Pages

Wednesday, October 22, 2014

Nhạc ... Vẹt

image
Càng ngày càng khó tìm được những “bài hát Việt” có tuổi thọ trên 5 năm 
Trong làng V-pop, thậm chí có những ca khúc chưa kịp mừng thôi nôi đã thôi...rồi!
Nếu xét về trình độ học thuật âm nhạc, phải công nhận rằng các thế hệ càng về sau càng được học nhiều hơn, phong phú hơn những thế hệ ông, cha, anh đi trước. Các tác giả của “Màu thời gian”, “Thiên thai”, “Con thuyền không bến”, “Cô láng giềng”, “Mộ khúc”, “Hạ trắng”, “Niệm khúc cuối”, “Khát vọng”, “Sợi nhớ, sợi thương”... làm sao có cơ hội trau dồi nhạc lý, học tập mẹo luật sáng tác bằng các sinh viên, học viên trường nhạc ngày nay được. Thế nhưng họ có những sáng tác sống 20, 30, thậm chí đến 70 năm (và còn có thể hơn nữa) trong lòng người yêu nhạc Việt qua các thế hệ.

image
Không khó để nhận ra vấn đề nằm ở đâu. Những ca khúc “trường thọ” luôn mang những nét độc sáng riêng của tác giả, nghĩa là tuy có thể kế thừa một vài yếu tố nhưng không y chang, sao chép, cóp nhặt từ sản phẩm nào khác. Những ca khúc “yểu mệnh” thường được cắt, ráp một cách thô kệch, thiếu sáng tạo riêng để thành “anh chị em song sinh” với một hoặc nhiều sản phẩm khác đã có trước đó.

Nếu có thời giờ (đã có nhiều người bỏ giờ làm việc này) lắng nghe, đảo quanh một vòng các ca khúc đang được “giới trẻ yêu thích” (người ta vẫn thích đổ tội cho giới trẻ), được phổ biến trên các đài, trang mạng internet hiện nay chúng ta sẽ gặp rất nhiều ca khúc Việt thuộc loại “người lạ nhưng trông quen lắm!”. Người viết ra chúng không ngại ngùng “mượn đỡ” những giai điệu, nhạc nền phối âm, đoạn intro, gian tấu, coda,...từ những sáng tác trong nhạc Hàn, Hoa, Nhật, Mỹ, Pháp,...Người phổ biến chúng (ca sĩ biểu diễn, các nhà đài, nhà sản xuất, truyền thông) không chút xấu hổ khi thu lợi nhuận từ những sản phẩm hàng nhái đó. Họ đồng nghĩa việc sáng tác nhạc với xào nấu thức ăn! Không còn thấy đâu ranh giới giữa khái niệm kế thừa và nhân bản (trong sản xuất cừu Dolly). Ca khúc rock thuộc hàng kinh điển, “Stairway to heaven” đã làm say mê nhiều thế hệ kể từ khi được phát hành vào năm 1971.

image
Không kể đến việc thanh chấp bản quyền giữa tác giả của nó, Jimmy Page với toàn ban nhạc Led Zeppelin (mà Page đã từng là một thành viên) thì khó có ai biết được ca khúc này đã kế thừa từ nhiều tác phẩm cổ điển khác: giai điệu mang một chút của “Giao hưởng số 8” (“Không hoàn thành”, Schubert); phần đệm mang âm hưởng của “Giao hưởng số 1” (Mahler); và nhiều âm hình tiết tấu khác trích từ các tác phẩm của Beethoven, Bizet, thậm chí của Glenn Miller. Tuy nhiên sự kế thừa ấy mang đầy tính nghệ thuật và độc sáng đến nỗi người nghe không còn nhận ra nguyên gốc. Tác giả đã đóng góp phần sáng tạo đáng kể của riêng mình. Một ca khúc thiếu nhi rất phổ biến trên thế giới đó là “Twinkle twinkle little Star”.

image
Ca khúc này thật ra được Jane Taylor viết lời Anh và phổ biến vào năm 1806, dựa trên giai điệu của một bài ca Pháp (không rõ tác giả) mang tên “Ah! Vous dirais-je, Maman” có từ năm 1761. Khi Mozart đến Paris và ở đó trong thời gian từ tháng Tư đến tháng Chín năm 1778, ông đã lấy toàn bộ giai điệu của bài hát này làm chủ đề cho một trong các sáng tác theo hình thức biến tấu của ông và đặt tên là “Variations” (gồm một loạt các biến tấu cho piano được đánh số từ K.265 đến K.300e). Biến tấu này hay đến nỗi người đời sau cứ tưởng rằng tác giả của “Twinkle twinkle little Star” là Mozart. Nhà soạn nhạc người Áo này đã cho bài ca vô danh của Pháp một cuộc đời mới!

image
Không lâu sau, vào năm 1791, trong một lần đến thăm và làm việc ở Anh, Joseph Haydn lại sử dụng nguyên vẹn giai điệu dễ thương này trong chương Andante của giao hưởng nổi tiếng của mình: “Surprise” (Ngạc nhiên; tức giao hưởng số 94). Nhiều người tưởng rằng chàng trai Mozart (lúc đó 22 tuổi)  là hậu sinh, cảm hứng từ tác phẩm của vị tiền bối 59 tuổi! Cả hai đã góp phần sáng tạo tuyệt vời và bác học đến nỗi người nghe không còn nhớ đến nguồn gốc đơn sơ của giai điệu chủ đề cũng như chẳng ai than phiền Mozart và Haydn đạo nhạc cả!

Mô phỏng (imitation) là một trong những kỹ thuật sáng tác thường được sử dụng để phát triển một chủ đề âm nhạc. Trong ngôn ngữ thường ngày, “imitation” còn có nghĩa là ”bắt chước”. Như vậy, “bắt chước” có hai mức độ: tiêu cực (được hiểu như sao chép, quay cóp) và tích cực (được hiểu như mô phỏng). Ranh giới giữa hai mức độ này là phần đóng góp của người thừa kế. Đã đành rằng trong nhiều lãnh vực, cách riêng âm nhạc, luôn cần phải có sự kế thừa. Vấn đề là chúng ta kế thừa như một người góp phần sáng tạo hay như....một kẻ cướp. Nếu “sáng tác” của mình có những yếu tố được lấy ra từ đâu đó mà chúng ta không nói rõ nguồn gốc, việc làm ấy vi phạm đạo đức (nghề nghiệp) và được gọi là đạo nhạc.

image
Trong ca khúc “Ave Maria” nổi tiếng của mình, Charles Gounod ghi rõ trong phần tác giả: Bach – Gounod. Có người (có học nhiều về âm nhạc) đã vội vàng đem so sánh một cách khiên cưỡng với một trường hợp đạo phần nhạc nền trong sáng tác không nói rõ nguồn gốc của một bạn trẻ (ít học hơn)! Nếu chúng ta sử dụng tác phẩm của người khác mà không xin phép, như vậy là vi phạm pháp luật (sở hữu trí tuệ) và thường được hiểu là xâm phạm bản quyền. Hiện nay trong nhạc thị trường Việt Nam (mà nhiều người vẫn gọi tắt một cách vô ý thức là “nhạc Việt)” có không ít “sản phẩm” (không nên gọi là tác phẩm) được hình thành từ sự kết hợp cả hai loại vi phạm trên đây, chúng ta có thể gọi hiện tượng này là cướp nhạc. Cần phải tìm một tên gọi cho nghề mới này (nếu coi ăn cướp cũng là một nghề) thay vì gọi đổ đồng là “nhạc sĩ”. Đó là một việc làm sòng phẳng, tránh oan ức cho những kẻ sĩ của âm nhạc Việt Nam.

Nếu thích một ca khúc ngoại quốc nào đó, chúng ta có thể lấy một vài ý nhạc (giai điệu, tiết tấu,...) để mô phỏng và biến tấu theo cách riêng của mình chứ đừng chỉ đơn giản là lấy nguyên của họ rồi thêm phần “có cũng được mà không có cũng chẳng chết ai” của mình vào. Cũng có những trường hợp người sáng tác sau lấy nguyên xi một giai điệu nào đó của tác giả đi trước nhưng phần nguyên xi ấy chiếm tỷ lệ không đáng kể, chỉ thoáng qua nhằm diễn tả một ý tưởng nào đó. Có thể kể đến trường hợp của bản ouverture 1812 của Tchaikovsky. Trong đó, tác giả sử dụng nguyên xi giai điệu chủ đề của bản quốc ca Pháp, La Marseillaise (Rouget de Lisle, 1792) nhằm diễn tả sự thua trận của đội quân Pháp do Napoléon dẫn đầu trong trận chiến với tướng Koutouzov của Nga. Đối với người có học (kỹ thuật sáng tác), không khó gì khi lấy cảm hứng từ một tác phẩm nào đó, một giai điệu đẹp nào đó để tạo nên sáng tác mang dấu ấn riêng của  mình. Họ có nhiều phương tiện để làm như thủ pháp mô phỏng, nới rộng/ thu hẹp nhạc đề, biến tấu,v.v... Đối với kẻ ít (hoặc không) học thì chỉ còn cách “đánh bài lờ” về tác giả gốc.

image
Chúng ta sống trong môi trường âm nhạc (trong cũng như ngoài nước) với nhiều thành quả có trước. Việc chịu ảnh hưởng (có khi là ngoài ý muốn) từ các tác phẩm âm nhạc đến sáng tác của mình là điều tự nhiên, dễ hiểu. Cũng có khi trong tác phẩm của người khác có điều hay, làm chúng ta thích, tâm đắc. Chúng  ta có thể sử dụng chúng như chất xúc tác, gợi nên cảm hứng sáng tạo để góp phần của mình vào khiến cho từ cùng một chất liệu có thể sinh ra một sản phẩm âm nhạc mới đáng trân trọng cho xã hội. Điều đó rất đáng khuyến khích. Việc bắt chước (mô phỏng) như vậy mang tính tích cực. Khổ nỗi muốn có được phần của mình đóng góp vào, chúng ta không thể lười biếng, thiếu kiến thức (từ trường lớp hoặc từ kinh nghiệm hoạt động) về âm nhạc được. Nếu không có điều kiện đó, việc bắt chước của chúng ta mang tính tiêu cực như loài vẹt và sản phẩm của chúng ta làm ra chỉ là một món hàng bị đánh cắp hoặc là hàng nhái.

image
Ngày càng có nhiều người vì lợi ích vật chất trước mắt nên đã góp phần đẩy mạnh, tâng bốc loại âm nhạc bắt chước, sao chép, cóp nhặt để làm đầy thêm cho “kho hàng” nhạc thảm họa Việt Nam (bên cạnh các loại nhạc chế, nhạc té ghế,...). Họ cứ thích dùng những mỹ từ để mặc cho hình thức nhạc “bắt chước như vẹt” này, thậm chí gọi gộp luôn là “Nhạc Việt” thay vì nên gọi là: Nhạc...Vẹt!



Nguyễn Bách


image
*****


Aug 25, 2013
Thật ra, giọng Đàm Vĩnh Hưng nửa Nam nửa Bắc, cách thức hát cũng không có và lối hát cũng vậy. Hồi xưa, Đàm Vĩnh Hưng mà đi hát thì chỉ xứng là ca sĩ loại C hát lót chứ không được vào hạng ca sĩ chính của phòng trà ...

Oct 03, 2014
Tôi thật sự không biết ông khách nào khi ấy ngồi trước mặt Thu Minh, cũng như người phụ nữ đi cùng ông khách đó nghĩ gì, chỉ biết là sao tôi thấy ngượng quá chừng trước sự trơ trẽn đến vậy của người ca sĩ trên sân khấu!

Sep 17, 2013
Nhạc jazz và cổ điển có rất ít, nhưng điều này cũng dễ hiểu vì những thể loại này đòi hỏi các ca sĩ phải có kỹ năng rất cao và phải được đào tạo bài bản. Tôi thấy rằng trong trường học ở Việt Nam cần phải tăng cường giảng ...

Aug 13, 2014
Phản ứng về việc ông Việt Dzũng ra đi, hôm 21/12, nhạc sỹ Nam Lộc, một thành viên từ Trung tâm Asia nhận xét ông Dzũng là 'một thiên tài', một người sống và làm việc cần mẫn, chăm chỉ suốt đời 'vì lý tưởng tự do cho cộng ...

Aug 26, 2013
Một cô bé 13 tuổi nổi tiếng trong cộng đồng người Việt hải ngoại vì trình bày rất thành công các ca khúc từng khiến cho hai nhạc sĩ tại Việt Nam bị bỏ tù về tội “tuyên truyền chống nhà nước”. Cô Vivian Huỳnh thời gian gần ...

Nov 14, 2011
Nhưng không, người nghệ sĩ mà chúng tôi muốn nói đến trong bài viết này là một thiếu nữ Việt Nam trẻ đẹp, sinh ra và lớn lên ở Hoa Kỳ sau 1975 trong một gia đình tỵ nạn, từng làm nghề đánh cá ở một làng chài lưới tại ...

Jun 20, 2011

Theo tôi, ngoài tính mòn, đơn điệu, boléro có ưu điểm là rất thích hợp với giọng nam của các ca sĩ Sài Gòn. Các nhạc sĩ như Lam Phương, Hồ Đình Phương, Thanh Sơn... là những cái tên được biết đến từ "nhạc sến".

image

A fight over a campaign display in Houston
Dân chủ hoá: Một tiến trình đầy nhọc nhằn
Ở tù hay lưu vong?
Điếu Cày: Phát biểu tại phi trường Los Angeles
Nỗi âu lo của giáo dân Công giáo VN!
Hai con khỉ già
Có những sự thật không cãi được...
Lý Bằng tiết lộ hội nghị Thành Đô 1990
Ba cản trở trong quan hệ VN - Vatican
Điếu Cày: bất ngờ rời VN đi Hoa Kỳ
Chiến thuật nghiệt ngã của Mỹ ở Trung Đông
Kỳ tích sông Hàn
Dầu rớt giá ảnh hưởng chính trị và kinh tế?
Để dân không còn phải 'quan tài diễu phố'
VN & Vatican ‘muốn khôi phục bang giao’
Điều trị thử nghiệm Ebola bỏ qua các rào cản luật ...
R.I.P: Cha cựu chánh xứ CTTĐ_VN Phêrô Hoàng Vă...
Căn cứ tàu ngầm quan trọng nhất của Hải quân Mỹ
Người thật chuyện giả
Việt Nam: 40 năm sau dưới ống kính của nhiếp ảnh g...
Chính phủ dân chủ
Kiểu bán hàng “chờ chửi” ở Hà Nội
Thư gửi Đức Giáo Hoàng Phan Xi Cô
Bạo loạn ở tây nam Trung Cộng
TBT Trọng có dám ‘đập bình diệt chuột’?
Những biện pháp trừng phạt có hiệu quả đối với Nga...
Những người dưới đây nếu ăn đậu phộng
Sự kiện Hong Kong làm Đài Loan cảnh giác TC
Houston Chronicle: Hubert Vo for a sixth term
WHO: Triển vọng sớm chấm dứt dịch Ebola không khả ...
Tỉ phú làm từ thiện ở TC
Cuộc phản kháng ở Hồng Kông vẫn tiếp diễn
Nhân viên y tế LHQ chết vì Ebola ở Đức
Ebola có thể bay trong không khí
Tâm tình cô gái gốc Việt từ Mỹ sang Hong Kong tham...
Nhắc lại 'Món nợ Thành Đô'
Đảng giải thích Hội nghị Thành Đô?
Sàigòn dạo này còn nhiều xích lô không?
Đất độc khó sinh quả ngọt
Giá trị dân chủ không phải là công cụ phục vụ tuyê...

1 comment:

  1. Sau 39 năm phỏng dế miền Nam , các nhạc phẩm nghe được nghiã là được đông đảo người nghe đón nhận bây giờ & năm , mười năm sau nữa có lẽ không nhiều hơn 10 ngón tay .Các ca sĩ có hạng tại VN bây giờ nếu chỉ rặt hát nhạc được sáng tác sau 75 thì chắc chắn chỉ có nước đi ăn xin mà sống .Kinh tế VN má cứ phát triển theo chủ nghĩa xã hội thì cả nước cứ phải ăn bánh vẽ suốt đời , tô phở tàu bay phải quý hơn độc lập tự do trăm lần .

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.