Wednesday, November 19, 2014

Hàng tỉ người vẫn thiếu nước sạch và vệ sinh

Theo một phúc trình vừa được công bố, hàng tỉ người trên thế giới vẫn sống thiếu vệ sinh và thiếu nước sạch, nhất là ở những vùng nông thôn cận sa mạc Sahara ở Phi Châu và vùng Ðông Nam Á. Phúc trình, do Tổ chức Y tế Thế giới thực hiện cho chương trình liên cơ quan của Liên Hiệp Quốc có tên UN Water, nói rằng kinh phí thiếu hụt ảnh hưởng đến tiến độ của nỗ lực cải thiện tình trạng này. Từ Geneva, nơi phúc trình được công bố, thông tín viên Lisa Schlein của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.

image
Bé trai Pakistan tắm dưới đường ống cấp nước bị rò rỉ ở Islamabad.
Phúc trình ghi nhận rằng 2/3 trong tổng số 94 nước được khảo sát có luật lệ để công nhận nước uống và vệ sinh là quyền phổ quát của con người. Hơn 80% có các chính sách quốc gia về nước uống và vệ sinh, và hơn 75% có các chính sách về vệ sinh.

Nhưng luật lệ và thiện chí không phải lúc nào cũng mang lại những kết quả mong muốn. Phúc trình nói rằng có nhiều tiến bộ đạt được trong nỗ lực cung cấp nước và vệ sinh cho nhiều người. Nhưng phúc trình cũng cho thấy những lỗ hổng do thiếu hụt kinh phí đã khiến cho 2,5 tỉ người, gồm cả đàn ông, phụ nữ và trẻ em, mất đi cơ hội tiếp cận với các dịch vụ vệ sinh cơ bản.

image
Phúc trình nói rằng có thêm 748 triệu người không có nước uống được lọc sạch, và hàng trăm triệu người không có nước sạch và xà phòng để rửa tay.

Giám đốc bộ phận Y tế Công cộng, Môi trường và các Chương trình Xã hội của WHO, bà Maria Neira, nói rằng tình trạng thiếu hụt những nguồn lực cơ bản này tạo ra môi trường lây lan cho bệnh tiêu chảy và nhiều căn bệnh khác do nước lan truyền, như dịch tả, thương hàn, và viêm gan.
"Những thành quả y tế có thể đạt được từ sự đầu tư vào nước và vệ sinh là điều thiết yếu, không chỉ trong nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh như tiêu chảy - mà nguyên nhân phần lớn liên hệ đến điều kiện tiếp cận với nước sạnh an toàn và vệ sinh, mà còn có ích cho việc chống lại tình trạng thiếu dinh dưỡng. Rõ ràng tử vong ở trẻ sơ sinh và thai phụ liên quan nhiều đến điều kiện tiếp cận với nước sạch, các phương tiện vệ sinh, và các điều kiện chăm sóc y tế liên quan đến việc lan truyền tất cả những căn bệnh có liên hệ đó."

Bác sĩ Neira nói rằng tất cả mọi người đều cần có nước sạch và an toàn, nhưng vấn đề vệ sinh thì phức tạp hơn. Bà nói với đài VOA rằng người ta thường không để ý đến vấn đề vệ sinh. Bà đưa ra ví dụ như nếu những người đó không được cho biết những điều kiện thiếu thốn trong nhà vệ sinh như thế nào, thì họ không biết về những lợi ích mà các phương tiện vệ sinh mang lại.

Phúc trình của Liên Hiệp Quốc nói 82% trong tổng số 1 tỉ 100 triệu người tiêu tiểu ngoài đồng là những người sinh sống tại 10 nước ở châu Á và châu Phi, với Ấn Ðộ chiếm hơn phân nửa con số đó.
Bác sĩ Neira nói rằng thói quen này có hại cho sức khỏe con người, và ngăn cản sự phát triển về kinh tế và xã hội. Bà nói nói rằng thiếu nước sạch và các dịch vụ vệ sinh trong trường học là một vấn nạn, nhất là đối với các bé gái.

image
"Đây là một vấn đề đối với các em gái không được đi học, bởi vì các em không có được những điều kiện vệ sinh cần thiết để có được sự riêng tư tối thiểu, và sự tôn trọng phẩm giá của các em. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng nếu chúng ta muốn phá bỏ rào cản này để giáo dục tốt hơn cho các bé gái và các vấn đề về giới tính - những vấn đề này đều liên hệ mật thiết với nhau."

image
Các giới chức của Liên hiệp quốc ước tính phải tốn từ 5 cho đến 10 đôla trên mỗi đầu người để cải thiện điều kiện vệ sinh trong các hộ gia đình. Với con số rất lớn của những người vẫn tiêu tiểu ngoài đồng như nêu trên, ước tính phải tốn từ 5 tỉ đến 20 tỉ đôla để chấm dứt thói quen này.

Tổ chức Y tế Thế giới nói rằng số tiền này rất đáng phải chi tiêu. Tổ chức này ước tính cứ mỗi đôla đầu tư vào nước sạch và vệ sinh sẽ thu về được hơn 4 đôla bằng kết quả của việc giảm được chi phí chăm sóc y tế cho cá nhân và xã hội.




Lisa Schlein

*****

Jul 02, 2014
WTO (World Toilet Organisation) có lẽ quên hoặc vì lý do nào đó không đưa con số “quận công” người Việt lên bảng… phong thần. Nhưng nếu một quốc gia có văn hóa lâu đời và rực rỡ như Trung Quốc hay Ấn Độ mà còn bị ...

Aug 11, 2011
Bill Gates muốn giúp đỡ 40% người trên thế giới không có nhà vệ sinh cần thiết, bằng cách xây dựng những toilet độc lập mà không cần đường nước hoặc điện, để biến chất thải thành năng lượng, nước sạch hoặc các chất ...

Mar 20, 2014
WTO (World Toilet Organisation) có lẽ quên hoặc vì lý do nào đó không đưa con số “quận công” người Việt lên bảng… phong thần. Nhưng nếu một quốc gia có văn hóa lâu đời và rực rỡ như Trung Quốc hay Ấn Độ mà còn bị ...

image

Ted Osius làm tân đại sứ ở VN
TC và vị trí chiến lược ở VN
Art: animals pictures
Tại sao tôi không làm được cái đinh vít?
10 nước có du học sinh đông nhất ở Mỹ
Một người Mỹ tìm mọi cách để Bắc Hàn bỏ tù
Art: ảnh Việt Nam
MESSENGERS OF LOVE THÔNG BÁO XMAS 2014
Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về bệnh tiểu đường
Art: Ảnh chuyển động Cinemagraph
Nên hay không chuyện tình ái văn phòng
Putin sẽ chơi cứng hơn?
Ở khách sạn khi du lịch có an toàn?
Tại sao vai ác lại là người Nga?
Lực lượng nào sẽ làm thay đổi Việt Nam?
Thống kê thế giới về Việt Nam
VN có nên thay Quốc ca và Quốc kỳ?
Thách thức và cơ hội cho Việt Nam
Du khách New Zealand đập vỡ tượng Phật ở đền Angko...
Chết trong bàn tay tình yêu
Hơn cả tiền và tuổi thọ
Khả năng song ngữ giúp não bộ nhanh nhạy hơn
Văn hóa không từ chức ‘lên tầm cao mới’
Nhắc lại: một tiến trình Dân Chủ hóa Việt Nam
Chấn hưng dân trí: Bàn về dân trí
Nỗi buồn của người Việt già ở Nursing Home
Người Việt định cư tại Hoa Kỳ
Tội ác ghê gớm nhất của chế độ cộng sản ở Việt Nam...
Người cựu chiến binh già
Trung Cộng không chỉ nguy hiểm về quân sự
Xã hội “loạn”, đi về đâu bây giờ?
Máy bay tàu bò, người nông dân và chế độ
Kẻ trồng cây ác đã đến mùa thu hoạch!
Tại sao VN thua kiện chất độc màu da cam?
Trần Quốc Hải trở thành Đại tướng quân…
Sức mạnh của chủ nghĩa ngu dân
Người Mỹ luôn luôn thất bại
Những ý nghĩ rời (Lời nói đầu)
Việt Nam và nỗi buồn Starbucks
Vụ iPhone 6: Dân Singapore có đoàn kết?

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.