Sau vụ nổ súng xảy ra
tại một trường trung học ở tiểu bang Oregon, Hoa Kỳ, một thống kê gây ấn tượng
đã được truyền đi trộng rãi trên cộng đồng mạng. Thống kê đến từ một tổ chức có
tên gọi “Everytown for Gun Safety” đã tiết lộ rằng trong vòng 18 tháng (từ
tháng 12 năm 2012 đến 30 tháng 9 năm 2014) đã có ít nhất 86 vụ nổ súng xảy ra tại
các trường học ở Hoa Kỳ.
Tới ngày tôi viết bài
này lại có một vụ mới xảy ra ở Marysville, Washington vào ngày 24 tháng 10 năm
2014, khi một học sinh 15 tuổi Jaylen Fryberg bắn năm học sinh khác tại Trường Trung học
Marysville Pilchuck, khiến hai người thiệt mạng. Hung thủ sau đó đã
tự sát bằng chính khẩu súng giết người mà cha mẹ cậu ta tặng con trong ngày
sinh nhật.
Các vụ nổ súng xảy ra
tại các trường học đã không còn là đề tài mới vì nó nghiễm nhiên trở thành một
mục thông tin thường nhật ở Mỹ. Các bậc cha mẹ, ông bà đều có câu hỏi, trường học
có còn là nơi chốn an toàn cho con cháu họ không? Những vụ tranh luận về sự mâu
thuẫn giữa luật kiểm soát súng ống và quy định pháp luật vẫn là những đề tài
bàn cãi không phương lý giải hay có đáp số.
Những buổi sáng tinh
mơ, chúng ta đưa các em đến trường, nắm tay, cuời, ôm và hôn chúng. Ai cũng mong sau một ngày học tập vất vả, các
em sẽ về nhà an toàn. Tuy nhiên, giả dụ rằng có gì bất thường xảy ra thì sao?
Tháng 12, năm 2012,
các bậc làm cha mẹ ở khắp nước Mỹ đã kinh sợ khi nhìn thảm cảnh những gì xảy ra
sau vụ nổ súng ở trường tiểu học Sandy Hook, in Newtown, Connecticut. Hàng nhiều
giờ sau phút nổ súng, các phụ huynh đã phải chờ đợi, nghe ngóng tin tức về con
em mình. Họ không biết chúng ở đâu, có bị thương không?. Họ cố gắng tìm kiếm và hy vọng sum họp với các
em và có những đứa trẻ bị xem là mất tích.
Những hành động can đảm và anh hùng của ban giám hiệu đã cứu được những em
bé. Các thầy cô đã bảo vệ chúng bằng cách đẩy chúng vào các ngăn tủ trống và
phòng vệ sinh để tránh những lằn đạn sát nhân. Tuy nhiên, bất hạnh thay, 20 em
và 6 người lớn đã tử vong dưới họng súng của tên sát thủ.
Phần lớn các trường học
ở Hoa Kỳ hiện nay đều áp dụng phương pháp “Lockdown” có nghĩa là “Khoá lại” khi
xảy ra nổ súng. Đây là một nghi thức đóng tất cả các cửa trong, cửa ngoài của một
toà nhà, một khu vực mục đích giữ an toàn cho người bên trong, cũng không cho tội
phạm thoát ra ngoài, tức“nội bất xuất,
ngoại bất nhập” trong trường hợp có nổ súng .
Theo bộ luật mới ở một
số các tiểu bang ở Hoa Kỳ cho các trường học, học sinh thường phải có những buổi
thực tập gọi là “Lockdown drills”, ít nhất là hai lần trong một năm. Trong một
buổi thực tập cho các em Tiểu Học, thầy cô đóng hết các cửa, tắt đèn phòng học
và tất cả cùng ngồi im lặng trong vài phút. Các em phải giữ tuyệt đối im lặng,
không nói chuyện, la hét, khóc lóc hay gây tiếng động. Mọi hoạt động sẽ trở lại
bình thường khi có lệnh. Đó là một buổi thực tập nhè nhẹ. Còn có các buổi thực
tập sống động và kỹ lưỡng hơn như thật và có người giả trang làm sát thủ mang
súng, bịt mặt, xông vào thình lình cố tình xả súng vào các em. Các em được dạy, phải bình tĩnh chạy vào núp ở các chỗ quen thuộc đã
biết từ trước. Mục đích của các buổi thực tập giúp các em bình tĩnh và ý thức
được những động tác quen thuộc phải làm trong các trường hợp đột biến xảy ra.
Bạn có bao giờ tự hỏi
đã có những trường hợp khẩn cấp nào xảy ra ở trường học con cháu bạn hay các
trường lân cận chưa? Và các em có bao giờ mắc các căn bệnh sẽ trở nên trầm trọng
hơn khi bị áp lực hay sợ hãi đè nặng?(như bệnh tim hay tiểu đường chẳng hạn…).
Con cháu bạn có bị các bệnh như chậm hiểu, tự kỷ, dị ứng, hen suyễn, hay các bệnh
tâm thần như hồi hộp, trầm cảm, lưỡng cực hoặc tàn tật không?
Nếu câu trả lời của bạn là có thì bạn phải nghĩ đến những điều gì có thể xảy ra cho những đứa con cháu thương yêu của bạn trong trường hợp đó. Đặt mình vào địa vụ của chúng sẽ hành động thế nào trong tất cả những trường hợp khẩn cấp. Tỷ như động đất, hoả hoạn, lụt lội, hay bão lốc, chứ không riêng gì trường hợp nổ súng.
Bạn nên tưởng tượng sẽ
làm gì khi không có cách nào tiếp cận được con cháu mình vì trường học bị khoá
lại, hay chúng được đem tới một chỗ an toàn nào đó suốt ngày. Chúng có thể được
di tản theo những thủ tục được cho phép để bảo vệ an toàn cho chúng. Trong trường
hợp có hoả hoạn, các lối thoát hiểm của thang máy sẽ trở nên bất khiển dụng, nếu
các em là người sử dụng xe lăn, sẽ gặp trở ngại khi chúng đang ở trên lầu.
Làm cha mẹ bạn có quyền
ra câu hỏi liệu trường học của chúng có an toàn cho chúng hay không? Bạn cũng
có quyền đòi hỏi một bản kế hoạch cho riêng con em của bạn nếu chúng có khó
khăn trong vấn đề thể chất hay tinh thần trong trường hợp khẩn cấp xảy ra. “Individuals with Disabilities in Emergency
Preparedness” là một đạo luật an toàn do Tổng Thống George W. Bush ký và ban
hành số 13347, mục đích giúp các em học sinh có khuyết tật hay bị bệnh cần chăm
sóc đặc biệt trong các trường hợp khẩn cấp.
Nếu con cháu bạn tàn tật
hay cần sự chăm sóc đặc biệt, bạn nên liên lạc với ban quản đốc của trường để sắp
xếp một cuộc nói chuyện với nhóm người chuyên lo đối phó với các trường hợp khẩn
cấp về điều bạn quan tâm. Trong buổi họp, bạn xin ban quản lý, y tá trường và
nhân viên chuyên ngành liên lạc và mời cả nhân viên cứu hoả, hay cảnh sát điạ
phương hiện diện nếu có thể. Buổi trò chuyện này chính yếu nhắm vào một kế hoạch
khả dĩ có thể giúp các em thoát hiểm trong các trường hợp đột biến. Sự sửa soạn
đầy đủ sẽ giúp các em rất nhiều, nếu bạn nói chuyện với các chuyên gia và nhờ họ
cho ý kiến. Bạn thảo ra một bản kế hoạch phải làm gì khi gặp nguy hiểm và đưa
cho các em học thuộc lòng để các em có thể xoay sở được. Nhất là vấn đề thuốc
men, nếu con em bạn phải dùng những loại thuốc cần thiết như suyễn, tiểu đường,
tim mạch nên bàn với các em cách nào để giữ thuốc sát bên mình vì các em không
thể thiếu chúng khi phải di tản.
Sau đây là kinh nghiệm
được chia sẻ và kể lại của bà mẹ Lisa Hickey, đã phản ứng thế nào khi nhận được
một tin text nhắn từ điện thoại của con mình. Khi bà nhận được bản text, “Trường
con có nổ súng”, bà thấy choáng váng.
Không gian quanh bà như chao đảo, mặt đất dưới chân bà như chông chênh,
bà đứng không vững. Một ý nghĩ trong đầu chợt đến lập tức với bà “Gọi cho con để
xem nó có bình yên không?”. Nhưng lý trí bà mách bảo “Không nên gọi hay text
cho nó, lỡ tên sát thủ đang ở trong phòng, chỉ cần một tiếng điện thoại reo hay
một tiếng “bíp” sẽ khiến tên sát thủ nả súng vào nơi có tiếng động ngay”. Bà liền
gọi cho một ký giả báo chí mà bà quen biết, kể câu chuyện và nhờ người bạn kiểm
tra, xác định và tìm kiếm thêm thông tin về sự kiện đang xảy ra ở trường học của
con bà. Nhờ sự trợ giúp của người bạn hiểu biết mà bà biết được tin, có một tay
súng đã xả súng ở trường con bà và đã bị bắt. Bà thở ra và text tin nhắn cho
con bà hỏi nó có bình yên không. Em trả lời, em không sao cả. Con bà đã được an
toàn.
Sau cùng xin các bạn
xem những lời khuyên của Lisa Hickey là lời kết cho bài này.
“Thảm hoạ có thể xảy
ra cho bạn và người thân yêu của bạn bất cứ lúc nào mà bạn không biết được. Sự
sửa soạn đối đầu với nó không phải là những hành động cực đoan mà chính là những
chiến thuật để sống còn. Sự sắp sẵn giúp bạn học hỏi thêm từng chút, từng chút
một để cứu bạn và người thân bạn trong cơn khủng hoảng.
Tôi ráng tập thể dục,
giữ mình mạnh khoẻ để có thể đương đầu trong mọi tình huống. Cố gắng giữ điện
thoại bên mình và luôn nạp điện cho đầy. Học cách để giúp con cháu mình nếu
chúng bị bệnh cần sự giúp đỡ. Tôi thường để ý đến các lối thoát hiểm (Emergency
Exit), khi vào một toà cao ốc. Bạn còn cần một danh sách những người quen, hiểu
biết nhiều để có thể giúp bạn trong trường hợp khẩn cấp. Khi bạn quýnh quáng, mất
bình tĩnh, một người ngoài hiểu biết sẽ bình tâm hơn trong việc cho lời khuyên
và giúp đỡ bạn. Những kỹ thuật điện toán tân kỳ ngày nay là các cánh tay trợ
giúp đắc lực cho bạn nhưng nếu bạn biết tìm thêm người biết sử dụng chúng, bạn
sẽ có thêm càng nhiều cánh tay. Vả lại tìm được người giúp đỡ trong trường hợp
đó, ít nhất bạn sẽ không cảm thấy cô đơn trong việc đối đầu với thảm hoạ.”
Trịnh Thanh Thủy
Tài liệu tham khảo
What Do You Do When
Your Child Texts You to Say: “There’s a Shooting at My School”?
http://goodmenproject.com/featured-content/child-texts-say-theres-shooting-school-gmp/
*****
Một
phóng viên của Hãng truyền thông Úc ABC cho biết có tiếng súng nổ tại hiện
trường nhưng điều này vẫn chưa được xác nhận. Hiện giờ không có thương vong gì
ở hiện trường, một phát ngôn nhân cảnh sát cho biết.
Apr
19, 2013
Các
giới chức cho hay Nghi can Số 1, trong các hình ảnh của FBI, đội một cái mũ
bóng chầy mầu đen, đã bị tử thương trong một vụ nổ súng với cảnh sát khuya hôm
qua và đã chết sau khi được đưa tới bệnh viện. Các nghi ...
Dec
14, 2012
Tất
cả 20 trẻ em thiệt mạng trong vụ nổ súng tại trường học ở bang Connecticut ở trong độ
tuổi từ sáu đến bảy tuổi, theo một danh sách chính thức các nạn nhân đã chết.
Người đứng đầu cơ quan giám định y tế của tiểu bang ...
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.