Một
công ty được cho là có cổ phần của người Trung Cộng đã được chính quyền tỉnh
Thừa Thiên-Huế cho xây dựng một khu phức hợp nghỉ dưỡng ở một ví trí trọng
yếu về an ninh quốc phòng, truyền thông trong nước loan tin.
Sự
việc được đưa ra báo chí sau khi chính quyền thành phố Đà Nẵng báo cáo lên thủ
tướng chính phủ về việc mà họ cho là ‘nguy hiểm cho an ninh đất nước’ của
chính quyền Thừa Thiên-Huế.
Vị trí này chưa được phân định rõ ràng giữa Đà Nẵng và Thừa Thiên-Huế
Vị
trí xây dự án hiện là khu vực chưa phân định địa giới rõ ràng giữa tỉnh Thừa
Thiên-Huế và thành phố Đà Nẵng và hai địa phương đang có tranh chấp về khu vực
này.
Trong
khi đó, chủ tịch tỉnh Thừa Thiên-Huế nói rằng dự án này hoàn toàn ‘đúng quy
định của Nhà nước’.
Thủ
tướng cho phép?
Vị
trí xây dựng khu nghỉ dưỡng này nằm trên đèo Hải Vân tại điểm vươn xa ra biển
nhất của ngọn đèo này và có tầm nhìn bao quát xuống vịnh Đà Nẵng và bán đảo Sơn
Trà.
Dự
án ‘Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế Lăng Cô – Việt Nam’ bao gồm một khu nghỉ
mát năm sao 450 phòng, một khu căn hộ nghỉ dưỡng gồm 220 căn hộ cao cấp, 350
biệt thự và một trung tâm hội nghị quốc tế với sức chứa 2.000 chỗ, theo giấy
phép đầu tư dự án do báo chí trong nước dẫn lại.
Tổng
mức đầu tư là 250 triệu đôla Mỹ và dự kiến đến năm 2013 thì hoàn tất.
Nhà
đầu tư của dự án này là Công ty cổ phần Thế Diệu (tên Tiếng Anh là World Shine
Joint-Stock Company) có trụ sở tại British Virgin Islands, nhưng được cho là có
đầu tư chính từ Trung Cộng.
Trang
mạng Infonet dẫn lời ông Phạm Ngọc Thọ, phó chủ tịch tỉnh Thừa Thiên-Huế nói
rằng ‘toàn bộ dự án nằm trong quy hoạch kinh tế Chân Mây-Lăng Cô mà Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng đã phê duyệt hồi năm 2008’.
Còn
ông Nguyễn Văn Cao, chủ tịch tỉnh, thì được báo mạng VnExpress dẫn lời nói rằng
tỉnh ông ‘làm đúng quy định của Nhà nước’ còn việc Đà Nẵng kiện cáo thì ‘chờ
thủ tướng giải quyết’.
BBC
Việt ngữ đã liên lạc với ông Hoàng Ngọc Khánh, chánh văn phòng tỉnh Thừa
Thiên-Huế, để hỏi thêm về dự án này nhưng ông Khánh từ chối trả lời vì ‘đang
bận họp’.
Trước
đó, Chủ tịch Đà Nẵng, ông Văn Hữu Chiến, đã có công văn gửi lên thủ tướng và
các bộ có liên quan kiến nghị không để cho tỉnh Thừa Thiên-Huế và Công ty Thế
Diệu thực hiện dự án này.
Nguyên
do mà tỉnh Đà Nẵng đưa ra là vị trí xây dựng dự án ‘nằm trong khu vực chưa
thống nhất về địa giới hành chính giữa Đà Nẵng và Thừa Thiên-Huế’ và ‘có vị trí
trọng yếu về an ninh quốc phòng’.
‘Khu
vực trọng yếu’
Đèo
Hải Vân là một vị trí trọng yếu ở miền Trung Việt Nam
Dự
án này được giao 200 ha đất ở mũi Cửa Khẻm trên đèo Hải Vân vốn là địa giới
hành chính giữa tỉnh Thừa Thiên-Huế và thành phố Đà Nẵng.
Đèo
Hải Vân trong lịch sử Việt Nam được gọi là ‘thiên hạ đệ nhất hùng quan’ nằm
án ngữ tuyến đường thiên lý nối liền miền bắc và miền nam Việt Nam và vươn ra
biển nhìn xuống bán đảo Sơn Trà.
Do
đó, có quan ngại từ giới quân sự trong nước rằng nếu vị trí này bị mất thì ‘đất
nước sẽ bị chia cắt ngay lập tức’.
Ngoài
ra cũng có quan ngại rằng vị trí này sẽ quan sát được hết toàn bộ hoạt động
quân sự ở bán đảo Sơn Trà, nơi có căn cứ của vùng 3 Hải quân, và vịnh Đà Nẵng.
Vị
trí này cũng án ngữ cửa ngõ đi vào vịnh Đà Nẵng và cảng Đà Nẵng và hiện nay
đang được Bộ Quốc phòng xếp vào ‘khu vực trọng điểm quân sự cấp độ 1’.
Trong
lịch sử thì Đà Nẵng là nơi quân Pháp và sau này là quân Mỹ chọn làm nơi để đổ
bộ vào Việt Nam lần đầu tiên.
VnExpress
dẫn lời Trung tướng Lê Chiêm, tư lệnh Quân khu 5, nói rằng bất cứ dự án gì làm
ở đây cũng phải được sự đồng ý của Bộ Quốc phòng.
Ông
Chiêm cũng cho biết rằng quan điểm của Quân khu 5 là ‘dứt khoát không được làm’
dự án nghỉ dưỡng kể trên.
Đèo Hải Vân là pháo đài tự nhiên và vững chắc về mặt chiến lược cũng như chiến thuật để bảo vệ hải phận và không phận của Việt Nam chống lại những cuộc tấn công từ phía Đông của Hải Quân, TQLC và Không Quân của Tàu cộng từ các đảo Hoàng, Trường Sa, Gạc Ma. Tại đây chúng ta có thể thiết lập được những hầm hố, giao thông hào ngầm, pháo đài có thể chống lại mọi loại vũ khí ngay cã vũ khí nguyên tử. Bọn lãnh đạo của Việt cộng, hoặc là ngu 'vì không có đầu óc để hiểu thế nào là chiến thuật, chiến lược phòng thủ hoặc là do tham lam tiền bạc, hoặc là bán nước để trả nợ cho Tàu cộng khi chúng mượn về để đánh phá, xâm lược miền Nam'. Chúng đã bán vùng xương sống Tây Nguyên là điểm chiến lược quan trọng của đất nước chúng ta, dùng để chống lại những cuộc tấn công từ phía Tây, giử được vùng Tây nguyên thì chúng ta có thể nới rộng được vòng đai phòng thủ miền duyên hải nhưng than ôi vì tham lam và ngu dốt nên Việt cộng đã hiến vùng đất chiến lược tối quan trọng đó cho Tàu cộng và hiện nay với hơn 3 sư đoàn quân Tàu ngụy trang dưới lốt công nhân Tàu khai thác Bâu xít, chúng tuồn vũ khí, đạn dược và những khí tài quân sự vào rồi chôn dấu để xử dụng khi đúng thời điểm, hiện tại Việt cộng đã mất quyền kiểm soát Tây Nguyên, bước kế tiếp là Tàu cộng chiếm nốt những quân, hài cảng của Việt Nam như Hải Phòng, Vũng Ánh, Cửa Tùng, Hải Vân, Cam Ranh thì khi có chiến tranh xảy ra thì Việt cộng lấy gì để chống lại , chưa tính đến về mặt nhân sự thì chúng đã cài đặt những tên thái thú, tay sai vào những vị trí trọng yếu trong quân đội và công an để chống lại và đàn áp không thương tiếc nhân dân Việt Nam, người nào có can đảm đứng lên chống Tàu và Việt cộng đều bị bắt bớ, tù đày, tra tấn, thủ tiêu với mục đích thi hành những mật ước mà chúng đã ký kết với Tàu cộng qua hiệp ước Thành Đô- 1990 để đến 2020 Việt Nam sẽ trở thành tự trị như vùng Ngoại Mông, Tây Tạng v.v bây giờ và đến 2040 sẽ trở thành tỉnh Âu Lạc của Tàu, thế là xong và lúc bây giờ vai trò đảng Việt cộng không còn cần thiết và Việt Nam cũng biến mất trên bản đồ thế giới ,để trở về với mẹ Tàu của đứa con hoang Việt Nam như tên dương khiết trì tuyên bố. Tội ác bán nước và đưa dân tộc Việt Nam vào vòng nô lệ là do đảng Việt cộng gây ra, đứng đầu là tên hồ chí minh-nguyễn tất thành-nguyễn ái quốc-lý thụy- trần dân tiên- anh ba bồi tàu.
ReplyDelete