Monday, December 22, 2014

Nước mắt trong Nail & Bà Mẹ Mìn

model animated GIF

Nước Mắt Trong Nail

Kiếp làm Nail, chủ cũng như thợ, đôi khi được dự phần vào những chuyện mủi lòng không thể quên.

"Nước Mắt Trong Nail," chuyện thật, chuyện không hề thêu dệt vì bất cứ những dụng ý nào khác, đã xảy ra tại tiệm Solar Nails & Spa, Indianapolis.

Trời hôm ấy nóng, nóng lạ thường, làm người người dân địa phương ngạc nhiên về một ngày thứ Bảy trong cuối tháng Sáu. Một người đàn bà trạc tuổi trung lưu, ăn mặc đơn sơ, bước chầm chậm vào tiệm, hai tay ôm chặt cách tay của hai ông bà già, trạc tuổi 80, 90, yếu ớt, lê thê chân bước.

Sau khi cả ba người cùng ngồi vào ghế bồn làm chân, người đàn bà trung niên ngồi giữa, ông cụ già ngồi bên phải và bà cụ già ngồi bên trái của bà ta. Thỉnh thoảng, ông cụ thều thào: "Mẹ con đâu rồi?" ông lăp đi lặp lại hai ba lần. Người đàn bà đáp: "Ba ơi, Mẹ đây, Mẹ đang ngồi bên cạnh con đây." Cứ cách vài phút, ông cụ lại lặp lại câu hỏi, "Mẹ con đâu rồi?" Người đàn bà nắm lấy bàn tay bên trái của cụ ông đặt lên bàn tay phải của cụ bà để bàn tay cụ ông được sờ vào bày tay cụ bà; "Ba ơi, Mẹ đây, tay Mẹ đây," vừa nói, bà vừa quay qua cụ ông và theo dõi phản ứng của cụ.

Tôi thấy cử chỉ ân cần và kiên nhẫn của người đàn bà, cảm kích, liền tiến lại gần, hỏi han, mới biết được cụ ông trước đây là một luật sư, nhưng tuổi già, sức yếu, đã làm trí nhớ của ông hao mòn, nên thường xuyên hỏi, nhắc đến cụ bà.

Trong khi cả ba người đang được thợ lo chănn sóc móng chân, móng tay, một người đàn bà khác ngồi đối diện đến quày trả tiền và hỏi: "Ở đây có bán gift card không?" cô thư ký đáp: "Thưa có," và lấy trong tủ ra một thẻ gift card bằng nhựa đưa cho bà. Bà hỏi, "Cô có loại gift card nào mà tôi có thể viết lên được không?" Cô thư ký đáp: "Thưa bà không." Bà hỏi tiếp, "Vậy cô cho tôi mượn cây bút và cho tôi một mảnh giấy."

Bà lấy bút giấy qua chiếc bàn đối diện, rồi trở lại, bà mua một gift card một trăm đô ($100.00). Bà nhờ cô thư ký mang tờ giấy bà vừa viết và gift card đến trao tận tay người đàn bà đang ngồi giữa hai ba mẹ già.

Cầm trong tay mảnh giấy, từng ngón tay của bà dần dần di động, mặt bà ửng đỏ. Rồi khuôn mặt bà bỗng dưng đổi sắc, từ trong khoé mắt, hai dòng lệ lăn dài xuống đôi má. Bà nghẹn ngào, lấy tay lau nước mắt.

Tôi đứng lặng yên, không ngăn nổi xúc động, mắt tôi ướt. Nhìn qua cô thư ký, nước mắt cô ta cũng đã làm ước cả đôi má. Tôi bước đi, trả lại cho bà khoảng trống riêng tư.

Khi mọi dịch vụ móng xong, tôi ghé lại nói với người đàn bà, "Bà ơi, bà có thể chia sẻ với tôi người phụ nữ kia đã viết cho bà những gì?"

Bà trao cho tôi tấm thư, tôi đọc:

"Chị mến, ngồi nhìn thấy chị ân cần lo cho ba mẹ già, lòng tôi thổn thức. Chị là người con hiếu thảo, người phụ nữ tuyệt vời, nhắc nhớ tôi, người con gái cũng đã chăm lo cho ba mẹ tôi trước đây, các ngài đã yên nghỉ bảy (7) năm về trước. Quả thật, ba mẹ chị thật diễm phúc có một người con hiếu thảo như chị. Chúc chị bình an!"

Đọc đến đây, người tôi nóng ran lên, nước mắt tôi lại giàn giụa khi nào chẳng hay.

Những dòng ngắn ngủi ấy, dường như không chỉ viết cho người đàn bà trước mặt tôi, mà như đã viết cho chính tôi vậy. Vì chính tôi, cũng đã lo chăm sóc cho mẹ già nhiều năm liệt lào trên giường bệnh, Mẹ cũng mất trí nhớ; và Mẹ vừa mới mất năm rồi. Nỗi nhớ nhung Mẹ vẫn còn bao la và triền miên trong trái tim tôi.

Tôi ôm cánh tay ông cụ, dìu ông ra khỏi ghế và đưa ông bước chầm chậm ra khỏi tiệm; mở cửa, đỡ ông cụ ngồi an toàn nơi ghế sau của xe, đóng cửa và lui lại phía sau để xe lùi bánh. Tôi đứng nhìn chiếc xe đưa hai ông bà cụ chạy ra khỏi khu shopping, rồi dần dần khuất xa cuối đường.

Tôi đứng lặng yên, nắng nóng, gió nhẹ thoáng xoa vào mặt, nghĩ miên man về người đàn bà hiếu thảo, nghĩ về mình, nghĩ về Mẹ, lòng lâng lâng, lâng lâng.

Rồi từ đó, tôi tìm thấy nơi tiệm Nail, không phải chỉ là nơi mưu sinh, kiếm tiền, mà còn là nơi con người tìm thấy con người. Tôi tìm thấy rất nhiều niềm vui và ngay cả những muộn phiền của khách trang trải trong những phút giây ngồi nơi bàn làm móng tay, hay nơi ghế làm móng chân, hay cả những lúc khách ngồi lặng yên, bất động, nhắm mắt như đang thả hồn về chốn xa xăm nào.

Tôi cảm nghiệm, tiệm Nail không còn là của mình, của riêng ai, mà là nơi đã cho mọi người trong giới Nail cơ hội tiếp cận với con người trong một cung cách hết sức thâm tình. Nhiều khách hàng khi nằm xuống còn yêu cầu con cháu họ đã gọi báo cho những thợ Nail, tiệm Nail như một lời chia tay, vĩnh biệt, đã song hành với người thân của họ, người quá cố, với những sinh hoạt của đời sống đáng nhớ.

Bà Mẹ Mìn

Tên các nhân vật trong câu chuyện sau đây hòan tòan do sự chọn lựa ngẫu nhiên, không hề ám chỉ về một ai.

Bà [mẹ mìn] đến mướn lại phòng nơi căn nhà có ba phòng ngủ của chị Tư hịên đang mướn. Trước lạ sau quen, rồi dần dà tình cảm xa quê hương vô tình nối liền hai khúc ruột, nhận nhau như tình mẹ con, cư xử với nhau lắm khi còn hơn người trong nhà.

Một hôm, mẹ mìn nói: "Con ơi, có người quen họ muốn mua nhà, nhưng không mua được vì họ mới qua, không có créđit, mẹ nhờ con côxai để giúp họ, vài năm sau con rút tên ra. Nếu con chịu, họ sẽ biếu con ít ngàn xài."

Chị Tư tuy nghèo, nhưng lại rất mực thương người, nhất là những người sang sau đến mụôn nên chị Tư nhận lời giúp ký giấy tờ cô xai (co-sign) mà không một mảy may ngần ngại, do dự, vì TIN.

Những gì đến, sẽ đến:

Khỏang sáu tháng sau, khi tiền quà mẹ mìn tặng đã xài hết, một phần giúp người nhà bên Vịêt nam, phần lo cho con cái nheo nhóc bên nầy, chị Tư thình lình bị FBI đến gõ cửa, lấy cung và báo cho biết chị bị buộc tội lường gạt lên đến hơn bốn trăm ngàn [$400,000+] của công ty cho vay tiền mua nhà [mortgage company.]

Chị Tư hoa mắt lên, như người mất trí! Thịêt hay ảo, thật hay gian, làm ơn hay mang họa, không biết mẹ mìn đã mang vào cổ chị cái gông chi vô hình, nhưng đau nhói trong tim. Chị khóc ròng rã, không biết thở than cùng ai.

Khi ra hầu tòa, nhân viên FBI và công tố vịên cho chị xem tòan bộ sơ đồ tổ chức lường gạt của mẹ mìn, cách chiêu mộ và đưa những nạn nhân vào tròng như chính chị, khi ấy, chị mới bật ngửa ra. Ôi thôi, chị đã ký vào hồ sơ mua bán nhà mà chính chị không biết rằng chẳng có ai cần chị giúp mua nhà cả, chẳng qua bị chính bà mẹ mìn dụ và nhiều người ngây thơ như chị, đứng tên mượn tiền mua nhà, vì họ và chị có cređit tốt, để rồi lường gạt công ty cho mượn tiền mua nhà tổng số lên đến bạc trịêu.

Căn nhà mà mẹ mìn dùng tên chị để mua khi chị chưa bao giờ có một mảy may biết hoặc có ý định dọn vào ở. Chị Tin, và không bao giờ muốn phụ lòng mẹ mìn, người vẫn xưng hô với chị là mẹ-con.

Mẹ mìn đã sử dụng chị để lường gạt người đã đành, bà còn dùng tất cả tên, tuổi, ngày sinh, tháng đẻ, số an sinh xã hội của chị để xin rất nhiều thẻ tín dụng (credit card,) rồi mua sắm mấy chục ngàn cho đến khi vỡ nợ. Chị không một mãy may hay biết chuỵên gì đã xảy ra! Các công ty thẻ tín dụng, gọi dịên thọai nhà chị ngày đêm đòi nợ, đòi tiền, hù xách, làm dữ, đe dọa mang chị ra tòa. Khiếp quá, chị cắt đường dây điện thọai luôn, thế là trong nhà không có một đường dây kêu cứu khi họan nạn.

Trước mặt thẩm phán tòa liên bang, chị khóc nức nở, khóc như hôm mất bà ngọai! Chiều thứ Sáu, năm giờ chiều, cả tòa thật vắng vẻ, trước mặt thẩm phán, bên cạnh lụât sư bịên hộ của tòa bổ nhịêm, nước mắt chị một lần nữa giàn giụa, chân tay chị bủn rủn, tòan thân như rã rời, đứng ngồi không yên, cố bình tâm để nhận chân ra những gì đang xảy ra chung quanh. Tai chị lung bùng, không biết vì chị đã khóc quá nhiều, hay vì chị đang lên cơn sốt, mặt chị đỏ như than hồng!

Sau khi bà thẩm phán lặp lại những câu hỏi về quyền lợi của một công dân Hoa kỳ đang đứng trước quan tòa theo hiến định, bà hỏi:

"How do you plea?" [Chị phát biểu thế nào (có tội hay không?)]

Chị Tư cố gượng bình tĩnh, lau nước mắt, nước mũi, trả lời một cách mếu máo:

"Thưa ngài, tôi có tội!" [Your Honor, I am guilty!]

Rồi chị Tư lại òa lên khóc, càng lúc càng oan tức hơn!

Ông cảnh sát tòa mang đến cho chị hộp giấy lau.

Cả tòa im như ngộp thở, như thiếu dưởng khí, thiếu ánh sáng của công lý. Người ta thường quá biết bao nhiêu vụ liên qan đến người thiếu học, kém Anh văn, vì tình thì ngay, ngay với người đồng hương của mình, nhưng lý, cái lý của lụât pháp Hoa kỳ thì không ngay.

Bà thẩm phán kiên nhẫn để cho chị nuốt gọn những giọt nước mắt, rồi bà nhìn thẳng vào chị và phán:

“Theo như những lời khai trong những ngày xử của vụ án nầy, tôi không thể chấp nhận tôi của chị. Vì khi đưa tay ra ký những hồ sơ mua bán nhà, chị không hề biết chị đã ký giấy tờ gì, với mục đích gì, lợi hại ra sao, chị không hề chủ mưu, chị không hề tham gia vào những mưu đồ phạm pháp. Nói chung, không thể nào chị nhận một tội danh mà chị không hề biết đó là tội. Tôi cho chị một thời gian nữa để suy nghĩ, đắn đo trước khi chị nhận tôi. Đúng một tháng sau, chị sẽ trở lại tòa."

Chị Tư bước ra khỏi tòa, những tia nắng như vàng chói làm viền của đám mây xam xám treo trên bầu trời chiều. Gió khô và nóng tạt vào người khư làm ráo hẳn đi những giọt nước mắt còn vương trên má. Chị hít cho thật đầy lồng ngực luồng khí nhẹ, tự do và cảm thấy vơi đi một chút đớn đau, âu lo, tuy không biết ngày mai sẽ ra sao. Còn bà mẹ mìn thì bồi thẩm đòan của chính tòa đó bắt tội [found guilty] với 21 tội danh [21 charges.]

Ngày có hẹn để cảnh sát đến nhà cài cái còng điện tử quản chế tại gia, bà đã cao bay xa chạy, bịêt tăm! Nhìn khuôn mặt của bà thẩm phán trong buổi điều trần về việc đào thóat của mẹ mìn, mọi người đều nhận ra nỗi căm phẫn khi bà ra lệnh cho tòan thể nhân viên công lực khắp nơi truy lung bắt mẹ mìn, lôi ra tòa để nhận án.

Hiện nay, Bà Mẹ Mìn vẫn còn nằm trong danh sách Most Wanted của FBI

Tâm tình tác giả: Chị Tư, một con người Vịêt, biểu tượng rất thực cho rất nhiều hòan cảnh hết sức thương tâm. Vì thiếu học, thiếu hướng dẫn, thiếu nâng đỡ, nhưng lại tràn đầy tình đồng hương, lòng nhân nhân hậu, chỉ vì chữ TIN, thành ra tương lai tàn rụi. Mong được đón nhận những nạn nhân của xã hội liên hệ đến pháp đình của Mỹ, để cảm thông và cùng nhau tìm một lối thóat tốt đẹp hơn.



Barnard Nguyen Đăng

image

Tình dục và những tai nạn chết người
Các đóng góp của Tòa Thánh trong diễn trình bình t...
Nụ cười và những giọt nước mắt của người Cuba
Việt Dzũng R.I.P: after 365 days
Đồng Văn, Hà Giang
Làm gì với vi phạm đạo đức tôn giáo?
Chuyện đời
Nhà văn Bùi Ngọc Tấn qua đời
Việt Nam, Cuba vẫn như ta với mình?
Babysit: "mang lại niềm vui cho người khác"
Crimea: không còn là niềm vui cho dân Nga !
Nghề làm “ tượng sống ” trên đường phố Châu Âu
Hoa Kỳ - Cuba đang tiến tới nối lại bang giao
Bắt Trẻ Đồng Xanh
Tiếp tục suy nghĩ về những vụ bắt bớ gần đây
Hai thế giới song song…
Lần tặng quà đau xót
Con Thiên Nga ‘dấu’…yêu!
Gà Đông Tảo
Nạn nhân của cơn sốt thẩm mỹ Hàn Quốc
Cảm xúc đến từ tim hay não?
Bệnh tật trong trại cải tạo
Thị trấn với hàng trăm mỹ nữ 'khát chồng'
Lịch sử những ca khúc Giáng Sinh nổi tiếng thế giớ...
Tại sao chúng ta ngáp?
Nuôi gái
Người Việt ở Nga 'hoang mang' vì kinh tế
Thảm sát trường học ở Pakistan
Phúc trình CIA sẽ làm nước Mỹ mạnh hơn
Cách đơn giản giữ ấm trong mùa Đông
Người cao tuổi giữ ấm trong mùa Thu - Đông
Các thói quen thời Trung Cổ
Pulque: Rượu của các vị thần Aztec
Bạn phải làm gì khi có nổ súng trong trường học
Huyền thoại về cái đẹp trong thơ
Đặc nhiệm nổ súng, giải cứu con tin ở Sydney
Người vợ quy hàng
Tuyển chọn 10 bài hát Giáng Sinh quốc tế, Noel hay...
Tuyết Nhi PSCD Messengers of Love Christmast Gala,...
Phỏng vấn Ô. Nguyễn Xuân Nghĩa về Thảm Họa Bắc Thu...

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.