Monday, November 24, 2014

Bi kịch cuộc đời cô gái người Indonesia

Năm 2010 – mới 19 tuổi - cô là một trong hàng ngàn phụ nữ Indonesia rời gia đình đi tìm kiếm vận may khi làm việc như những người giúp việc gia đình tại một thành phố lớn.

image
Sumarti Ningsih ra đời trong một ngôi làng nhỏ ở sâu trong vùng nông thôn miền Trung Java. Cô đã bị giết và thi hài bị phân hủy trong một chiếc va li trên một ban công ở Hồng Kông. Cô chỉ mới 23 tuổi.
Những phụ nữ này đến Singapore, Đài Loan và Hồng Kông để kiếm việc làm với mức lương cao. Họ trở thành một nguồn tài chính quan trọng cho gia đình mình. Cuối cùng khi trở về, họ mang theo đôla Mỹ và những câu chuyện về cuộc sống ở nước ngoài.

image
Điều đó đã không xảy ra với Sumarti. Nhân viên ngân hàng người Anh Rurik Jutting bị buộc tội giết cô và một phụ nữ Indonesia khác là Seneng Mujiasih.

Làng Gandrungmangu, Cilacap, Indonesia

image
Phải mất 10 giờ để đến Cilacap bằng đường bộ từ thủ đô của Indonesia, Jakarta.
Đó là một hành trình qua những con đường quanh co và những cánh đồng lúa trải dài. Lúc này lúc khác địa hình miền núi thật nguy hiểm và một xe buýt hay xe máy có thể bất ngờ xuất hiện bất cứ lúc nào ở góc ngoặt.
Sâu trong vùng làng quê Indonesia là một thế giới khác xa so với cuộc sống tại thành phố lớn.
Ở nhà của Sumarti trong làng Gandrungmangu, một đám đông đã tụ tập trong bóng tối vì mất điện chuẩn bị cho một lễ Hồi giáo để tưởng nhớ cô.

image
Cha mẹ của Sumarti - một đôi vợ chồng già đau khổ - ở đó.
Nhưng nếu cô ở lại đây, cuộc sống của cô trong ngôi làng này sẽ là những việc làm vất vả. Mọi người ở đây thức dậy từ sáng sớm để bắt đầu các nghi lễ trong ngày. Cầu nguyện, dọn dẹp, nấu ăn, cấy trồng – và cuộc đời cô sẽ được lấp đầy bởi những ngày tháng như vậy.

image
"Cô đã thấy tiền bạn bè đi làm ở những nơi như Hồng Kông," mẹ cô nói với tôi. "Cô không hài lòng với cuộc sống ở đây. Cô muốn làm được nhiều hơn cho chúng tôi và cho bản thân mình."
Cũng vì cho Mohammad, cậu con trai năm tuổi của cô nữa. Được bà ngoại nuôi dưỡng cậu bé còn chưa biết gì cái chết của mẹ mình.

image
Chồng Sumati là một người đàn ông ở ngôi làng gần đó nhưng ông này đã bỏ đi ngay sau khi con của họ ra đời và không tham gia vì trong việc nuôi dưỡng cậu.
"Cháu nó đi khi thằng bé mới 40 ngày tuổi. Nhưng cháu luôn gửi tiền về cho con và nói với chúng tôi rằng chúng tôi phải mua cho thằng bé bất cứ cái gì mà nó muốn."
Ít phụ nữ bằng tuổi Sumarti ở lại Gandrungmangu. Người dân địa phương cho biết 80% phụ nữ ở đây đi ra nước ngoài để làm việc. Họ hầu như không được đi học và phải tìm việc làm để phụ giúp gia đình.

Sumarti rất hào phóng. Điều đó có thể thấy rất rõ từ những bằng chứng trong nhà. Động lực của cô là tìm cách cải thiện cuộc sống cho gia đình mình, để họ được giàu có hơn.
"Cháu đã giúp tôi xây ngôi nhà này," cha cô, ông Ahmad Kaliman, nói và chỉ vào cả chiếc máy giặt và đầu DVD cô đã mua cho họ. "Đôi khi cháu gửi cho chúng tôi 3 triệu rupiah (tương đương 300 USD), có khi là 6 triệu rupiah. Cháu là một cô con gái rất tốt bụng."

image
Sumarti lần đầu tiên rời Gandrungmangu đi Hồng Kông là vào năm 2010, khi mới có 19 tuổi, nhưng cô quay trở lại vào năm 2013. Tại thời điểm đó cô nói với cha mẹ của mình rằng cô đã quá mệt mỏi và cô muốn cải thiện thêm các kỹ năng của mình.
Sau đó cô trở lại Hong Kong, thời gian này là theo một thị thực du lịch. Cha mẹ cô dường như không biết làm thế nào cô có thể làm việc khi không có các giấy tờ thích hợp - hoặc có lẽ họ đã không hỏi.

Trong mọi trường hợp thì tiền vẫn được gửi về.

Cô trở về nhà hồi tháng Bảy vào dịp lễ Hồi giáo Eid. Cô yêu thích trở về thăm nhà, mẹ cô nói với chúng tôi. Cô dành nhiều giờ trong bếp nấu nướng và làm các món ăn ngọt của Indonesia cho gia đình. Đó là công việc yêu thích khi rảnh rỗi của cô.
Nhưng một lần nữa cô quay lại Hồng Kông. Lần này, mặc dù Sumarti nói với cha rằng cô sẽ về trong một vài tháng – trên thực tế chậm nhất là đầu tháng Mười Một. Visa du lịch của cô hết hạn vào ngày 02 tháng 11.

Nhưng chỉ vài ngày trước khi cô theo dự định sẽ trở về nhà thì gia đình được tin cô đã chết trong căn hộ của Rurik Jutting. Bây giờ cái chết của cô là điều duy nhất tất cả mọi người trong làng nói tới.
Mohammad, cậu em trai 15 tuổi của Sumarti, nhớ lại người chị gái đã mua cho cậu cây đàn guitar và người cũng ăn mặc giống như bất kỳ cô gái nào khác trong làng khi chị ở nhà.
"Chị ấy nói chị cảm thấy ở đó an toàn và sẽ chẳng có điều gì xấu xảy ra cả."

Hong Kong

image
Chủ nhật người làm nghề giúp việc biến một góc Công viên Victoria thành "Java thu nhỏ"
Nhưng cuộc sống của một người làm nghề giúp việc ở Hồng Kông không phải là dễ dàng. Mong đợi của người sử dụng lao động là rất cao, và họ thường ít kiên nhẫn với những công nhân đang cố gắng điều chỉnh cho thích hợp. Dậy từ sớm, chăm sóc trẻ con, nấu ăn, dọn dẹp - công việc hàng ngày mà một người giúp việc gia đình làm để kiếm được 500 đôla một tháng.

Đó là một khoản tiền lớn ở làng, nhưng ở Hong Kong, thì nó chẳng phải là nhiều.

Lần theo các bước đi của Sumarti sau khi cô đến Hồng Kông làm công việc người giúp việc là cả một thách thức. Chúng tôi biết rằng cuối cùng cô đã từ bỏ công việc đó, nhưng sau đó cô ở lại bằng cách nào và những nơi cô đã làm sau đó vẫn là một điều bí ẩn.
Tất cả những gì là đã rõ là cô đang làm việc bất hợp pháp tại Hồng Kông - một sự liều lĩnh ghê gớm, nhưng là một điều Sumarti đã làm bất kể nguy hiểm như thế nào.

image
New Makati là nơi lần cuối người ta nhìn thấy Sumarti
Lydia (không phải tên thật của cô) đã làm việc bất hợp pháp tại Hồng Kông vài năm nay. Giống như Sumarti, cô đến Hồng Kông theo visa làm người giúp việc - nhưng cô bỏ nghề đó để tìm công việc làm được trả lương cao hơn. Cứ vài tuần cô lại phải thay đổi địa chỉ và thay đổi công việc để đảm bảo cảnh sát Hồng Kông không tìm ra cô.
Lydia biết cả Sumarti và Seneng. Cô cho biết họ sống trong một khu nhà trọ của những người lao động bất hợp pháp - một căn hộ được chia thành những phòng nhỏ với một phòng bếp và một phòng tắm.
Lydia nói với chúng tôi rằng một số người giúp việc người Indonesia đã hết hạn visa rốt cuộc đều tới các các quán bar tồi tàn ở Wan-Chai, khu vực giải trí của Hong Kong.

image
Trước khi tìm thấy xác cô, người ta thấy Sumarti vào tòa nhà này ở Wan Chai
Họ không phải là gái mại dâm theo nghĩa chính thức của từ này – mà cô gọi họ là "những cô gái được trả tiền để có một thời gian thú vị".
Cô đưa chúng tôi đến một vài câu lạc bộ - trong đó có câu lạc bộ New Makati, nơi lần cuối người ta còn nhìn thấy Sumarti. Trong góc nhà, một người đàn ông da trắng lớn tuổi đang sờ sẩm hai người phụ nữ trẻ châu Á, hôn cả hai người một lúc, và dúi xấp tiền vào túi sau chiếc quần jean của họ. Rõ ràng là họ say rượu và dường như không hề bị cưỡng ép.

Thật là một sự tương phản - các cô gái mặc váy thun rẻ tiền dính chặt vào người, trong khi nhiều người đàn ông trong những chiếc sơ mi Oxford xanh da trời cài cúc, trông như họ vừa bước ra khỏi một cửa hàng của hãng quần áo Gap vậy.

image
Cảnh sát (trong ảnh đang lục soát nơi ở của ông Jutting) đã tìm thấy xác Sumarti trong một chiếc vali
Mại dâm không phải là bất hợp pháp ở Hồng Kông nhưng chắc chắn không phải điều các cô gái muốn nói tới.
"Người lao động nhập cư từ Indonesia đến Hồng Kông với cả triệu ước mơ và hy vọng," Sringatin, Phó trưởng Hiệp hội Người lao động di trú Indonesia tại Hồng Kông nói. "Họ muốn mang lại một tương lai tốt đẹp hơn cho gia đình mình. Những giấc mơ đó buộc họ phải làm bất cứ việc gì để tất cả mọi người ở nhà thấy họ đã thành công. Thất bại không phải là một lựa chọn."

Trở về

image
Thi hài của Sumarti được đưa bằng máy bay về Jakarta vài ngày sau khi cô chết và sau đó được đưa bằng xe hơi về làng của cô. Cô được chôn cất tại nghĩa trang làng. Các nghi lễ vào sáng sớm được tiến hành với sự có mặt của bạn bè, gia đình và vài chục người hàng xóm.

image
Thi hài Sumarti được đưa về cho gia đình và được chôn cất ở làng cô
Con trai của cô nay đã được nói cho biết về cái chết của mẹ, nhưng cậu bé không hiểu điều đó có nghĩa gì – rằng mẹ cậu sẽ không bao giờ trở về nhà nữa.
Cậu bé chơi với bạn trên cánh đồng làng. Một khung cảnh cảnh bình dị trong sáng. Mấy cậu bé vặt quả trên cây, đua xem ai leo lên trước. Ở góc kia là các bé đang cười khúc khích và chơi dạng chơi lò cò kiểu Indonesia. Sumarti có lẽ cũng đã chơi dưới bóng mát của những cây này khi cô còn nhỏ.
Khuôn mặt của các bé gái còn chưa bị ảnh hưởng bởi cuộc sống thành phố. Khi bạn hỏi một số trong đám trẻ em này là chúng muốn làm gì khi lớn lên, câu trả lời thật lạc quan – làm giáo viên, bác sĩ, y tá.

image
Không ai nói rằng tham vọng của họ là trở thành một người giúp việc gia đình. Nhưng trên thực tế thì đó có lẽ là tương lai của hầu hết các cô gái này. Chừng nào còn không có việc làm, thì những phụ nữ trẻ sẽ rời bỏ các ngôi làng Indonesia để đi kiếm việc.

image
Tuy nhiên đôi khi cái giá mà họ phải trả có thể là quá cao.



Karishma Vaswani

image

Muộn còn hơn không: Hội thảo về văn học miền Nam 1...
Hồi hộp chờ đếm phiếu
Những đứa con của Má
Vì sao bạn bế tắc trong công việc?
Văn hóa xe máy ở Việt Nam
Một nền báo chí tự do cho Việt Nam
Báo chí Việt Nam 'tuyệt vọng câu khách'?
MoL: Christmas Gala - Saturday Dec. 6th
Thư gởi Stephen B. Young của Dương Thu Hương
Những chủ đề kiêng kỵ ở châu Á
Hoa Kỳ ra nghị quyết tranh chấp biển
Bộ ngực sẽ to lên trong vòng 24 giờ
Đánh giá một nhà phê bình
Sự sống: nơi tận cùng Trái Đất
Xem phiếu tín nhiệm 'như dự báo thời tiết'
Find My iPhone...Tìm lại iPhone...
Lee Soo Bin: vòng 1 nóng bỏng nhất Hàn Quốc
Vui buồn với cái tên Cúng Cơm
Đi ra nước ngoài mới biết mình mất cái gì
Quân tử gặp Anh hùng
Art: Sun Set_Hoàng hôn
Văn học, trước hết, là văn bản
Học để thay đổi
Thù vặt, côn đồ man rợ lại chính là “đạo lý” của “...
Hàng tỉ người vẫn thiếu nước sạch và vệ sinh
Ted Osius làm tân đại sứ ở VN
TC và vị trí chiến lược ở VN
Art: animals pictures
Tại sao tôi không làm được cái đinh vít?
10 nước có du học sinh đông nhất ở Mỹ
Một người Mỹ tìm mọi cách để Bắc Hàn bỏ tù
Art: ảnh Việt Nam
MESSENGERS OF LOVE THÔNG BÁO XMAS 2014
Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về bệnh tiểu đường
Art: Ảnh chuyển động Cinemagraph
Nên hay không chuyện tình ái văn phòng
Putin sẽ chơi cứng hơn?
Ở khách sạn khi du lịch có an toàn?
Tại sao vai ác lại là người Nga?
Lực lượng nào sẽ làm thay đổi Việt Nam?

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.