Giấc
ngủ là một nguyên tắc hoạt động của đồng hồ sinh học
Vì
sao chúng ta cần ngủ? Câu hỏi này vẫn làm đau đầu nhiều nhà khoa học nhưng giờ
đây đã có một số giả thiết lý thú giải thích lý do tại sao chúng ta cần ngủ
mỗi ngày.
Một
số người cần ngủ tám tiếng. Một số người chỉ cần bốn tiếng là đủ. Nhưng suy
cho cùng thì ai cũng cần phải ngủ. Ngủ quan trọng giống như thở và ăn vậy.
Vẫn
chưa hiểu giấc ngủ
Ấy
vậy mà, sau hàng chục năm nghiên cứu, các nhà khoa học vẫn không biết tại sao
chúng ta lại ngủ.
Tuy
nhiên, đã xuất hiện một số đầu mối và giả thiết lý thú. Một đầu mối rất rõ
ràng là tất cả chúng ta đều cảm thấy khỏe hơn sau một giấc ngủ ngon và cảm
thấy mệt nếu không ngủ đầy đủ.
Ở
con người thì nhu cầu ngủ sẽ rất mạnh sau nhiều ngày không ngủ đến mức không gì
có thể đánh thức được bạn. Có trường hợp ngủ đứng ngay cả khi bị người khác đá
hoặc chơi nhạc inh ỏi ngay bên tai.
Chỉ
cần vài ngày không ngủ thì đầu óc con người sẽ lẫn lộn, hay quên và bị ảo
giác. Kỷ lục thế giới về việc không ngủ là 11 ngày liên tiếp.
Nhưng
nếu nói chúng ta cần ngủ vì chúng ta mỏi mệt chẳng khác gì nói rằng chúng ta
cần ăn vì đói.
Vấn đề là tại sao chúng ta lại ngủ, chứ không phải tại sao chúng
ta cần ngủ.
Một
giả thiết được đưa ra trong những năm gần đây là giấc ngủ giúp chúng ta xử lý
và củng cố những điều mới thu nạp vào trí nhớ. Bộ nhớ của con người là một kỳ
quan tâm lý học và một số công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng giấc ngủ giúp
duy trì trí nhớ mà chúng ta không thấy được.
Ngủ
trưa có lợi
Nhiều
khi quá mệt mỏi trong giờ làm việc, bạn nên ngủ một chút
Một
trong số đó là ông Matthew Walker và các đồng nghiệp ở Đại học California đã có các bài
kiểm tra năng lực như ghi nhớ với một loạt các hình được trưng ra trên máy
tính. Một nửa những người tình nguyện tham gia bài kiểm tra này tiếp xúc các
hình này vào buổi sáng và nửa còn lại vào buổi tối. Để kiểm tra trí nhớ những
người này ông Walker
đưa họ trở lại phòng thí nghiệm. Những người trong ca sáng từ sau đó đã không
ngủ còn những người trong ca tối quay lại sau khi đã được ngủ một đêm.
Kết quả
là những người được ngủ nhớ những gì họ đã học tốt hơn.
Có
một tin tốt dành cho những người thích ngủ trưa hay có thói quen chợp mắt một
chút. Những nghiên cứu so sánh tương tự cho thấy bạn sẽ có trí nhớ tốt hơn nhờ
vào giấc ngủ ngày. Do đó, nếu bạn đã học hành hay làm việc căng thẳng trong
buổi sáng thì cũng đừng có quá khe khắt với bản thân nếu bạn muốn chợp mắt một
chút.
Một
trường phái cho rằng giấc ngủ giúp cho trí nhớ bằng cách tái khởi động và tái
tổ chức lại trí nhớ mà không bị những suy nghĩ mông lung chen vào. Bằng chứng
của việc này đến từ một số nghiên cứu sử dụng các biện pháp ghi lại trực
tiếp hoạt động của não bộ. Chẳng hạn khi dơi được huấn luyện tìm đường trong
một mê cung thì não bộ của chúng trong khi ngủ cũng hoạt động theo đúng quy
trình mà khi chúng đang bay trong mê cung. Điều này cho thấy não bộ đang ghi
nhớ lại những gì đã xảy ra.
Một
giấc ngủ cũng giúp làm vơi đi những trải nghiệm tiêu cực. Một công trình
nghiên cứu được công bố hồi năm ngoái của nhóm của ông Walker cũng đưa ra một giả thiết thú vị rằng
bộ não của chúng ta trong khi ngủ cũng xử lý những điều đau buồn mà chúng ta
đã trải qua.
Giấc
mơ từ trí nhớ
Bạn
có thể không ngủ được trong bao lâu?
Từ
đó chúng ta có được hiểu biết quan trọng về một hiện tượng lý thú là giấc mơ.
Những chuyến phiêu lưu lạ kỳ trong đầu chúng khi chúng ta ngủ có thể là sản phẩm
của việc trí nhớ chúng ta tái khởi động để giữ cho nó luôn tươi mới và của
việc não bộ chúng ta đang tìm cách tìm liên kết tất cả những gì mà chúng ta
đã trải qua.
Điều
này cũng giải thích tại sao khi mất ngủ thì gây ra ảo giác. Nếu trí nhớ của
chúng ta không được tái tổ chức lại do mất ngủ thì giấc mơ sẽ xuất hiện khi
chúng ta đang tỉnh khiến chúng ta khó mà phân biệt được đâu là thực tế còn đâu
là đời sống nội tâm.
Bên
cạnh việc giấc ngủ giữ cho đầu óc của chúng ta khỏe mạnh, nó còn giúp cơ thể chúng
ta thực hiện một số công việc ‘quản gia’ chẳng hạn như sửa chữa những tế bào
bị hư hại.
Tuy
nhiên một số khoa học gia cho rằng mục đích của giấc ngủ không phải là để phục
hồi hư hại. Thật ra, họ cho rằng cách đặt vấn đề ‘tại sao chúng ta ngủ’ là
sai lầm. Vấn đề đúng phải là ‘tại sao chúng ta thức’.
Nếu
con người trong trạng thái an toàn, ấm áp và no đủ thì sẽ phí phạm năng lượng
nếu họ tỉnh táo và vận động và có thể còn gặp rắc rối. Theo cách lập luận
này thì các nhà khoa học cho rằng bạn chỉ nên thức khi bạn buộc phải thức và
ngủ khi cần thiết.
Một
điều chắc chắn là không chỉ chúng ta cần phải ngủ mà giấc ngủ còn giúp ích cho
cơ thể và tinh thần. Mặc dầu mỗi người trong chúng ta cần thời lượng ngủ khác
nhau, trung bình con người cần ngủ bảy tiếng mỗi ngày và những ai ngủ ít hơn
mức này nhiều sẽ có rủi ro bị mắc nhiều chứng bệnh khác nhau như bệnh tim và
bị giảm thọ.
Do
đó, thay vì cảm thấy tội lỗi nếu bạn cảm thấy muốn ngủ thì hãy nghĩ rằng giấc
ngủ sẽ đem lại lợi ích như thế nào cho bạn.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.