Dù đã có một số tiến
bộ đáng kể ở một số khu vực, chính quyền Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa để thuyết
phục người dân rằng chiến dịch chống tham nhũng đang mang lại hiệu quả.
Nhận định trên được
Đại sứ Anh quốc, ông Giles Lever, đưa ra trong cuộc phỏng vấn qua email với BBC
ngày 4/12.
Ông Lever cũng cho rằng
truyền thông và xã hội dân sự tại Việt Nam cần được bảo vệ và tạo điều kiện để
phát triển nhằm hỗ trợ cho công tác chống tham nhũng của chính phủ.
BBC: Tại Đối
thoại Chống tham nhũng lần thứ 13 hôm 26/11, đáp lại phát biểu 'đánh chuột đừng
làm vỡ bình' của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về chống tham nhũng, ông nói:
"Bọn chuột cũng phải nhận được thông điệp rằng, nhà này không còn là nơi
chúng có thể sống an toàn. Nếu không, chuột sẽ chiếm nhà và chúng ta sẽ không
còn an toàn sống trong đó nữa".
Khi dùng từ 'Nhà',
ông đã nói đến chính phủ, hay xã hội Việt Nam? Theo ông thì liệu chuột đã sắp
chiếm 'Nhà' hay chưa, và 'Nhà' này liệu có đủ an toàn để sống vào thời điểm hiện
tại không?
Đại sứ Giles Lever
ghi nhận nỗ lực chống tham nhũng tại Việt Nam đã đạt được tiến triển ở một số
lĩnh vực
Đại sứ Giles Lever:
Tôi nghĩ rằng quan điểm cá nhân của tôi không quan trọng bằng số liệu thực tế.
Chỉ số Nhận thức Tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) năm 2013 xếp Việt
Nam vào hạng thứ 116 trên 177 nước được khảo sát.
Theo số liệu của TI,
tính trong năm 2013, 55% người dân Việt Nam tin rằng nạn tham nhũng đang ngày
càng nghiêm trọng, 27% nghĩ rằng nạn tham nhũng vẫn không có gì thay đổi và chỉ
18% nghĩ rằng tình trạng tham nhũng đang được cải thiện.
Chỉ số Năng lực Cạnh
tranh Cấp tỉnh năm 2013 (PCI), một trong các khảo sát quan trọng về tâm lý
doanh nghiệp tại Việt Nam, cho thấy các nhà đầu tư nghĩ rằng tham nhũng ở Việt
Nam nghiêm trọng hơn so với nhiều nước trong khu vực, trong đó có Thái Lan,
Phillippines, Indonesia và Campuchia.
Tuy nhiên chỉ số PCI
cũng cho thấy các doanh nghiệp nghĩ rằng tình trạng tham nhũng vặt đang giảm dần.
Khảo sát thường niên
của UNDP về quản lý cấp tỉnh tại Việt Nam (còn được gọi là PAPI), dựa trên thống
kê trên toàn quốc, cho thấy nỗ lực chống tham nhũng của nhà chức trách đang có
tiến triển. PAPI cũng cho thấy một số tỉnh ở Việt Nam đang có những tiến bộ
đáng kể.
Tuy nhiên, gần một nửa
những người được khảo sát nói họ phải hối lộ để được nhận chăm sóc y tế tại bệnh
viện.
Như vậy, dù một số
khu vực đã có cải thiện, tham nhũng vẫn là một thách thức lớn tại Việt Nam.
Mặt khác, có thể là
một vài số liệu chỉ đơn thuần nói lên rằng người dân đang ngày càng nhận thức
rõ hơn về tham nhũng, hơn là biểu thị xu hướng tham nhũng.
BBC: Ông nói tại
buổi đối thoại rằng giải pháp tốt nhất để xử lý chuột là "một con mèo dữ
hơn, bẫy chuột hiệu quả hơn hay thuốc chuột tốt hơn". Liệu Ban nội chính
Trung ương, do ông Nguyễn Bá Thanh đứng đầu, có phải là một con mèo đủ hiệu quả
hay chưa? Ông có cho rằng nỗ lực chống tham nhũng hiện nay sẽ để lại kết quả
lâu dài?
Đại sứ Giles Lever:
Một trong những thông điệp chính tại Đối thoại chống Tham nhũng là hành động hiệu
quả nhằm chống tham nhũng cần đi đôi với một giải pháp toàn diện. Tất cả các
bên liên quan, các cơ quan hành pháp của chính phủ, cần hợp tác chặt chẽ.
Vì vậy việc chỉ tập
trung vào một cơ quan là không đúng.
Số liệu của chính phủ
Việt Nam cho thấy họ đang ngày càng trở nên thành công hơn trong việc thu hồi
các tài sản tham ô, và đây là điều đáng khích lệ.
Việt Nam cũng đã áp
đặt một số quy định chặt chẽ nhằm ngăn chặn nạn rửa tiền - điều được Lực lượng
Đặc nhiệm Tài chính Quốc tế công nhận.
Anh quốc, thông qua
Cơ quan Chống tội phạm Quốc gia, đã cung cấp các khóa huấn luyện đặc biệt cho
các điều tra viên tài chính.
Tuy nhiên, những kết
quả khảo sát cho thấy chính quyền Việt Nam vẫn còn nhiều việc cần làm nhằm thuyết
phục người dân rằng chiến dịch chống tham nhũng đang mang lại hiệu quả.
Theo kết quả Khảo
sát Tham nhũng Toàn cầu năm 2013, chỉ 38% người được hỏi nói họ sẽ báo cáo về
hành vi tham nhũng. Phần lớn đều nói họ sẽ không báo cáo vì cho rằng "sẽ
không thay đổi được gì".
BBC: Ông từng thừa
nhận một số doanh nghiệp nước ngoài đã dính líu đến hối lộ tại Việt Nam và ông
nói họ chỉ là các nạn nhân của nạn tham nhũng. Tuy nhiên từ phía mình, liệu
chính phủ Anh có thể làm được gì để ngăn các doanh nghiệp nước mình dính vào
tham nhũng tại Việt Nam?
Đại sứ Giles Lever:
Điều đáng tiếc là một số doanh nghiệp nước ngoài đã dính líu vào tham nhũng tại
Việt Nam, cụ thể là một vụ án gần đây trong đó một công ty Mỹ thừa nhận trước
tòa án đã hối lộ cho các quan chức Bộ Y tế Việt Nam để nhận được hợp đồng.
Thế nhưng tôi không
nghĩ rằng đây là điều thường thấy. Nhiều công ty nước ngoài, kể cả công ty Việt
Nam, muốn được kinh doanh hợp pháp. Và chúng tôi luôn nhắc nhở các công ty Anh
quốc hoạt động tại Việt Nam phải tuân thủ Luật chống Hối lộ tại Anh - vốn quy định
việc đưa hay nhận hối lộ dưới bất cứ hình thức nào, ở bất cứ đâu trên thế giới,
là bất hợp pháp.
Hiện nay chúng tôi
đang chứng kiến ngày càng có nhiều công ty và nhóm doanh nghiệp cùng nhau đóng
vai trò tích cực hơn trong nỗ lực chống tham nhũng.
Chính phủ Anh đang hỗ
trợ cho việc ra mắt Liên minh Liêm chính Việt Nam (VIA) vào tháng 12 này. Đây
là một dự án giúp liên kết các doanh nghiệp hoạt động với tiêu chuẩn liêm chính
và đạo đức cao tại Việt Nam.
Hiện đã có 40 doanh
nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp nước ngoài, đăng ký gia nhập liên minh này. Tuy
nhiên cánh cửa cũng đang mở rộng đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Trong khi đó, Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cũng đang triển khai dự án chống tham nhũng
riêng, với tên gọi Dự án 12. Đơn vị này cũng đã khẳng định sẽ hợp tác chặt chẽ
với VIA. Như vậy, đây là một tin tốt.
BBC: Ông nói rằng
ông đã từng chứng kiến một số quốc gia nơi chuột được để cho quá lớn. Ông đã
nói đến những quốc gia nào, và họ đã đối phó với vấn đề này ra sao?
Đại sứ Giles Lever:
Đối thoại chống tham nhũng mà Anh quốc đồng chủ trì là một diễn đàn tốt để chia
sẻ kinh nghiệm và giải pháp từ các nước trên thế giới.
Tôi đã đề cập đến
nhu cầu cho một giải pháp toàn diện và việc thành lập các cơ quan chống tham
nhũng có quyền hành. Một số chủ đề chính khác của cuộc đối thoại năm nay mà tôi
nghĩ là sẽ có ích cho Việt Nam, đó là:
* Tăng cường thực hiện
giao dịch cũng như công tác quản lý qua mạng. Giảm giao dịch bằng tiền mặt cũng
như các thủ tục bằng giấy. Việc hối lộ thanh tra thuế sẽ khó khăn hơn nếu như
quy trình hồi thuế được thực hiện tự động mà không cần sự tiếp xúc trực tiếp.
* Vai trò của truyền
thông và xã hội dân sự trong công tác chống tham nhũng là vô cùng quan trọng, cần
được khuyến khích và bảo vệ. Các điều luật về việc bảo vệ người cung cấp tin
cũng cần được quy định chặt chẽ.
* Một hệ thống thu hồi
tài sản mà không cần dựa trên án hình sự có thể là công cụ quan trọng trong việc
chống tham nhũng.
Anh quốc, EU và các
nhà tài trợ khác sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong công tác chống tham nhũng,
trong lúc nước này chuẩn bị cho đợt tự đánh giá việc thực hiện Công ước Liên Hiệp
Quốc về Phòng chống Tham nhũng.
Ví dụ, một dự án của
Bộ Phát triển Quốc tế của Anh đang hỗ trợ cho một quy định mới nhằm cải thiện
tính minh bạch trong ngành xây dựng.
Chương trình cải
cách hệ thống tư pháp do EU giúp thực hiện cũng sẽ bao gồm việc cải thiện khuôn
khổ pháp lý cũng như khả năng hành pháp trong vấn đề chống tham nhũng.
*****
Oct 08, 2014
Nếu thật sự đây là
nhà nước pháp quyền và mọi công dân đều bình đẳng thì các cơ quan bảo vệ pháp
luật như Công an, Viện kiểm sát, tòa án cứ căn cứ theo pháp luật để xử lý nghi
can, bất kể là dân đen hay đảng viên cao cấp. .... Làm thế nào để 'Đập bể cái
bình nhưng đừng để chết con Chuột"? hay nói cách khác làm thế nào để thay
đổi 1 chế độ, tiêu diệt Cộng Sản, bất bạo động, tránh xung đột đổ máu? và để
dành những con chuột đó cho quốc dân đồng bào ...
Oct 16, 2014
Bác Hồ dạy rồi, cha
ông ta dạy rồi, đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao diệt được chuột mà bảo
vệ được bình hoa. Tức là phải giữ cho được cái ổn .... Đập chuột, đập bóng, đập
hình? Đập chi chuột thật, bể bình Trọng ơi ...
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.