Wednesday, December 17, 2014

Bệnh tật trong trại cải tạo

Cố Bác Sỹ Trần Vỹ, cựu bộ trưởng Bộ Y Tế thời Đệ nhất Cộng Hòa, người thầy rất đáng kính của tôi, viết trong cuốn hoi ký Tù Nhân Chính Trị của ông về cái chết của một người bạn đồng đội, chết trong trại tập trung 52-A ngoài Bắc: Đại Tá Đỗ Kiến N., cựu quận trưởng một quận Saigon. Người khá vạm vỡ, anh ấy thuộc thành phần những người chịu đựng rất khó khăn việc ăn uống thiếu thốn. Anh ấy phì ra, bị phù tất cả người và đi đứng khó khăn.

Cán bộ y tế ngây thơ cứ tưởng rằng chỉ cần kiêng muối cho cơ thể là làm biến mất bệnh phù, đã cho anh ăn đường. Điều này đã làm cho anh suy yếu thêm. Một buổi sáng, sau một đêm lạnh hơn thường lệ trong mùa, không thấy anh cử động khi tới giờ thức dậy, nhiều bạn bè nằm gần đến đánh thức anh nhưng anh không trả lời dù còn thở một cách yếu ớt! Đại Tá Đỗ Kiến N. đã chết sau đó.

Thầy Trần Vỹ viết tiếp: Vì sao N chết? Vì đói, Tất cả các bạn tù thì thầm. Vì bệnh phù thủng, cán bộ công an tuyên bố.

image
Ba chục năm đã qua đi kể từ cái chết đó. Ngày hôm nay, chúng ta hãy nhìn lại giai đoạn bi thảm này để suy nghĩ về những bệnh tật trong trại cải tạo.

Người tù cải tạo suy yếu từ thể xác đến tinh thần nên rất dễ mắc bệnh. Sức đề kháng của cơ thể họ xuống thấp một cách trầm trọng nên một cơn gió, một sự thay đổi thời tiết tầm thường cũng là một lý do đủ để làm người tù bỏ mạng hay liệt giường liệt chiếu nhiều tháng trời. Một cách tổng quát, ta có thể chia ra những bệnh tật trong tù ra làm ba nhóm bệnh chính:

1) Nhóm bệnh thứ nhất gây ra bởi sự thiếu dinh dưỡng.

image
Tôi đã ở trong trại cải tạo nhiều năm trời nên đã hiểu một cách rất rõ thế nào là cái đói trong những ngày tháng đen tối đó. Hãy nghe BS Trần Vỹ kể chuyện tù tội của ông: Một buổi xế trưa, khi đến bệnh xá để lấy thuốc cho các bạn tôi, tôi đã thấy cách một vài thước trước cửa vào, một người thường phạm đã suy mòn, ngồi ngay dưới đất bụi bậm, năn nỉ không ngừng với giọng rên rỉ:

-Ối ông cán bộ ơi, xin hãy thương sót tôi, hãy cho tôi ngay bây giờ chén cơm và cái trứng mà ông sẽ để lên quan tài khi tôi chết. Tôi đói quá, tôi không cần chúng sau khi tôi chết.

Quả đúng là như vậy, cái đói đưa tới cái chết một cách dễ dàng. Người Y Sỹ nào cũng biết được là sự thiếu sinh tố B1 có thể làm người ta chết. Một sự thiếu sinh tố A có thể làm người ta mù, thiếu sinh tố B12 sinh ra thiếu máu, vân vân và vân vân. Nếu sự thiếu thốn đó ngắn hạn, người ta có thể chịu đựng được nhưng nếu bị cải tạo năm này qua năm khác, làm sao tránh được những cái chết thê thảm như cái chết của Đại Tá Đỗ Kiến N. như đã mô tả ở trên.

2) Nhóm bệnh thứ nhì cũng rất quan trọng là những bệnh nhiễm trùng:

image
Khi bị đưa vào U Minh để cưỡng bách lao đông vào năm 1976, hai chân tôi nổi đầy những vết ghẻ lở. Vết thương này chưa lành thì lại có các vết thương khác nổi lên. Cho đến nay những vết thẹo vẫn còn đầy nơi hai cẳng chân của tôi.

Cuối năm 1976, tôi được chỉ định làm y sỹ cho những người tù đồng bọn. Một đàn anh của tôi, cựu dân biểu của một tỉnh mà tôi quên mất tên, Kiến Phong thì phải, hai mắt và da bỗng trở nên vàng khè, nước đái sậm đen như nước mắm. Tôi biết anh bị đau gan nặng mà đề nghị gửi đi bệnh viện cán bộ không cho nên cứ phải nhìn anh thoi thóp giữa đồng không mông quạnh của rừng núi Cà Mau. Không hiểu vì sao mà anh ta không chết và bệnh đau gan cũng không gây nên một cơn dịch đau gan như tôi sợ. Có lẽ vì đa số chúng tôi đã có được kháng thể trong người từ lâu rồi mà không hay, không biết.

Thầy Trần Vỹ kể lại trong sách đã nêu: Trong số những bệnh nhân có một cựu thiếu tá đã làm việc tại phủ Thủ Tướng. Anh ấy đã sốt nhiều ngày và bị đau ở ngực. Tôi đã áp tai vào lưng anh. Lúc bấy giờ tôi nghe rõ những dấu hiệu của chứng viêm phổi nhưng người ta nói không có gì trầm trọng và chích cho anh sinh tố B1. Tôi khuyên anh nên hỏi xin các bạn tù vài viên thuốc kháng sinh. Tôi không bao giờ biết được anh ta có tìm được kháng sinh hay không nhưng anh ta tiếp tục đi tới cái chòi nhỏ « bệnh xá » và vài ngày sau anh ta qua đời.

image
Thật sanh mạng một người tù cải tạo rẻ như bèo.

Người chỉ huy cũ của tôi, cựu Trung Tá Y Sỹ chỉ huy trưởng Quân Y Viện Phan Thanh Giản Cần Thơ trong thời gian bị cải tạo ngoài bắc đã phải mổ gấp một trường hợp sưng ruột dư cấp tánh cho một bạn tù trong những điều kiện rất là trung cổ, khi nghe kể lại trong lần anh ghé Montréal thăm chúng tôi, tôi còn rợn tóc gáy, nổi da gà. Nghĩa là chẳng có dao mổ, có khử trùng gì cả. Biết làm sao hơn, không mổ thì cầm chắc cái chết. Ông thầy của tôi mát tay nên đã cứu được bệnh nhân tuy anh khiêm nhường nói là: "Thằng ấy số nó chưa chết!".

3) Nhóm bệnh thứ ba là nhóm bệnh thuộc về tâm thần.

Sự tuyệt vọng gây nên những chứng bệnh mà chúng tôi gọi là Depression majeure. Người bệnh không còn thiết sống nữa. Những trường hợp tự tử tôi nghe kể lại rất nhiều tuy không chứng kiến, lý do là thời gian cải tạo của tôi tương đối ngắn, chỉ không bằng một phần nhỏ thời gian tù tội của những người khác.

Tuy nhiên có một trường hợp mà tôi là nhân chứng đàng hoàng. Một cựu đại úy được đưa vào cưỡng bách lao động với tôi tại Kim Quy, Đá Bạc thuộc tỉnh Cà Mau. Anh ta vốn là lính kiểng, con nhà giàu, học xong bị động viên và vào quân đội mà thôi chứ tôi nghĩ cũng chưa từng giết ai bao giờ. Vào tù được ít lâu thì vợ bỏ theo cán bộ CS trung úy công an gì đó. Cha mẹ già yếu lo buồn sau đó cũng qua đời. Ít lâu sau anh lại nhận được tin đứa con trai 5 tuổi cũng chết luôn không hiểu tại sao.

image
Một đêm cuối tháng 12 chúng tôi đang nằm ngủ trong những cái chòi dựng tạm bợ giữa núi rừng Cà Mâu thì bỗng thấy tiếng ai gào lên trong đêm trường tịch mịch « ĐM HCM, ĐM HCM »

Anh bạn đồng tù của tôi đã phát điên lên vì đau khổ.

Ba mươi năm đã qua đi từ những kỷ niệm đau thương đó. Lòng tôi bây giờ giá lạnh. Tôi không còn hận thù gì những người đã từng làm cán bộ quản giáo của tôi. Tôi biết là họ cũng như tôi chỉ là những phần tử thụ động. Tôi sẵn sàng tha thứ cho những khuôn mặt một thời hét ra lửa mửa ra khói đó nhưng làm sao quên được những người bất hạnh? Sinh ra không đúng thời, sống không đúng chỗ./.



BS Trần Mộng Lâm

*****

Aug 01, 2013
Bài Đọc Suy Gẫm: Cải Tạo Ngược. Khi cán bộ cộng sản hát kinh “Veni creator” của đạo Công Giáo thì người bị tù, đã cải tạo ngược lại những người cai tù. Nhân dịp tháng 7 năm 2013, Tòa thánh Vatican bế mạc (đóng lại, ...

Oct 11, 2014
Buổi sáng hôm đó, tôi thức dậy sớm, chuẩn bị đi trình diện cải tạo. Lòng ngổn ngang trăm mối tơ vò. Chuyến đi lành ít, dữ nhiều. Phải chăng đây là những giây phút cuối cùng bên vợ dại con thơ. Tương lai mịt mờ, biết ra sao ...

Aug 04, 2011
Tôi khai quen biết anh Phong ở trại cải tạo Xuyên Mộc thuộc tỉnh Đồng Nai do Phong còn độc thân, ba Phong bị đau bao tử nặng nên gửi đồ thăm nuôi nhờ vợ tôi mang giùm vào trại trao đồ tiếp tế cho Phong. Chúng tôi quen ...

Jun 15, 2011
Còn những vàng bạc, kim cương, đô la, tài sản tịch thu, chiếm đoạt được trong các cuộc đánh tư sản, cải tạo công thương nghiệp - nhà cửa của tù cãi tạo, của dân bị đuổi đi kinh tế mới, những tấn vàng của VNCH để lại, ...

Apr 19, 2011

Thù chồng. image. Năm đó tôi sửa soạn lên lớp đệ Tam. Trong suốt những năm ở bậc trung học, thường thường năm nào cha mẹ tôi cũng bắt đi học hè, nhưng vì lớp đệ Tam được xem là lớp dưỡng sức nên năm đó tôi tha ...

image

Thị trấn với hàng trăm mỹ nữ 'khát chồng'
Lịch sử những ca khúc Giáng Sinh nổi tiếng thế giớ...
Tại sao chúng ta ngáp?
Nuôi gái
Người Việt ở Nga 'hoang mang' vì kinh tế
Thảm sát trường học ở Pakistan
Phúc trình CIA sẽ làm nước Mỹ mạnh hơn
Cách đơn giản giữ ấm trong mùa Đông
Người cao tuổi giữ ấm trong mùa Thu - Đông
Các thói quen thời Trung Cổ
Pulque: Rượu của các vị thần Aztec
Bạn phải làm gì khi có nổ súng trong trường học
Huyền thoại về cái đẹp trong thơ
Đặc nhiệm nổ súng, giải cứu con tin ở Sydney
Người vợ quy hàng
Tuyển chọn 10 bài hát Giáng Sinh quốc tế, Noel hay...
Tuyết Nhi PSCD Messengers of Love Christmast Gala,...
Phỏng vấn Ô. Nguyễn Xuân Nghĩa về Thảm Họa Bắc Thu...
MOL 5
Chúng tôi muốn sống - We want to live (captioned)
Khi thủ tướng X tham gia chương trình Chúng Tôi Mu...
Bài giảng trong thánh lễ cầu nguyện cho Công Lý và...
Quê Hương Bỏ Lại
Những tay guitar rock không thể thay thế
Đồng Rúp rơi tự do, Putin còn cầm cự được bao lâu?...
Nhân quyền ở Việt Nam - chính sách và thực tiễn
Làm sao liên lạc người ngoài hành tinh?
Tỉnh Aceh của Indonesia sắp áp dụng luật Hồi giáo ...
Những người đoạt giải Nobel Hòa bình kêu gọi hành ...
Ý thức nữ quyền trong tác phẩm của các nhà văn nữ ...
Hành trình đến tự do: và cơ hội hòa giải
Thượng Viện Canada mở hội nghị: Dùng hòa ước Paris...
LOẠN
Những tình huống bất ngờ...
Xe đò giường nằm Việt Nam dưới con mắt người nước ...
Uber là gì?
Tôi rất tự hào khi được sống ở Mỹ
Nghĩ ngược về hội nhập và tỉnh táo khi truyền thôn...
Rượu ngon, đắt tiền, rẻ tiền và khom lưng
Truyền thống bia rượu ở Việt Nam

1 comment:

  1. Đọc bàí " Bệnh tật trong trại cải tạo " làm tôi nhớ lại chuyện của tôi.Tôi đi cải tạo vùng U minh Cà mau Châu Đốc gì đó không biết rỏ (?) Tôi bị " gangrene gazeuse " ở chân vì nhảy từ trên tàu chở cải tạo xuống bờ sông và vấp phải một khúc gổ mục. Mấy ngày sao thì bị sốt và phù thủng quanh vết thương. Bệnh nầy thì chỉ có trụ sinh penicilline là trị được thôi. Tôi phụ trách y tế cho đại đội túi thuốc chỉ có vài chục viên thuốc nhứt đầu, tiêu chảy và vài thứ lẩm cẩm khác chớ làm gì có trụ sinh.Tôi lên cơn sốt ,nghỉ là thôi chết rồi mà có đưa về Cà Mau được thì củng cắt chân ( amputation ) mà củng chưa chắc sống nổi. Có anh dược sỉ cải tạo trong đại đội cho tôi hai chai " peni ". Thế là khỏi ! Bây giờ hồi tưởng lại cái ân nghỉa nầy làm sao quên được và làm sao trả được đây !!! Còn nhiều nửa...

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.