Đảng
Cộng Hòa Nắm Lưỡng Viện
Bốn
năm qua đảng Cộng Hòa chiếm đa số tại Hạ Viện Hoa Kỳ vì thế nhiều dự luật quan
trọng đã bị đảng này từ chối không thông qua. Còn đảng Dân Chủ thì nắm đa số ở
Thượng Viện, nhiều dự luật đã được Hạ Viện biểu quyết thông qua, nhưng lại bị
đảng Dân Chủ chận lại, không đưa ra Thượng Viện biểu quyết.
Đầu
tháng 10 năm 2013, đảng Cộng Hòa từ chối thông qua đạo luật tài chính, Tổng
thống Obama đã phải hủy bỏ kế họach tham dự Hội nghị APEC tổ chức tại Nam Dương
và Hội nghị ASEAN tại Brunei. Gây thêm sự nghi ngờ với các nước ASEAN về chiến
lược xoay trục của Hoa Kỳ.
Mặc
dù cả hai đảng đều đeo đuổi chiến lược xoay trục, nhưng về chiến thuật đảng
Cộng Hòa đưa ra những chính sách tích cực hơn.
Tổng
thống Obama thuộc đảng Dân Chủ nhưng lại là người ủng hộ Hiệp định đối tác kinh
tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Ông
Obama đã xin Quốc Hội thông qua thủ tục “biểu quyết nhanh” (fast-track), các
đại biểu chỉ biểu quyết đồng ý hay bác bỏ mà không được kèm theo một tu chính
nào vào dự luật TPP. Đề nghị này đã bị Nghị Sĩ Harry Reid, Trưởng khối đa số
Thượng viện thuộc đảng Dân Chủ, bác bỏ.
Như
vậy kết quả cuộc bầu cử và những phục hồi kinh tế gần đây giúp Tổng Thống Obama
tham dự ba Hội nghị APEC, ASEAN và G20 trong một tư thế mạnh hơn và giúp khẳng
định vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ.
Phân
tích quan điểm của các vị lãnh đạo đảng Cộng Hòa về chiến lược xoay trục sẽ rõ
hơn vai trò Hoa Kỳ trong những ngày sắp tới.
Trưởng
Khối Đa Số Thượng Viện
Nghị
Sĩ Mitch McConnell sẽ là Trưởng Khối Đa Số Thượng Viện, sẽ quyết định đưa
các dự luật từ Hạ Viện ra Thượng Viện thảo luận và biểu quyết.
Theo tin
từ BPSOS, ông McConnell ngày càng am tường tình trạng vi phạm
nhân quyền ở Việt Nam .
Trong cuộc tranh cử vừa rồi, phu nhân của ông bà Elaine Chao, cựu Bộ Trưởng Lao
Động, đã thay mặt chồng đến tiếp xúc với cộng đồng Việt ở Louisville.
Tiểu
ban Quân viện
Nghị
sĩ John McCain, người sẽ nắm chức Chủ tịch Tiểu ban Quân viện, giữ vai trò kiểm
soát ngân sách chi tiêu Quốc phòng và quyết định chính sách quân sự của Hoa Kỳ.
Ông
có nhiều kinh nghiệm và kiến thức về tình hình Châu Á. Ngay khi Bắc Kinh đem
giàn khoan Hải Dương 981 vào thềm lục địa Việt Nam, ông đã lên tiếng chỉ trích
Trung Quốc gây rối an ninh và làm xáo trộn tình hình ở Biển Đông.
Ông
ủng hộ việc Hoa Kỳ tháo bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương nhưng cũng đòi hỏi
Việt Nam
phải cải thiện tình trạng nhân quyền. Trong vai trò mới ông sẽ duyệt xét và
quyết định danh sách vũ khí bán cho Việt Nam .
Ông
gần gũi với cộng đồng người Việt và thường xuyên tiếp đón các phái đoàn người
Việt đến Quốc Hội vận động nhân quyền.
Tiểu
Ban Á Châu và Thái Bình Dương
Nghị
Sĩ Marco Rubio sẽ trở thành Chủ Tịch Tiểu Ban Á Châu và Thái Bình Dương, sẽ ảnh
hưởng nhiều đến chiến lược xoay trục và quan hệ với Việt Nam .
Ông
Rubio đã cùng ba Nghị Sĩ thuộc đảng Cộng Hòa John Cornyn, John Boozman và David
Vitter, đồng ký một văn thư yêu cầu Tổng Thống Obama xét lại quyết định và bảo
đảm việc nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam phải được gắn liền với những
tiến bộ cụ thể về nhân quyền và cải tổ chính trị tại Việt Nam.
Tiểu
ban Ngọai giao Thượng viện
Nghị
sĩ Bob Corker sẽ trở thành Chủ tịch Tiểu ban Ngọai giao Thượng viện. Trong
chuyến thăm Việt Nam
vào tháng 8 vừa qua, ông Corker cho biết sẽ mở rộng hợp tác giữa hai nước. Bao
gồm đàm phán về Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ông cũng
đã đi thăm một số chức sắc Cao Đài và Công Giáo.
Tiểu
ban Ngọai giao Hạ viện
Dân
biểu Cộng hòa Ed Royce, Chủ tịch Tiểu ban Ngọai giao Hạ viện rất quan tâm đến
nhân quyền Việt Nam .
Ông từng đệ nạp Dự luật nhân quyền H.R. 4254 nhằm chế tài các giới chức và
những người xâm phạm quyền con người.
Theo
dự luật các giới chức vi phạm nhân quyền sẽ không được thị thực nhập cảnh vào
Hoa Kỳ và không được phép làm ăn với các công ty Hoa Kỳ. Dự luật còn kêu gọi Bộ
Ngọai giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt
về tự do tôn giáo.
Ở
Hạ Viện, Dân biểu Cộng hòa Christ Smith cũng thành công trong việc thông qua Dự
luật H.R.1897 buộc Chính phủ Hoa Kỳ phải gắn các điều kiện về nhân quyền và dân
chủ với viện trợ phi nhân đạo cho Việt Nam.
Nhưng
khi lên đến Thượng Viện do đảng Dân chủ nắm đa số, cả hai Dự luật về nhân quyền
Việt Nam
đã không được đưa ra thảo luận.
Hội
nghị APEC Bắc Kinh 2014
Hội
nghị APEC chủ yếu bàn về các vấn đề kinh tế. Nên trong cương vị chủ tọa Hội
nghị APEC năm 2014, Trung Quốc đã đưa ra những chiến lược đối lại chiến lược
xoay trục của Hoa Kỳ.
Đầu
tiên, Trung Quốc đã chủ động thúc đẩy việc nghiên cứu thiết lập Khu vực Tự do
Thương mại châu Á Thái Bình Dương (FTAAP).
Đề
nghị thiết lập FTAAP đã được đưa ra trong cuộc họp ASEAN tại Campuchia năm
2012. Đến tháng 5-2014, tại Hội nghị Bộ trưởng APEC tất cả 21 thành viên APEC
bao gồm cả Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng đã đồng ý thiết lập một nhóm nghiên cứu để
thảo luận về hướng phát triển cho FTAAP.
Vì
còn trong vòng nghiên cứu nên quá sớm để có thể xem xét lợi ích của FTAAP mang
lại cho các thành viên.
Tại
Hội Nghị, ông Tập Cận Bình thông báo sẽ chi 40 tỷ Mỹ Kim thành lập quỹ Con
đường Tơ Lụa.
Tháng
9- 2013, trong chuyến viếng thăm các nước Trung Á, ông Bình đề nghị thiết lập
Con Đường Tơ Lụa bằng việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như tuyến giao thông,
đường sắt, bến cảng, sân bay, xuyên qua Trung và Nam Á.
Ông
đã ký hợp đồng dầu khí với các nước Kazakhstan ,
Kyrgyzstan ,
và hứa đầu tư ba tỷ cho hạ tầng cơ sở.
Ông
cũng cho biết sẽ xây dựng một hệ thống các trục giao thông và đặc khu mậu dịch
tự do nối kết vùng Đông Châu Á với Nam Á, một đường xe lửa nối liền Trung Quốc
với Châu Âu, một đường ống dẫn dầu khí chạy xuyên qua các nước Trung Á…
ang
Tháng 10-2013, tại Nam Dương ông cho biết sẽ mở ra các thương cảng, khu công
nghiệp tại Nam Á và thành lập Ngân Hàng Phát Triển BRIC (Brazil, Russia, India,
China và Nam Phi), với số vốn 100 tỷ Mỹ kim, đã được để tài trợ chiến lược này.
So
với những điều lệ khắc khe về nhân quyền và cải cách kinh tế buộc các nước xin
gia nhập TPP phải tuân thủ thì Con đường Tơ lụa xem ra chỉ nhằm đầu tư để phục
vụ giao dịch trong lĩnh vực năng lượng và vận tải, cũng như tái phân bổ các
ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa, giúp thúc đẩy tự do thương mại giữa các
nước trong vùng.
Nhưng
thực chất chiến lược này vừa mở rộng thị trường vừa củng cố quyền lực mềm của
Trung Quốc với các nước trong vùng. Đương nhiên các nước trong vòng ảnh hưởng
đã ít nhiều nhận ra ý đồ sử dụng “tiền” cho sách lược bành chướng nước lớn.
Được
biết ngay trong Hội Nghị APEC tại Bắc Kinh, Tổng Thống Obama cũng họp bàn với
11 người đứng đầu chính phủ các nước để thảo luận về TPP. Ông Tập Cận Bình
không được mời dự với lý do Trung Quốc không xin gia nhập TPP.
Hội
Nghị Bắc Kinh 2014 không nhắc đến những tranh chấp trên Biển Đông, trong khi đó
Tập Cận Bình lại đưa ra khái niệm: “Người châu Á sẽ giải quyết các vấn đề của
Châu Á, xử lý cách Á Châu, và bảo vệ an ninh Châu Á.” mục đích là để lọai
trừ Hoa Kỳ và các quốc gia Tây Phương khác.
Hội
Nghị ASEAN ở Miến Điện
An
ninh Biển Đông và khu vực đã trở thành nội dung chính được mang ra thảo luận
tại Hội Nghị ASEAN.
Ngay
trong bài diễn văn khai mạc Hội Nghị, Tổng thống Obama tuyên bố Hoa Kỳ muốn
thắt chặt quan hệ với khối Đông Nam Á, trong khuôn khổ chiến lược xoay trục
sang Châu Á.
Ông
nhấn mạnh mối quan hệ vững chắc giữa ASEAN với Hoa Kỳ và bảo đảm Hoa Kỳ sẽ tăng
cường quan hệ với khối Đông Nam Á về kinh tế, xã hội, an ninh và đối phó thiên
tai.
Về
vấn đề Biển Đông, ông tuyên bố tất cả các quốc gia nên giải quyết các tranh
chấp chủ quyền theo luật quốc tế, không nên có những hành động vũ lực hoặc de
doạ dùng vũ lực để áp đặt chủ quyền.
Ông
cũng đã họp riêng với các lãnh đạo ASEAN để bàn về quan hệ đối tác ASEAN – Hoa
Kỳ, để tiếp tục hợp tác với nhau bảo đảm hòa bình, an ninh và ổn định trong khu
vực, nhất là trên Biển Đông.
Còn
phía Trung Quốc, Thủ Tướng Lý Khắc Cường cho biết sẵn sàng trở thành đối tác
thương thảo đầu tiên để ký với ASEAN hiệp ước hữu nghị và hợp tác. Ông Lý đề
nghị cho các nước trong khối ASEAN vay khoản tiền $20 tỉ để phát triển cơ sở hạ
tầng, đường sá, bến cảng và đường hỏa xa, cần thiết cho sự tăng trưởng.
Ông
còn cho biết những tranh chấp biển đảo cần được giải quyết song phương thay vì
tập thể hoặc qua một trọng tài đứng trung gian.
Đối
Với Việt Nam
Nhìn
chung thay đổi chính trị tại Hoa Kỳ là cơ hội và thách thức cho các quốc gia
trên thế giới, trong đó có Việt Nam .
Đảng
Cộng hòa sẽ tích cực ủng hộ TPP, ủng hộ tăng cường quân sự và thắt chặt bang
giao với Á châu, ủng hộ nhân quyền và dân chủ, và một chính sách cứng rắn hơn
đối với Trung Quốc. Nó cũng sẽ giúp giảm thiểu tham vọng bá quyền bành chướng
của nhà cầm quyền cộng sản Bắc Kinh.
Riêng
đối với Việt Nam, như Nghị sỹ John McCain từng cho biết Hoa Kỳ sẵn sàng mở cửa
hợp tác với Việt Nam nhưng mở đến đâu là tuỳ vào mức độ cải thiện nhân quyền
tại Việt Nam.
Tại
Hội Nghị ASEAN ở Miến Điện lần này, Tổng thống Obama cho biết muốn có cơ hội để
thắt chặt hơn nữa quan hệ với Việt Nam trong các lĩnh vực thương mại,
an ninh và nhân quyền. Ông Obama cũng đã gặp riêng ông Nguyễn Tấn Dũng để thảo
luận những vấn đề nói trên.
Nếu
được gia nhập TPP Việt Nam
sẽ là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất.
Nhưng
để được gia nhập ngòai việc cải thiện nhân quyền và tôn trọng các quyền tự do
tín ngưỡng, lập hội và ngôn luận, phía Việt Nam cũng cần thực thi quyền thành
lập nghiệp đòan độc lập, cải thiện hệ thống tư pháp và cần cải cách để thật sự
có thị trường thương mại tự do.
Đương
nhiên nhà cầm quyền Việt Nam
có thể chọn lựa giữa hai chiến lược của Hoa Kỳ và của Trung Quốc.
Phần
kết xin được lấy lời của Luật sư Trần Lâm, vừa qua đời hôm 13-11-2014, nhận
định về sự chọn lựa:
“…Đi
với Trung Quốc thì mất nước, còn Đảng, còn quyền nhưng lại là đầy tớ, đi với
phương Tây thì mất quyền nhưng còn nước, chỉ mất thân phận tôi đòi.
"Mà
đi với phương Tây thì phải dân chủ, dân chủ thì phải phát động quần chúng, giao
quyền cho quần chúng. Một sự lựa chọn khó khăn…”
Nguyễn
Quang Duy
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.