Saturday, November 29, 2014

Con người có 'giác quan thứ sáu'?

Chúng ta thường nói về năm loại giác quan khác nhau. Thực tế thì có người có ít hơn, lại có người có nhiều hơn, tùy thuộc vào cách ta nhìn nhận. Christian Jarrett giải thích.
Có một số điều huyền bí nổi tiếng về não, đặc biệt là trong giới các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về hệ thần kinh.
Chẳng hạn như có ý kiến nói chúng ta chỉ sử dụng có 10% chất xám mà thôi.
Những câu chuyện như vậy thỉnh thoảng lại được đưa ra, nhưng rồi lại nhanh chóng bị bác bỏ.
Khác với những gì hay được nói tới, lại có những cách hiểu lầm khác, âm thầm và không được nói ra.

Nguyên tắc 'Năm giác quan'
 
Một trong số đó là ý tưởng cho rằng não người được điều khiển bởi năm giác quan.
Niềm tin này ăn sâu tới mức thậm chí một số nhà trí thức cũng đương nhiên coi đó là kiến thức phổ thông.
Nguyên tắc về năm giác quan căn bản của con người thường được cho là khởi nguồn từ tác phẩm De Anima (Bàn về Linh hồn) của Aristotle, nhà triết học và bác học thời Hy Lạp cổ đại.
Trong tác phẩm này, ông đã dành nguyên một chương để nói về thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác và vị giác.
Ngày nay, năm giác quan đó được coi như là nền tảng và đôi khi được dùng để tham chiếu trước khi các tác giả muốn đề cập tới những chủ đề nào đó huyền bí hơn, gây tranh cãi hơn.
“Chúng ta thực sự muốn nói tới điều gì khi nói tới thực tế đó?” một tác giả viết trong bài báo gần đây đăng trên tạp chí khoa học New Scientist. “Câu trả lời đi thẳng vào vấn đề là đó là tất cả những gì chúng ta có thể cảm nhận được bằng năm giác quan của mình.”

Thông tin

Giá như mọi thứ đơn giản như vậy thì tốt quá.
Tuy nhiên, đưa ra một định nghĩa giản dị về “giác quan” khiến ta dễ rơi vào vết trượt triết học.
Người ta có thể lập luận rằng, dẫu cho có mờ nhạt tới đâu, một giác quan của con người chỉ đơn giản là một cách riêng để não bộ nhận được những thông tin về thế giới xung quanh và về cơ thể mình.
Mà nếu quả vậy thì chúng ta có thể nói một cách tự tin rằng rõ ràng là con người có nhiều hơn năm giác quan.
Trước tiên, hãy tính đến các giác quan có liên quan tới vị trí cơ thể. Bạn hãy thử nhắm mắt lại và chạm đầu ngón tay trỏ bên phải vào mỏm khuỷu tay trái?
Có dễ dàng không? Làm thế nào để bạn làm được việc đó? Rõ ràng là bạn biết đầu ngón tay của bạn ở đâu và mỏm khuỷu tay trái của bạn ở đâu.
Giác quan này được biết đến với tên gọi “proprioception”, từ gốc La Mã, tức là khả năng tự cảm nhận một cách chính xác các vị trí trên cơ thể mình cũng như sức mạnh của mỗi hành động mà mình thực hiện.

image
Giác quan này có được là nhờ khả năng cảm nhận trong các cơ bắp, là bộ phận gửi tin hiệu lên não bộ về độ dài và độ căng của cơ bắp.
Hãy tưởng tượng là bạn bị bịt mắt và tôi đỡ bạn nghiêng người về phía trước một cách từ từ. Ngay lập tức bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi tư thế. Đó là nhờ vào hệ thống tiền đình chứa đầy chất dịch ở khu vực tai trong của bạn, là hệ thống giúp ta giữ thăng bằng.
Hệ thống này cũng cho chúng ta nhận biết được về độ tăng tốc và nó liên kết với mắt, khiến ta có thể cân đối được các cảm giác khi di chuyển.
Nếu bạn lắc đầu trong lúc đang đọc sách chẳng hạn, thì bạn sẽ vẫn đọc được bình thường và vẫn tập trung được vào những dòng chữ mà bạn đang chăm chú theo dõi.
Rồi còn một loạt những giác quan khác nữa, giúp ta nhận biết được những gì diễn ra bên trong cơ thể mình. Rõ nhận thấy nhất là cảm giác đói, khát, đau đớn bên trong, hay khi muốn đi vệ sinh.

Có một số giác quan khác mà chúng ta khó nhận ra hơn, như những dấu hiệu về huyết áp, độ pH trong dịch tủy chẳng hạn.
Rồi ta cũng có thể lập luận tiếp rằng các giác quan cần phải được định nghĩa bằng những hình thức cảm nhận mà chúng ta có, tức là mỗi cách cảm ứng khác nhau đồng nghĩa với việc có một giác quan khác nhau.
Mà nếu như vậy thì ngay cả những giác quan đã quá quen thuộc cũng sẽ nhanh chóng được chia ra thành các biến thể khác nhau.
Chẳng hạn khi bạn nhắm mắt rồi ai đó bất thình lình thả một viên nước đá vào lưng thì bạn sẽ lập tức thấy sốc vì lạnh. Mà như vậy thì cảm giác đó khác với cảm giác khi chạm vào một viên nhựa.

image
Rồi bên cạnh các cảm ứng nhạy cảm với nhiệt độ thì da chúng ta cũng có những cảm ứng rất nhạy với các áp lực khác như đau đớn, hay ngứa ngáy.
Dùng logic tương tự sẽ khiến cho vị giác phải được chia thành ngọt, chua, mặn, đắng và có thể cả “umami”, là cảm giác có vị “thịt” mà chất mì chính tạo ra.
Và cứ như vậy thì con người có tới hàng ngàn khả năng cảm ứng khác nhau. Liệu mỗi thứ có nên được coi là một giác quan không?

Từ một cách nhìn cực đoan khác, ta có thể hạn chế định nghĩa về giác quan theo chỉ ba nhóm, là cơ học (gồm sờ mó, nghe ngóng và “proprioception”, hóa học (gồm nếm, ngửi và các cảm giác bên trong cơ thể), và ánh sáng.

Cũng có một cách tiếp cận khác, đó là không đánh giá theo nhóm các thông tin ta đón nhận được, mà theo nhóm các cách cảm nhận thông tin của cơ thể.
Ví dụ rõ rệt nhất là khả năng của con người trong việc định vị bằng âm thanh. Chẳng hạn một người tạo ra tiếng động bằng cách tặc lưỡi và nghe thấy ngay âm thanh đó phát ra như thế nào trong môi trường.

Tại Mỹ thậm chí còn có một nhóm những người đi xe đạp bị mù - nhóm có tên là Team Bat (Nhóm Dơi) - do Daniel Kisch đứng đầu, chuyên vận dụng khả năng định vị bằng âm thanh để di chuyển bằng xe đạp.
Đây là khả năng vốn phụ thuộc vào thính giác, nhưng trải nghiệm về cảm nhận này lại khá giống với thị giác.

Bạn không cần phải là người khiếm thị mới có thể thử nghiệm, bởi những người tinh mắt vẫn có thể học cách “nhìn trong bóng tối” với khả năng định vị bằng âm thanh.
Bởi vậy, có những người lập luận rằng đây cũng là một loại giác quan.
Như vậy, ta thấy là không có một cách đơn lẻ, logic nào để định nghĩa về các giác quan.
Sẽ là không mấy hợp lý khi đưa ra những phân tách giữa các giác quan, khi mà chúng ít nhiều đều hòa trộn với nhau. Giống như màu sắc của thức ăn hay âm thanh trong một nhà hàng sẽ gây tác động tới vị giác của bạn vậy.

image
Một khi bạn bắt đầu nghĩ tới tất cả những sự khác nhau trong những thông tin mà não bạn nhận được thì có thể bạn đã phát hiện ra là bạn vừa tìm thấy một giác quan hoàn toàn mới – giống như sự nhạy cảm của radar đối với một số quan niệm sai lầm về cách thức não bộ nhận biết thế giới bên ngoài.
Có thể bạn đã từng gọi đó là “giác quan thứ sáu” – nhưng bạn nay đã hiểu rõ hơn giác quan là gì rồi, phải không?




Christian Jarrett

image

Số phận của văn học miền nam sau 1975
Người khách trọ hữu tình nhưng bạc nghĩa
Ðại hạ giá
Về máy Tablet cầm tay
Những nhà đấu tranh cho Dân Chủ là những tấm gương...
Trao giải thưởng Tự Do Báo Chí Quốc Tế cho Điếu Cà...
Asley Nguyễn: Một cách để cám ơn ...
Những quốc gia sắp không dùng tiền mặt
Bảo Nguyễn: từ con thuyền vượt biên đến chiếc ghế ...
Vì sao tin tiêu cực lại ăn khách?
Xoay sở ra sao khi một mình nuôi con?
Những chiêu lừa đảo tinh vi
Thanksgiving_lễ Tạ Ơn
Có ai biết Nguyễn Tuấn ?
Cách đọc một con số như thế nào cho đúng trong tiế...
Chuck Hagel ra đi có ảnh hưởng tới VN?
Vì sao dối trá ?
Đi nghe buổi thuyết trình về ăn chay
Mì ăn liền rất tai hại. Chocolate giúp cho bịnh al...
Blogger Điếu Cày gặp gỡ đồng hương vùng Hoa Thịnh ...
Bi kịch cuộc đời cô gái người Indonesia
Muộn còn hơn không: Hội thảo về văn học miền Nam 1...
Hồi hộp chờ đếm phiếu
Những đứa con của Má
Vì sao bạn bế tắc trong công việc?
Văn hóa xe máy ở Việt Nam
Một nền báo chí tự do cho Việt Nam
Báo chí Việt Nam 'tuyệt vọng câu khách'?
MoL: Christmas Gala - Saturday Dec. 6th
Thư gởi Stephen B. Young của Dương Thu Hương
Những chủ đề kiêng kỵ ở châu Á
Hoa Kỳ ra nghị quyết tranh chấp biển
Bộ ngực sẽ to lên trong vòng 24 giờ

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.