Pages

Tuesday, December 16, 2014

Phúc trình CIA sẽ làm nước Mỹ mạnh hơn

Những người ủng hộ việc công bố phúc trình của Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện về vụ cơ quan tình báo Mỹ đánh đập tù nhân, cũng phải đồng ý rằng việc công bố bản phúc trình này sẽ làm hại quyền lợi của Hoa Kỳ ở ngoại quốc. Còn những người chống đối lại càng mạnh miệng lên án hơn nữa. Chẳng hạn như Thuợng Nghị Sĩ Ted Cruz của đảng Cộng Hoà nói rằng phúc trình đó sẽ “gây tổn thất nhân mạng, và làm cho đồng minh của Mỹ tránh xa, không muốn chơi với Hoa Kỳ nữa. Do đó, sẽ làm hại cho an ninh quốc gia. Nhưng sự thực có đúng như vậy không?

image
Lập luận của TNS Cruz nghe quen thuộc, giống như lập luận chúng ta thường nghe khi thế giới còn trong tình trạng Chiến Tranh Lạnh. Hồi đó, người ta nói rằng Hoa Kỳ ở vào vị thế bất lợi so với Liên Xô, bởi vì Hoa Kỳ giống như lực sĩ lên võ đài bị trói  tay đằng sau lưng, vì thường bị bên phía quốc hội dí mũi soi mói, và báo chí, truyền thông lộ tin tức mật, cũng như nhiều thứ cạm bẫy khác mà thể chế dân chủ thường vấp phải. Ngược lại, phía Mạc Tư Khoa, chính quyền có thể rảnh  tay hành động nhậm lẹ, hữu hiệu, và tàn độc, trong vòng bí mật không ai biết. Thậm chí một người theo chủ trương bồ câu hạng nặng như ông George Kennan cũng phải than rằng thực hiện sách lược ngoại giao trong một nước dân chủ rộng lớn, nhiều chuyện soi mói, vô trật tự, khó vô cùng, càng dân chủ càng dễ bị tàn tật, khó hoạt động.

Nhưng thực ra, Liên Bang Xô Viết đã theo đuổi một chính sách ngoại giao vô cùng tai hại. Liên Xô là nước chuyên môn ăn hiếp đồng minh Đông Âu của mình, đến nỗi vào thập kỷ 1980’s hầu như tất cả các nước Đông Âu đều căm hận Nga Xô. Nước Nga  đã theo đưổi cuộc chạy đua vũ trang với Hoa Kỳ nên phải dùng 10% đến 20% Tổng Sản Lượng Quốc Gia để chế tạo vũ khí. Nga Xô xâm lăng Afghanistan , rồi chảy máu đến chết, bỏ cuộc, nhưng vẫn không nhận mình thua.

image
Tất cả những việc tệ hại này là sản phẩm của một hệ thống bưng bít, không hề có nguyên tắc “check and balance”, tạm dịch là “ kiểm soát, và cân bằng  quyền lực gữa ba ngành của tổ chức chính quyền: Hành Pháp, Lập Pháp và Tư pháp” như hệ thống dân chủ theo kiểu Tây Phương. Điện Cẩm Linh và cơ quan mật vụ KGB có toàn quyền tự do mưu toan việc làm của mình, không bị cơ quan nào giám sát. Họ không cần phải báo cáo việc làm của chính phủ cho bất cứ cơ quan nào, cũng như chẳng bao giờ có chuyện truyền thông, báo chí tiết lộ về việc làm bí mật của họ. Hậu quả là nếu họ phạm phải sai lầm, thì những sai lầm đó cứ tiếp tục vi phạm thêm, để rồi cuối cùng nó phá vỡ toàn bộ cơ cấu của nhà nước.

Hoa Kỳ cũng chia sẻ một số sai lầm trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh. Nhưng vì có hệ thống dân chủ với những hình thức phản đối, đòi hỏi chính quyền phải minh bạch, tam quyền phân lập, có quyền lực ngang nhau, và kiểm soát lẫn nhau. Vì vậy, nhiều lỗi lầm của chính quyền bị phơi bầy sớm. Chính quyền mới lên thay có thể thay đổi chính sách dễ dàng mà không sợ bị mất mặt. Quá trình làm ai và sửa sai xảy ra thường xuyên. Mặc dù các quan chức còn tiếc nuối mô hình thoe kiểu Metternic của Âu châu ngày xưa, song chính những chế độ dân chủ to lớn, hay nỏ mồm cãi nhau, như Anh quốc và Hoa Kỳ, lại là những chế độ dân chủ thành công trên thế giới chứ không phải những nước độc tài như Phát Xít Đức, Đế quốc Nhật hay Cộng Sản Xô Viết Nga.

image
Thưởng Nghị Sĩ quá cố Daniel Patrick Moynihans đã viết rất rõ về chủ đề này trong cuốn sách của ông xuất bản hồi năm 1998. Ông giải thích thêm: “Chính sự cởi mở không che dấu chỉ có ở nước Mỹ là lợi điểm của thể chế chính trị Hoa Kỳ.”. Hệ thống chính trị bưng bít, che dấu chỉ đem lại thất bại thê thảm. Hệ thống cởi mở, minh bạch có ưu điểm ở chỗ nó nhận được những tin tức phản hồi- chẳng hạn như những lời chỉ trích, những ý kiến đóng góp, tài liệu hậu kiểm, và những phúc trình chi tiết. Cơ quan Tình Báo Trung Ương (CIA) tuyên bố rằng những chương trình hoạt động của họ được thực hiện tốt đẹp sau biến cố 9/11, và họ cho rằng  chỉ có họ mới có thể phán xét việc làm của Cơ Quan Tình Báo Trung Ương. Nhưng phúc trình của Thượng Viện Hoa Kỳ lại đưa ra một quan điểm khác, cùng với những bằng chứng cụ thể biện hộ cho lý luận của Thượng Viện. Cuộc tranh luận kỳ này sẽ giúp cho CIA trở nên khá hơn, sẽ không làm cho cơ quan này suy yếu. Và việc tiết lộ hành vi làm gián điệp, nghe lén điện thoại của cơ quan An Ninh Quốc Gia -National Security Agency (NSA) - sẽ buộc NSA phải sửa đổi những chương trình nghe lén, rình mò để hoạt động gián điệp có hiệu quả, và có chính nghĩa.

image
Từ trước đến giờ có cơ quan nào trở nên khá hơn, khi để cho chính họ làm hành vi tự kiểm điểm đâu? Tinh thần trách nhiệm dân chủ - Democratic Accountability- là một hình thức thị trường dùng để trắc nghiệm lại việc làm của chính phủ. Nó buộc cơ quan chính phủ phải được những cơ quan ngoài chính phủ kiểm soát, nếu không, rất khó mà biết được việc làm của những cơ quan này.

Hồi trước, phúc trình của  Church Committee- Ủy Ban Điều Tra của TNS Church bị coi là một  phúc trình gây phương hại đến chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ, tiêu diệt cơ quan CIA, và làm suy yếu nước Mỹ. Chẳng qua là vì phúc trình đó được làm ra hồi trước năm 1975, sau vụ xì căng đan Watergate, tiết lộ một số hành vi động trời của cơ quan CIA. Cơ quan này đã tìm cách ám sát nhiều nhà lãnh đạo các nước thuộc Thế Giới Thứ Ba. Những hành vi mờ ám này không ai biết, và may là nó không thành công. Việc tiết lộ đó làm cho cả nước phẫn nộ trong hàng chục năm. Cơ quan CIA che dấu lỗi lầm của mình, và họ còn do thám cả công dân Mỹ.

image
Kết quả của thời kỳ cải tổ CIA đem lại nhiều điều qúi báu. Từ nay tuyệt đối cấm không được ám sát, cơ quan lập pháp của quốc hội và ngành tư pháp sẽ giám sát hoạt động của CIA. Chính tổng thống Mỹ long trọng chấp thuận để cho quốc hội giám sát  những hoạt động bí mật, và từ nay chức vụ Giám đốc cơ quan Điều Tra Liên Bang FBI là một chức vụ có hạn kỳ, để không một cá nhân nào có thể giữ chức vụ này suốt đời, lạm dụng quyền lực giống như cựu giám đốc J Edgar Hoover từng giữ chức vụ này hàng mấy chục năm. Đây là biện pháp cải tổ rất tế nhị, đưa đến kết quả tốt như ngày nay.

image
Trên bình diện rộng lớn hơn, cuộc cải tổ đem lại những hậu quả như sau: chỉ vài năm sau khi có phúc trình của Ủy Ban Church, cuộc cách mạng xảy ra ở Afghanistan đuổi Nga ra khỏi khu vực, các nhà tranh đấu phản kháng nổi dậy ở Đông Âu, và hệ thống quản trị tồi tệ của Liên Bang Xô Viết được phơi bầy cho cả thế giới biết -tất cả những sự kiện này đều có sự trợ lực của cơ quan tình báo Mỹ. Đế quốc Xô Viết bị sụp đổ, vỡ ra từng mảnh.

Mỗi khi chúng ta nghe những lời cảnh cáo nói về sự tai hại của phúc trình Thượng Viện, chúng ta hãy nhớ lại những hậu quả tốt đẹp về việc chỉ trích, sửa sai, và những cải tổ trong ngành tình báo.

Bài nhận định của Fareed Zakaria trên Washington Post ngày 10/12/2014




Nguyễn Minh Tâm dịch

image

Cách đơn giản giữ ấm trong mùa Đông
Người cao tuổi giữ ấm trong mùa Thu - Đông
Các thói quen thời Trung Cổ
Pulque: Rượu của các vị thần Aztec
Bạn phải làm gì khi có nổ súng trong trường học
Huyền thoại về cái đẹp trong thơ
Đặc nhiệm nổ súng, giải cứu con tin ở Sydney
Người vợ quy hàng
Tuyển chọn 10 bài hát Giáng Sinh quốc tế, Noel hay...
Tuyết Nhi PSCD Messengers of Love Christmast Gala,...
Phỏng vấn Ô. Nguyễn Xuân Nghĩa về Thảm Họa Bắc Thu...
MOL 5
Chúng tôi muốn sống - We want to live (captioned)
Khi thủ tướng X tham gia chương trình Chúng Tôi Mu...
Bài giảng trong thánh lễ cầu nguyện cho Công Lý và...
Quê Hương Bỏ Lại
Những tay guitar rock không thể thay thế
Đồng Rúp rơi tự do, Putin còn cầm cự được bao lâu?...
Nhân quyền ở Việt Nam - chính sách và thực tiễn
Làm sao liên lạc người ngoài hành tinh?
Tỉnh Aceh của Indonesia sắp áp dụng luật Hồi giáo ...
Những người đoạt giải Nobel Hòa bình kêu gọi hành ...
Ý thức nữ quyền trong tác phẩm của các nhà văn nữ ...
Hành trình đến tự do: và cơ hội hòa giải
Thượng Viện Canada mở hội nghị: Dùng hòa ước Paris...
LOẠN
Những tình huống bất ngờ...
Xe đò giường nằm Việt Nam dưới con mắt người nước ...
Uber là gì?
Tôi rất tự hào khi được sống ở Mỹ
Nghĩ ngược về hội nhập và tỉnh táo khi truyền thôn...
Rượu ngon, đắt tiền, rẻ tiền và khom lưng
Truyền thống bia rượu ở Việt Nam
Nghiên cứu về cái địt
Vợ chồng chỉ một con đường mà thôi!
Sự im lặng ngọt ngào...
Nhân viên Amazon làm việc ra sao trong kho hàng kh...
Quốc gia nào thông minh nhất Thế giới ?
Nơi thân thiện nhất thế giới
Vì sao con gái thích màu hồng?

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.