Ăn thiếu chất béo (dầu
và mỡ) hại sức khoẻ và nguy hiểm đến tính mạng.
Đầu tháng Chín năm
nay (2014), trên mục Sức Khoẻ của một nhật báo lớn ở Mỹ, The New York Times, ký
giả Anahad O’Connor đã viết một bài với nhan đề Lời Kêu Gọi Cho Cách Ẩm Thực Ít
Chất Đường Thêm Chất Béo (A Call for a Low-Carb Diet That Embraces Fat).
http://www.nytimes.com/2014/09/02/health/low-carb-vs-low-fat-diet.html?_r=0
Bài báo này đánh dấu
một sự chuyển hướng quan trọng trong dư luận và truyền thông Mỹ về vấn đề dinh
dưỡng từ kỵ-chất-béo qua thêm-chất-béo trong thực phẩm. O’Connor muốn thông tin
cho độc giả về các bằng chứng khoa học vững chắc cho thấy khi con người ăn bớt
đường bột và ăn thêm chất béo (ngoại trừ trans fat), nguy cơ của bệnh tim mạch
được giảm đi nhiều. Không những thế nó còn giảm lượng mỡ trong cơ thể và xuống
ký rõ rệt nhờ ăn thêm chất béo thay vì chất đường. Kết quả khảo cứu mới nhất từ
Đại Học Tulane, tài trợ bởi Viện Nghiên Cứu Y Học Quốc Gia Hoa Kỳ (NIH-
National Institute of Health), đăng trên Nguyệt san Y học Annals of Internal
Medicine trước đó, cho thấy sự khác biệt rõ ràng, như đã nói ở trên, giữa nhóm
tiêu-thụ-bớt-đường-thêm-chất-béo và nhóm ăn-thực-phẩm-có-lượng-chất-béo-thấp
như Chính phủ Liên bang và Hội Chuyên gia Bệnh Tim Hoa Kỳ vẫn đang khuyến khích
hiện nay. Điểm đáng chú ý là cả hai nhóm đều không phải giới hạn lượng calorie
tiêu thụ mỗi ngày như các chương trình dinh dưỡng khác. Kết quả của cuộc thí
nghiệm này chứng tỏ rằng phong trào bài trừ chất béo trong thực phẩm trên hơn
ba mươi năm qua ở Hoa Kỳ là sai lầm.
Vì đâu nên nỗi: Từ
thập niên 1950, Y học Hoa Kỳ đã biết rằng lượng mỡ cholesterol cao trong máu có
liên hệ đến bệnh tim mạch nhưng nguồn gốc của cholesterol gia tăng trong máu
thì vẫn rất mơ hồ. Cholesterol đóng vai trò quan trọng cho sinh hoạt của mỗi tế
bào, đồng thời cũng là nguồn cội trong việc sản xuất các kích tố steroids và
vitamin D rất quan trọng cho cơ thể. Trong suốt thập niên 1960, các nhà nghiên
cứu y khoa xác định một vài chứng bệnh di truyền hiếm (đề nghị bỏ chữ
hoi) có thể gây lượng mỡ cao trong máu, nhưng trong đa số bệnh nhân tim mạch,
lượng cholesterol đến từ thói quen ăn uống. Một cuộc tranh luận gay gắt xảy ra
giữa hai nhóm khoa học gia: Một nhóm tin rằng lượng cholesterol cao trong bệnh
nhân là đến từ chất đường trong khi nhóm kia quả quyết rằng cao cholesterol là
đến từ chất béo trong thực phẩm. Qua thập niên 1970, Giáo Sư Ancel Keys, thuộc
ngành Dinh Dưỡng cuả Đại Học Minnesota, đưa ra kết quả của một cuộc nghiên cứu
quan trọng trên bảy quốc gia Âu Mỹ cho thấy rằng tiêu thụ nhiều chất béo bão
hoà từ mỡ động vật là nguyên do của cholesterol cao và bệnh tim mạch. Các khoa
học gia khác đã nhanh chóng ủng hộ GS Keys và các hội chuyên khoa về tim cùng
chính phủ Hoa Kỳ khuyến cáo người Mỹ nên ăn ít chất béo, nhất là mỡ động vật,
và các công ty sản xuất thực phẩm nên giảm thiểu chất béo trước khi bày bán
trên thị trường.
Hậu quả bi đát với
vài “nghịch lý”: Dân Mỹ vào siêu thị mua thực phẩm với các quảng cáo Ít Mỡ (Low
Fat) hoặc Không Mỡ (No Fat) to tướng trên nhãn hiệu. Để thay thế bơ mà người Mỹ
ưa quẹt vào bánh mì, khoa học gia lại tìm cách làm rắn mỡ thực vật lỏng bằng
cách thay thế dạng Cis của axít béo với hydro qua gạch nối dạng Trans gọi là
Trans Fat, một chất béo thực vật mới hoàn toàn nhân tạo không có trong thiên
nhiên để thay thế bơ (margarine with trans fat). Trong các thập niên kế tiếp, từ
1980 cho đến bây giờ, Hoa Kỳ rồi các nước giàu có trên thế giới bị hoành hành với
chứng mập phì và nạn dịch Tiểu Đường loại 2 ngày càng thêm nặng, vì đại đa số
người dân nhiễm Hội Chứng Biến Dưỡng do sự kháng insulin trong cơ thể làm mập
phì, tăng cholesterol và chất triglyceride trong máu, tăng huyết áp và chứng Tiểu
Đường. Cho đến 7-8 năm trở lại đây, nguyên do của nạn dịch này mới được xác định
là người Mỹ đã dùng đường và bột ngày thêm nhiều để bù đắp cho số
calorie bị mất đi khi họ ăn ít chất béo; chất đường ngọt, nhất là đường
fructose, là nguyên nhân của sự tích tụ mỡ trong gan, bụng và cả bắp thịt gây
ra chứng kháng insulin (sau khi kháng insulin đã xảy ra thì cả đường glucose
cũng trở thành nguy hại). Khách hàng đã phải trả một giá quá đắt về sức khoẻ và
sinh mạng vì tiêu thụ các thực phẩm Ít Mỡ và Không Mỡ nhan nhản trên thị trường,
trong lúc các bác sĩ của họ tiếp tục khuyến khích dinh duỡng kỵ chất béo, nhất
là mỡ động vật, một cách sai lầm trong suốt 40 năm.
Một vài chuyện nghịch
lý (paradox) phát hiện trong thời gian này, nhưng khoa học và chính phủ Hoa Kỳ
vẫn không quan tâm và suy diễn đúng, vì vẫn còn bị mê hoặc với chính sách giảm
chất béo:
Nghịch lý người Pháp.
Dân Pháp thích ăn uống ngon miệng nên họ nhất định không ăn giảm chất béo nhất
là mỡ động vật, vì làm như thế thức ăn sẽ mất mùi vị. Họ tiếp tục ăn bơ, phó
mát, thịt bò, gà vịt ngỗng, heo, trứng….như thường lệ, nhưng tỷ số mập phì, tiểu
đường loại 2 và bệnh tim mạch tại Pháp lại thấp hơn Hoa Kỳ và các nước Tây Âu
lân cận. Nghịch lý này được giải thích vì người Pháp uống nhiều rượu vang đỏ có
chất kháng ốc-xy và nhất là resveratrol.
Nghịch lý về thuốc
chống cholesterol. Có hơn 6 nhóm thuốc làm hạ cholesterol trong máu được chính
phủ Hoa Kỳ chấp thuận cho bán ở dược phòng, nhưng chỉ có nhóm thuốc statin đã
chứng tỏ giúp bệnh nhân ngừa khỏi biến chứng tim mạch và sống lâu. Các nhóm thuốc
kia, mặc dù hạ thấp cholesterol nhưng không ngăn ngừa được bệnh tim mạch. Hoá
ra thuốc statin còn có tác dụng chống viêm, làm thành mạch máu trơn láng hơn,
và có thể tăng thêm tuổi thọ với tác dụng trên tế bào.
Nghịch lý về biến chứng
của Tiểu Đường loại 2. Mặc dù Hoa Kỳ đã và đang trải qua cơn dịch Tiểu Đường loại
2 với tiềm năng gây biến chứng tim mạch, trên thực tế số luợng tim đột quỵ
(heart attack) và tai biến mạch máu não cùng tỷ số tử vong đã giảm đi từ 15 năm
nay. Lý do là thuốc statin và các thuốc chống áp huyết cao đã được dùng rất phổ
thông cho người Mỹ.
Nhờ cuộc khảo cứu của
Đại Học Tulane và bài báo cảnh tỉnh của ký giả O’Connor mà hôm nay chúng ta biết
rằng các “nghịch lý” kể trên không phải là nghịch lý gì cả. Y học và Chính phủ
Hoa Kỳ đã sai lầm khi cổ võ và áp dụng cách dinh dưỡng thiếu chất béo. Cuộc khảo
cứu 7 quốc gia cuả GS Keys đã bị các khoa học gia đương thời duyệt lại và cho
thấy ông đã phạm nhiều sơ xuất dẫn đến kết quả không đúng với sự thật.
Ăn ít chất béo còn
có hại cho sức khoẻ tổng quát vì cơ thể sẽ bị thiếu các sinh tố quan trọng hoà
tan trong chất béo như sinh tố A, sinh tố D và sinh tố K.
Ăn thiếu chất béo,
nhất là chất béo động vật, gây ra chứng xuất huyết não sau 45 tuổi với số tử
vong cao như đã tường trình từ các nghiên cứu trên nữ điều dưỡng Mỹ (2001), người
Nhật (2003) và người Ấn Độ (2012). Thiền sư Thích Nhất Hạnh bị xuất huyết não gần
đây có lẽ vì tuổi cao và thiếu chất béo động vật như đã chứng tỏ qua các khảo cứu
kể trên?
Ngoài ra, nhiều chứng
ung thư thường xảy ra trên người có lượng cholesterol trong máu rất thấp, nhưng
cho đến nay Y học vẫn chưa chứng minh được là ung thư làm hạ cholesterol hay
thiếu cholesterol gây ra ung thư?
Kết Luận: Hiện nay
người Mỹ vẫn còn theo tiêu chuẩn ăn bớt chất béo cổ động bởi chính phủ Hoa Kỳ với
lượng dầu mỡ dưới 30% của tổng số calorie tiêu thụ, và vì thế đã ăn quá nhiều
đường bột để bù đắp với hậu quả tai hại. Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama buộc
các em học sinh trường công lập Mỹ ăn trưa với thực phẩm ít béo ít đường từ quầy
ăn nhà trường làm thức ăn tồi tàn và dở ẹc như nhai giấy bìa; tội nghiệp các em
đang sức lớn mà đói meo. Các chuyên gia về bệnh tim còn sai lầm khi họ muốn giảm
chất béo xuống đến 10% mỗi ngày, mặc dù làm như vậy sẽ tăng hiểm nguy của xuất
huyết não. Theo nghiên cứu mới nhất đã nói ở đầu bài, nhóm tiêu thụ hơn 40% chất
béo cho tổng số calorie từ thực phẩm đã xuống ký vì ăn mau no, ăn bớt đường bột,
nên giảm nguy cơ của bệnh tim mạch. Chúng ta nên ăn uống thoải mái, thêm thịt
cá gà vịt trứng tôm cua… với nhiều chất đạm và chất béo; không phải kiêng khem
gì ngoài việc ăn bớt đường bột cơm gạo, và ăn thêm rau quả. Vào siêu thị chúng
ta không mua thực phẩm Low Fat và No Fat và nhất quyết không tiêu thụ thực phẩm
có chứa trans fat.
Trans fat thực vật
là chất béo xấu duy nhất cho con người hiện nay.
Chất béo tốt là
mono-unsaturated fat và omega-3-fatty acid có tác dụng chống viêm và ngừa bệnh
tim mạch. Thực phẩm với chất béo tốt gồm có dầu olive, dầu canola, dầu gan cá,
trái bơ (avocado), mỡ vịt, dầu dừa, dầu đậu phụng, lòng đỏ trứng, và còn nhiều
nữa.
Chất béo bảo hòa từ mỡ bò, heo, hay chất béo poly-unsaturated từ dầu đậu
nành, dầu bắp, v.v., cũng không độc hại gì nếu ăn vừa phải. Người ăn nhiều cá
hay gà vịt rất ít khi bị tai biến mạch máu não, trong khi người ăn thiếu mỡ bị
xuất huyết não nhiều hơn như chúng ta đã biết.
*****
Việt Dzũng R.I.P: after 365 days |
Đêm Havana & Ngày Hà Nội |
The Interview: Phim ám sát Kim Jong-un |
Lễ Giáng Sinh ngày càng phổ biến tại Việt Nam |
Vatican: Thuốc đắng dã tật? |
Salvador Dali và những tấm thiệp giáng sinh kỳ quá... |
Sony công chiếu phim bị Bắc Hàn lên án |
Nước Mỹ: thiên đường hạ giới |
Nguyễn Xuân Phúc: Phó Thủ tướng “chống tham nhũng”... |
Việt Nam khỏi lo ‘sắp mất Cuba’ |
Bỏ tiền ‘chạy việc’ sau tốt nghiệp? |
Quân đội của Đảng hay của Nhân dân? |
Nước mắt trong Nail & Bà Mẹ Mìn |
Tình dục và những tai nạn chết người |
Các đóng góp của Tòa Thánh trong diễn trình bình t... |
Nụ cười và những giọt nước mắt của người Cuba |
Việt Dzũng R.I.P: after 365 days |
Đồng Văn, Hà Giang |
Làm gì với vi phạm đạo đức tôn giáo? |
Chuyện đời |
Nhà văn Bùi Ngọc Tấn qua đời |
Việt Nam, Cuba vẫn như ta với mình? |
Babysit: "mang lại niềm vui cho người khác" |
Crimea: không còn là niềm vui cho dân Nga ! |
Nghề làm “ tượng sống ” trên đường phố Châu Âu |
Hoa Kỳ - Cuba đang tiến tới nối lại bang giao |
Bắt Trẻ Đồng Xanh |
Tiếp tục suy nghĩ về những vụ bắt bớ gần đây |
Hai thế giới song song… |
Lần tặng quà đau xót |
Con Thiên Nga ‘dấu’…yêu! |
Gà Đông Tảo |
Nạn nhân của cơn sốt thẩm mỹ Hàn Quốc |
Cảm xúc đến từ tim hay não? |
Bệnh tật trong trại cải tạo |
Thị trấn với hàng trăm mỹ nữ 'khát chồng' |
Lịch sử những ca khúc Giáng Sinh nổi tiếng thế giớ... |
Tại sao chúng ta ngáp? |
Nuôi gái |
Người Việt ở Nga 'hoang mang' vì kinh tế |
Thảm sát trường học ở Pakistan |
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.