Có
bao giờ bạn nghĩ đời sống vợ chồng cũng là một nghề không? Chắc chắn mọi người
đều nghĩ vợ chồng là chuyện tình cảm yêu đương, cớ sao lại gọi là một nghề?...
Vào ngày 7 tháng 1 năm 2008, có một người Mỹ gốc Việt, 38 tuổi đã ném bốn đứa
con nhỏ từ bốn tháng đến ba tuổi trên một chiếc cầu tại tiểu bang Alabama, Hoa
Kỳ. Theo tin tức thì hai vợ chồng anh thường cãi nhau suốt ngày, hầu như không
ngày nào mà hàng xóm không nghe vợ chồng anh to tiếng mắng chửi nhau. Ngoài
việc xung đột, bất đồng ý kiến với vợ, anh còn uống rượu và xài thuốc kích
thích, nên không kiềm chế nổi cơn giận. Vào ngày nói trên, sau khi cãi nhau với
vợ, anh xách bốn đứa con lên xe và đem ra cầu liệng xuống sông, sau đó cảnh sát
đã tìm được xác của bốn đứa trẻ này. Khi ra tòa anh đã thú tội và nhận án tử
hình.
Ở
Việt Nam, những chuyện vợ chồng xung đột, cãi vả, mắng chửi hoặc đánh nhau bể
đầu, chảy máu không phải chuyện lạ, nhưng ở một xứ văn minh như Hoa Kỳ mà xảy
ra đưa tới án mạng giết bốn đứa con thơ như vậy quả thật là khủng khiếp.
Ở đời nam, nữ lớn lên cưới hỏi nhau là lẽ tự nhiên, không ai thắc mắc tại sao phải như vậy. Thế nhưng đến khi gia đình vợ chồng tan vỡ, ly dị, chửi nhau, đánh nhau, và có lúc giết nhau thì người ta lại ngạc nhiên hỏi: "Ủa, tại sao lại có thể xảy ra như vậy?"
Thông thường, trước khi đi làm kiếm tiền, người ta phải đi học để có nghề trong tay, sau đó mới đi xin việc làm. Một người muốn làm bác sĩ, ít nhất phải học xong tú tài, rồi thi tuyển vào đại học y khoa, và học từ bảy đến mười năm, sau đó mới được phép ra mở phòng mạch. Một người muốn làm kỹ sư cũng phải qua tú tài, rồi thi tuyển vào các trường kỹ sư, học tổng cộng ít nhất năm năm, sau đó mới ra hành nghề kỹ sư.
Ở đời nam, nữ lớn lên cưới hỏi nhau là lẽ tự nhiên, không ai thắc mắc tại sao phải như vậy. Thế nhưng đến khi gia đình vợ chồng tan vỡ, ly dị, chửi nhau, đánh nhau, và có lúc giết nhau thì người ta lại ngạc nhiên hỏi: "Ủa, tại sao lại có thể xảy ra như vậy?"
Thông thường, trước khi đi làm kiếm tiền, người ta phải đi học để có nghề trong tay, sau đó mới đi xin việc làm. Một người muốn làm bác sĩ, ít nhất phải học xong tú tài, rồi thi tuyển vào đại học y khoa, và học từ bảy đến mười năm, sau đó mới được phép ra mở phòng mạch. Một người muốn làm kỹ sư cũng phải qua tú tài, rồi thi tuyển vào các trường kỹ sư, học tổng cộng ít nhất năm năm, sau đó mới ra hành nghề kỹ sư.
Trong
xã hội, tất cả ngành y tế, kỹ thuật, khoa học, v.v... các nhân viên đều phải
được học nghề và huấn luyện trước khi được mướn. Và nhiều khi đang hành nghề,
hàng năm vẫn phải đi học thêm khóa tu nghiệp để cập nhật hóa những kiến thức
mới.
Có bao giờ bạn nghĩ đời sống vợ chồng cũng là một nghề không? Chắc chắn mọi người đều nghĩ vợ chồng là chuyện tình cảm yêu đương, cớ sao lại gọi là một nghề?
Chữ nghề nghe có vẻ vô tình quá! Vì nghề là một việc làm kiếm tiền, trong đó không có tình cảm gì hết. Nếu tôi là bác sĩ giỏi chữa bạn hết bệnh thì bạn phải trả tiền cho tôi. Nếu tôi là kỹ sư giỏi, thợ giỏi thì chủ phải trả lương cho tôi, hai bên không có tình cảm gì hết. Nếu bạn mở tiệm làm nhà hàng, nấu ăn ngon thì sẽ đông khách.
Mới
nhìn qua các cơ sở y tế, kỹ thuật, thương mại dường như không có tình cảm,
nhưng thật ra đều có tình cảm bên trong. Nếu bạn là bác sĩ giỏi mà không có
tình người, xem bệnh nhân như cỏ rác thì chắc chắn họ sẽ không tới và bạn sẽ ế
khách. Nếu bạn là kỹ sư giỏi mà phách lối, làm tàng không biết kính nể sếp trên
thì họ sẽ đì bạn, không tăng lương hoặc kiếm cớ đuổi bạn.
Nếu
bạn nấu ăn ngon mà không khéo tiếp đãi, ân cần phục vụ khách hàng thì họ sẽ bỏ
đi ăn tiệm khác. Bất cứ một cơ sở, hãng xưởng nào cũng cần những nhân viên
giỏi, ngoài việc rành nghề còn phải biết giao tiếp cư xử với kẻ trên người dưới
một cách hòa thuận và có tình người thì mới thành công, phát triển.
Gia đình cũng là một cơ sở nhỏ (small business), trong đó cả hai vợ chồng đều là chủ nhân và đồng thời cũng là người làm. Cả hai cần phải biết hợp tác với nhau về khả năng lẫn tình cảm để đóng góp xây dựng "cơ sở" mang tên là "gia đình" được hạnh phúc. Mỗi người cần phải biết bổn phận cũng như quyền lợi của mình.
Gia đình cũng là một cơ sở nhỏ (small business), trong đó cả hai vợ chồng đều là chủ nhân và đồng thời cũng là người làm. Cả hai cần phải biết hợp tác với nhau về khả năng lẫn tình cảm để đóng góp xây dựng "cơ sở" mang tên là "gia đình" được hạnh phúc. Mỗi người cần phải biết bổn phận cũng như quyền lợi của mình.
Nếu bạn đồng ý với quan niệm "gia đình là một cơ sở nhỏ" thì vợ chồng cũng là một nghề, trong đó người chồng cần phải học nghề làm chồng, và người vợ cần phải học nghề làm vợ. Con người ta mới sinh ra không ai tự nhiên biết nói, biết đọc, biết viết, mà cần phải được dạy nói, dạy đọc, dạy viết. Cái gì cũng phải học thì mới biết làm. Vợ chồng là một nghề làm suốt cuộc đời, vậy mà không có trường hay lớp nào dạy.
Cùng lắm, trước khi gả con gái về nhà chồng thì người mẹ dạy con vài lời về cách làm dâu.
Đến ngày làm lễ cưới ở nhà thờ hay trong chùa thì các cha và quý thầy cũng chỉ khuyên vợ chồng ăn ở hòa thuận và chung thủy với nhau.
Nghĩ lại ở đời chưa có cái nghề nào, trong đó người ta không được dạy chút nào mà phải vô làm ngay như nghề vợ chồng. Có lẽ người ta nghĩ cái nghề này không cần học, cứ làm đại thì từ từ sẽ biết, tiếng Pháp gọi là "apprendre sur le tas", tạm dịch là "vừa làm vừa học", hên thì hưởng, xui thì chịu.
Ngoài ra nghề vợ chồng không phải thích thì làm, chán thì nghỉ dễ dàng như các nghề khác. Đương nhiên thời nay người ta có thể lấy nhau vài năm rồi ly dị, nhưng nếu có con thì vấn đề ly dị, chia gia tài thật là nhiêu khê, phiền toái. Vì thế có những cặp chán ghét nhau mà vẫn phải sống chung vì con cái, kinh tế, thể diện, hay truyền thống, v.v...
Trong các đạo giáo gọi đó là "đạo vợ chồng". Đạo vợ chồng thường chỉ dạy "bổn phận" (duty, devoir) của vợ chồng. Biết được "bổn phận" cũng là một điều đáng quý rồi, nhưng vẫn chưa đủ đem lại hạnh phúc, nó chỉ giúp cho gia đình sống bình yên, không sóng gió.
Giống như một nhân viên biết bổn phận của mình là đi làm chăm chỉ, đúng giờ, nhưng chưa chắc anh ta làm việc giỏi, biết tăng lợi nhuận cho chủ. Do đó ngày nay, các hãng xưởng phải gửi nhân viên đi học thêm các lớp tu nghiệp để nâng cao năng xuất. Người nhân viên cũng có quyền lợi như được nghỉ hè một năm hai tuần hay một tháng.
Cũng thế, ngoài "bổn phận" (hay trách nhiệm), người vợ và chồng cũng nên biết mình có những "quyền lợi" gì để không bị đàn áp, bóc lột, lường gạt. Ngoài bổn phận và quyền lợi, vợ chồng cần phải học hỏi thêm những cách thức xây dựng hạnh phúc, gọi tắt là nghệ thuật sống (art of living).
Do đó chữ "nghề" vợ chồng bao gồm nhiều nghĩa:
· bổn
phận,
· trách
nhiệm,
· đạo
nghĩa,
· quyền
lợi,
· và
nghệ thuật.
Nếu
được học một chút "nghề" vợ chồng, ít nhất là "bổn phận"
thì đã không có những người chồng say rượu, vũ phu đánh đập vợ con, hoặc như
người đàn ông ném bốn đứa con xuống sông ở trên, làm tan nát gia đình; không có
những người vợ lẳng lơ, say mê cờ bạc, phá hoại gia cang.
Trong đạo Phật, mặc dù nhấn mạnh về sự giải thoát sanh tử luân hồi, đức Phật vẫn không quên dạy cho người tại gia cư sĩ những phương pháp sống hạnh phúc trong cuộc đời như trong các kinh Thiện Sinh, Bảy Loại Vợ, Người Vợ Mẫu Mực, Người Cư Sĩ, Hiền Nhân, v.v... Song le những kinh này không được khai triển rộng rãi nên ít người để ý học hỏi và áp dụng trong cuộc sống.
TT
Thích Trí Siêu
Jun
30, 2014
Mẹ
tôi qúa lo xa, vì vợ chồng tôi sống ở Sài Gòn, tôi không phải làm ruộng làm
vườn, nhưng quản lý một anh chồng Nam Kỳ theo …truyền thống Bắc Kỳ nhà mình,
theo đúng ý mình cũng vất vả lắm. Mẹ tôi nói linh qúa, anh ...
Jun
19, 2014
Vợ
chồng chị Bông luôn khắc khẩu từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ, hai người hai suy
nghĩ và ý thích khác nhau, ngay cả chuyện thời tiết nóng lạnh lúc mở nhiệt độ
trong nhà cũng xảy ra bất đồng. Nhưng may quá họ cũng có ...
Apr
30, 2014
Thành
ra, các nhà khoa học khuyên là trước khi vợ chồng sắp bàn chuyện “gay cấn” thì
nên ăn thật no, chứ để bụng đói thì nói câu trước câu sau là chén dĩa bay ào ào
! Thanh Phương. BM: Vợ chồng khắc khẩu. Sep 15 ...
Sep
15, 2013
Chị
Bông chợt nhớ đến hình ảnh vừa xem trên ti vi tối qua trong chương trình Live
Well Network chuyên về đời sống và bếp núc mà chị ưa thích, có cặp vợ chồng gìa
người Hispanic tuổi đời độ 70, bà trổ tài nấu một món gì đó ...
Jul
13, 2011
Đúng
ra trong đời thường, vợ vẫn là vợ và chồng vẫn là chồng, đờn ông vẫn là đờn ông
và đờn bà vẫn là đờn bà. Gia đạo phép nước vẫn nghiêm. Thế nhưng, bọn nhà báo
vốn nói láo ăn tiền, đã tô màu và phóng đại, thổi ...
Jan
21, 2013
Tuần
tới vợ chồng cô chú Bình sẽ sang Mỹ thăm một số thân nhân, sẵn đi ngang thành
phố mình nên muốn ghé vào thăm, anh đã mời cô chú ngủ lại một đêm cho khỏe rồi
sáng mai đi tiếp. Cho nên… - Thì mình sẽ mời cô chú ...
Jul
31, 2014
Ghi
đi: Chưa chồng. Một lát sau quan toà hỏi một nhân chứng nam: - Đã có vợ chưa?
Người này cũng thở dài. Tòa nói: - Ghi đi: Đã có vợ. *****. Vợ chồng già.
image. Về hưu rảnh rỗi cả ngày. Cụ bà đổi tính nên hay nói nhiều.
Jun
28, 2012
Hôm
đến nhà tôi ăn hai vợ chồng hắn bước vào nhà, ăn mặc lịch sự như đi dự tiệc
cưới, xức dầu thơm phưng phức, vào trong nhà tôi, hắn lịch sự cởi áo khoác cho
vợ mắt dáo dác nhìn chung quanh nhà tôi coi hanger ở chỗ ...
Apr
20, 2013
Các
ông chồng Việt phần lớn rất ngoan, sau khi lĩnh lương đều đưa, “nộp” hay “dâng”
hết cho vợ. Nhưng càng ngày, tỷ lệ các ông giấu bớt lương, hay còn gọi là lập
quỹ đen, càng nhiều. Có vô số lý do khiến các ông, vốn ...
Jul
26, 2011
Người
cô của một phụ nữ bị chồng giết trong vụ bắn giết ở một sân trượt băng Texas kể
rằng 2 vợ chồng này cãi nhau hoài, thường là về chuyện tiền bạc, mặc dù cả gia
tộc đều khuyên can hòa giải. Janice Trần kể rằng Tân ...
Jul
28, 2011
Một
người chồng không yêu cầu vợ chăm chút mọi việc hoàn hảo, chấp nhận mọi thứ
ngay cả khi người khác khó chấp nhận, điều đó chẳng phải rất tuyệt sao! image.
6. Dễ nuôi. Do bản tính không quá cầu kỳ, dễ tính nên ...
Jul
20, 2011
Cả
hai kết hiệp thành vợ chồng mà sinh ra con đàn cháu đống, kéo dài dòng giống
con người trên mặt đất này cho đến tận cùng thời gian. Còn nói theo kiểu tân cổ
giao duyên, đông tây hòa hợp, thì người nam mang tính ...
Jul
14, 2011
'cắt
chim' chồng. image. http://baomai.blogspot.com/ BaoMai. GARDEN GROVE (VB) --
Một bài học rất lớn cho những người đang làm hồ sơ ly dị vợ hay chồng: đừng ăn
hay uống bất cứ thứ gì mà người hôn phối cũ mời.
Mar
14, 2013
Anh
NNT nói rằng " Chớ có bao giờ mời Mễ đi ăn đám cưới kiểu Việt Nam, mời họ
một thiệp thì họ đi hai vợ chồng với bốn đứa con cộng thêm ông bà già vợ nữa,
kéo vô ngồi gần kín một bàn, mà họ nghĩ như là đi party, nên ...
Sep
09, 2013
Ông
Niết chịu bán cái dinh cơ có vườn rộng mênh mông sáu mẫu đất tại một tỉnh nhỏ
của một tiểu bang lạnh miền đông bắc Mỹ, dọn về nam California ở với vợ chồng người con gái cho
ấm áp và đỡ cô đơn trong tuổi già.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.