Hằng năm cứ vào cuối
Thu, lá ngoài đường còn cây nữa đâu mà rụng nhiều, và trên không cũng chẳng hề
có đám mây nào bàng bạc, lòng tôi lại tê tái những kỷ niệm gian nan những buổi
tặng quà sinh nhật sếp.
Tôi không thể nào quên được những cảm giác đau thương ấy đã in sâu vào lòng tôi như mấy cành cây khô giữa bầu trời khô hanh, nắng cháy.
Những lần như thế, tôi chưa lần nào dám liệt kê trên giấy, vì bí mật tôi đâu có điên mà ghi, và ngày nay tôi không tài nào nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy đồng nghiệp rụt rè trước cổng nhà sếp lần đầu tiên, lòng tôi lại ngậm ngùi thương xót...
Với tôi, quà cho thủ trưởng nó phải mang ý nghĩa sống còn, tính khoa học và nhân văn cao. Về phương diện văn hóa, truyền thống, nó còn phải độc đáo để đi trước thời đại. Phải có tư duy đi tắt đón đầu, phải dám bỏ phắt luôn qua cái gọi là thời kỳ quá độ, để món quà ấy phải có giá trị vượt ngoài trí tưởng của bọn người phàm mắt thịt. Rượu ngoại, sâm nhung chỉ là thứ vớ vẩn. Tiền bạc, vòng vàng tuy gọn nhẹ dễ giấu, nhưng lại khô khan, lạnh lùng, cụ thể quá nên không phải là ý tưởng hay.
Các loại quà cho sếp, nếu là người có chỉ số IQ cao đều phải nghĩ ra những thứ quà không quá phức tạp nhưng phải kỳ bí, dễ hiểu nhưng lại dễ đánh động tính hiếu kỳ và lòng ham khám phá của sếp. Vì thế, việc tôi phải điên đầu để nghĩ suy cho món sừng Tê hôm nay là cả một quá trình sàng lọc vật chất hết sức hệ trọng. Sừng Tê, đâu phải có tiền là dễ kiếm, có khi chúng ta qua tận xứ Phi Châu, đi hết ngày dài rồi lại đêm thâu.
Hơn nữa, vì là của cho, có quý đến mấy cũng không bằng cách cho. Thế nên, tôi phải sưu tầm, nghiên cứu một cách có hệ thống, từ cách gói cho đến cách trang trí món quà. Vì thế, tôi sẽ để món quà này trong cái hộp phủ lụa đỏ và ruy băng đen. Trên nắp, để giới thiệu bản thân, tránh nhầm lẫn một cách đáng tiếc với những món quà của những kẻ tầm thường khác, tôi phải dán tên họ theo đúng chứng minh thư, địa chỉ, điện thoại nhà và cả điện thoại cầm tay. Cẩn thận như vậy, tôi cũng đã phải vắt óc, bởi nhỡ may thủ trưởng có phone lại cho người biếu là tôi để hỏi về công năng của nó... Tôi cũng không quên ghi thêm lời chúc cho thủ trưởng nhiều sức khỏe, sống lâu như Bành tổ, và vững ghế Giám đốc còn hơn núi Thái sơn.
Tuy nhiên, quà cho và cách cho tuy đã tốt rồi nhưng quan trọng vẫn là sẽ giao nó cho ai, và ai sẽ nhận. Ai đã đi đám sinh nhật của sếp mình hẳn sẽ đều được chứng kiến và thông cảm với những thảm cảnh của những kẻ đến cho quà. Trước nhà sếp sáng hôm nay, một đoàn người xếp hàng rồng rắn, mắt đăm đăm như đoàn người chờ phát chẩn sau tai họa sóng thần động đất. Có khác là tất cả người ở đây đều khệ nệ bưng cho, rón rén thập thò bên cánh cổng nhà người nhận chứ không phải chờ nhận. Cứ một người trong bọn nôn nóng, dám bạo gan thò tay bấm chuông là cả đám người theo dõi từ xa lại nhao nhao, hồi hộp nhón gót dõi trông. Và mỗi lần có người bấm chuông như thế, mà nhà vẫn không có ai, cửa vẫn im lìm không mở, nước mắt tôi lại chực trào dâng, tủi nhục vương đầy. Không chen vào thì thời khắc mỗi lúc một ngắn lại, nhờ đưa thì không biết có đến tay? Nhưng làm sao đây để đưa mà về, không khéo trúng gió vì sức kiệt và đói. Tuy nhiên, trước khi đến nhà sếp hôm nay, phương án tối cẩn thận của tôi đã được sắp xếp. Vì thế, cho dù phải nằm gai nếm mật như Câu Tiễn, nhịn nhục như Hàn Tín luồn trôn tôi cũng phải đúng như thế mà làm. Mang quà ra đi tôi đã nhủ lòng, tình cảnh dù có xảy ra điều xấu nhất như bỏ mạng vì đói, vì rét tôi cũng phải kiên quyết đưa được món quà của tôi tới tay sếp. Tệ lắm cũng đưa được cho vợ hoặc con sếp. Thế nên, mãi cho đến chiều muộn cánh cổng nhà sếp mới hé mở. “Giám đốc bận, hôm nay không tổ chức sinh nhật, Ổng biểu ai đến đưa gì tui nhận rồi cất!” Cô người ở của sếp sáng giờ mới thấy bóng, ả thò đầu ra, nói với cho đám người như tôi đã bỏ cả bữa cơm trưa chờ đợi! Đám người xếp hàng nhao nhao, ùn ùn xô nhau tới bên cổng nhờ trao quà kèm theo lời nhắn gởi. Người ta hầu như không ai có thể chờ đợi thêm.
Sự
gian khổ nỗi chờ, trông ngóng của từng người dường đã vượt quá sức chịu đựng...
Riêng tôi, Trời ơi! Có tin được không? Nửa cái sừng Tê mà giao cho đứa con ở! Giao cho nó khác nào giao trứng cho Ác, trao duyên cho tướng cướp! Tôi nhất quyết ôm chặt hộp quà, không đưa, chiều xế bóng rồi, những hạt cơm còn sót lại cuối cùng trong bao tử tôi, giờ cũng đang thoi thóp như những giọt nắng chiều, khi sức lực cũng như thời khắc đang kiệt dần. Nhưng Trời ơi! bất ngờ, tôi thấy vợ sếp. Nếu không vì lòng tự trọng và xấu hổ, có lẽ tôi đã òa khóc nức nở khi đã tận tay trao được hộp quà của mình cho chính chủ nhân của nó, vợ của chủ nhân của tôi.
Hớn hở ra về, lòng tôi phơi phới như gió mùa Xuân. Tương lai chưa thấy đâu nhưng dường đã xán lạn. Ghé vào quán nước, bỗng chuông điện thoại trong túi tôi reo vang. Đầu kia, thằng bạn báo tin, sếp hôm nay không tổ chức sinh nhật bởi phải bận bàn giao chức vụ.
Sếp rớt chức rồi!
Riêng tôi, Trời ơi! Có tin được không? Nửa cái sừng Tê mà giao cho đứa con ở! Giao cho nó khác nào giao trứng cho Ác, trao duyên cho tướng cướp! Tôi nhất quyết ôm chặt hộp quà, không đưa, chiều xế bóng rồi, những hạt cơm còn sót lại cuối cùng trong bao tử tôi, giờ cũng đang thoi thóp như những giọt nắng chiều, khi sức lực cũng như thời khắc đang kiệt dần. Nhưng Trời ơi! bất ngờ, tôi thấy vợ sếp. Nếu không vì lòng tự trọng và xấu hổ, có lẽ tôi đã òa khóc nức nở khi đã tận tay trao được hộp quà của mình cho chính chủ nhân của nó, vợ của chủ nhân của tôi.
Hớn hở ra về, lòng tôi phơi phới như gió mùa Xuân. Tương lai chưa thấy đâu nhưng dường đã xán lạn. Ghé vào quán nước, bỗng chuông điện thoại trong túi tôi reo vang. Đầu kia, thằng bạn báo tin, sếp hôm nay không tổ chức sinh nhật bởi phải bận bàn giao chức vụ.
Sếp rớt chức rồi!
Tất cả là do lỗi tại tôi quên mất lời sếp dặn ngày xưa, “Ghét thằng nào, muốn tố thằng nào, phải rà, phải soát, phải xem kỹ lý lịch, coi nó có mối liên hệ dòng dõi, làm ăn với kẻ bề trên hay không. Đó là tính cảnh giác cao, đề phòng rủi ro tức thì cho một tương lai bền vững!”
Thế mà tôi lại quên. Trời đất ơi! Nếu biết sự thể ra thế này, sáng nay tôi đã không tiếc công lên huyện, tỉnh, rà soát, dò hỏi thật kỹ đám ngồi không rình chuyện, trinh sát thật kỹ bọn theo đóm ăn tàn, trước khi quyết định mang hộp quà sinh tử đến nhà sếp.
Muộn rồi! Cổng nhà sếp đã đóng. Không đòi lại quà được nữa rồi. Không quyết định tôi cũng phải về. Của đi thay người. Tôi an ủi. Nhưng người đi thay của lúc này, và chỉ có thế, may ra vợ tôi mới khoan hồng mà thương cho cái ngu của tôi!!!
Kinh Kha
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.