn là 16 chữ “ổn định lâu dài, hướng tới tương lai, láng giềng hữu hảo, hợp tác toàn diện”. 




Lý Nguyên dịch


Jul 10, 2013
image
Để kịp chuẩn bị tâm lý nhân dân và giải quyết các bước cần thiết cho việc gia nhập vào đại gia đình dân tộc Trung Quốc, xin cho thời hạn chuyển tiếp sát nhập là 60 năm: 1990-2020. 2020-2040. 2040-2060. (còn tiếp). image.

Feb 18, 2013
image

Nếu ở China có một Thiên An Môn, thì tại sao Việt Nam không có một cái tương tự ; Tôi xin bảo đảm với các đồng chí rằng, China sẽ tận tình chi viện cho các đồng chí, một khi có sự biến đe doạ quyền lợi của đồng chí, để bảo ...

Aug 12, 2014
image
Từ Thỏa thuận Thành Đô, Việt Nam mỗi ngày càng lệ thuộc chính trị hơn vào Trung Cộng. Trung Cộng tiến hành một chính sách bắt Việt Nam dần phụ thuộc chính trị rất thâm hiểm, tập trung trên mấy phương diện sau. 1.

Aug 08, 2014
image
Thế là họ xin đến TC, xin có Hội nghị Thành Đô để qui hàng để có thể tiếp tục giữ thể chế cộng sản của mình ở VN, bằng bạo lực Tàu như họ đã thể hiện trên Thiên An Môn. Nhưng mức độ thần phục TC đến thế nào, tức nội ...



image

Số người tự vẫn cao hơn con số chết vì chiến tranh...
Các quốc gia cạnh tranh nhất là các cường quốc hiệ...
Nhìn lại 45 năm để soi rọi chính mình
Thanh trừng của Tập Cận Bình
Chỉ có trộm mới hiểu, tiền quan 'găm' chốn nào?
Những điều người Mỹ ngưỡng mộ người Việt Nam
Ông Lê Văn Hiếu: tuyên thệ nhậm chức South Austral...
Bi kịch của các bà mẹ VN: chồng đánh vợ
Chính quyền VN 'cố đấm ăn xôi' với yêu cầu 'viết đ...
Steven Sotloff: Nhà báo dũng cảm
Chúng tôi muốn biết
Top 24 quán cà phê nổi tiếng
Một vụ lường gạt đầu tư lớn nhất trong cộng đồng n...
60 năm Sài Gòn trong tôi
Đám mổ bò
Hiểm họa của tổ chức ISIS
Mười cô gái Đồng Lộc, hồn ở đâu bây giờ ?
Những sinh hoạt Sài Gòn qua tranh vẽ của họa sĩ Sa...
TT Ngô Đình Diệm đã từng giúp gạo cho dân Tây Tạng...
VN: vi phạm quyền tự do đi lại
Thân phận lưu vong: Sống ở giữa
Tập Cận Bình đã “tiêu diệt” 3 “môn sinh” nguy hiểm...
Gorbachev: Anh hùng bất đắc dĩ
Của Thiên Trả Địa
Nghề Vợ Chồng
Người Mỹ gốc Việt kiện chủ sở hữu Eden Center
Bức tượng “Thương Tiếc”
Cái bắt tay của lãnh đạo Việt Nam
Chặn máy bay Mỹ trên Biển Đông, TC đã dính đòn gậy...
Người dân Indonesia leo cột mỡ kiếm xe đạp
Gặp mưa to khi lái xe chúng ta phải làm sao ?
Nhân viên bưu điện gốc Việt bị buộc tội ăn cắp thu...
Những con chó trung thành của chủ Bắc Kinh
Sài Gòn: những món ăn vặt ở lề đường
Đi câu cá nơi lãnh hải Mỹ - Mexico
Lý do gì khiến đàn ông mua dâm?
Hãy cám ơn Trung Cộng
Lan Cao: The Lotus and the Storm
Nghĩ về di chúc của cụ Hồ
Người TC thích nhà cao cấp ở New York

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.