Dùng dữ liệu mới nhất
của Ban Thăm dò Cộng đồng Hoa Kỳ (American Community Survey, ACS) thuộc Cục
Điều tra Dân số Mỹ, và của Bộ Nội An (Department of Homeland Security, DHS),
Niên giám Thống kê Di Trú, và dữ liệu về kiều hối hàng năm của Ngân hàng Thế giới,
bài tóm lược này trình bày những con số về người Việt Nam định cư tại Hoa Kỳ,
chú trọng vào số dân, phân bố địa lý, một số đặc điểm kinh tế xã hội.
Nhiều người tị nạn cộng
sản trong Chiến dịch Gió lốc (Frequent Wind) còn rất trẻ. Một số em bé cha mẹ
đã phải ở lại sau khi đặt con vào trực thăng di tản vì máy bay đã quá trọng tải.
Nguồn: THE USS MIDWAY MUSEUM
Bốn mươi năm, nhìn lại
Trong gần bốn mươi
năm qua, từ một nhóm nhỏ, cộng đồng người Việt Nam định cư tại Hoa Kỳ đã phát
triển thành một trong những nhóm cư dân sinh ở nước ngoài lớn nhất nước Mỹ.
Người Việt Nam di cư
sang sang Hoa Kỳ trong ba đợt, đợt đầu tiên vào cuối tháng Tư năm 1975, khi Sài
Gòn sụp đổ. Trong cuộc di tản do Mỹ tổ chức đó có khoảng 125.000 người tị nạn cộng
sản Việt Nam. Làn sóng người tị nạn đầu tiên này phần lớn gồm các nhân viên
quân sự và các chuyên viên ở vùng đô thị, những người đã làm việc với quân đội
Mỹ hay chính phủ Việt Nam Cộng hòa, nghiễm nhiên là mục tiêu của cộng sản.
Trong những năm cuối
của thập niên 1970, làn sóng thứ hai của người Việt tị nạn cộng sản đến Hoa Kỳ.
Đợt sóng người tị nạn này đã trở thành cuộc khủng hoảng “thuyền nhân”tị nạn.
Nhóm người tị nạn lần này phần lớn là dân ở vùng nông thôn và thường là người
ít có học hơn lớp người tị nạn trước đó; rất nhiều người tị nạn là người gốc
Hoa chạy trốn cuộc đàn áp ở Việt Nam.
Người tị nạn Việt
Nam gần Hồng Kông (circa 1979); Huân tước Carrington Ngoại trưởng Anh, đã đến
thăm trại tị nạn tại thuộc địa cũ đã đề nghị Anh nên đón nhận 10.000 người tị nạn
trong khoảng thời gian hai năm. http://www.dailymail.co.uk/
Làn sóng tị nạn thứ
ba vào Hoa Kỳ trong suốt những năm 1980 và 1990; không giống như hai đợt sóng tị
nạn trước, nhóm thứ ba có ít người tị nạn hơn, và gồm hàng ngàn người con lai
Việt Nam (con của quân nhân Mỹ với những bà mẹ Việt Nam) cùng các tù nhân chính
trị.
Barry Huntoon
(trái), một cựu chiến binh Mỹ, cùng với vợ và con sơ sinh vào năm 1987, cùng đi
đón một thiếu nữ hợp chủng mà ông Huntoon tin là con gái của mình, sinh ra sau
khi ông rời Việt Nam.
Kể từ khi chiến
tranh Việt Nam kết thúc vào năm 1975, số cư dân Việt Nam tại Hoa Kỳ đã
tăng lên đáng kể, từ khoảng 231.000 người năm 1980 lên đến gần 1,3 triệu người
vào năm 2012, trở thành nhóm cư dân sinh ở nước ngoài lớn thứ sáu tại Hoa Kỳ. Sự
tăng trưởng này xảy ra nhanh nhất trong những năm 1980 và 1990, khi dân số di
dân Việt Nam tăng gần gấp đôi trong mỗi mười năm. Dù hai đợt di cư đầu gồm những
người tị nạn Việt Nam, đợt di cư thứ ba phần lớn là những người nhập cư để đoàn
tụ với người thân ở Hoa Kỳ.
Tính đến năm 2012, di dân
Việt Nam chiếm khoảng 3% tổng số cư dân Mỹ sinh ở nước ngoài, khoảng 40,8 triệu
người.
Hình 1. Dân số
Người Việt Nam định cư ở Hoa Kỳ, 1980-2012. Nguồn: Viện Chính sách Di
cư (MPI) lập thành bảng từ dữ
liệu rút ra từ ác cuộc thăm dò năm 2006, 2010, và 2012 của Ban Khảo sát Cộng Đồng
Người Mỹ (ACS) thuộc Cục Điều traDân số Hoa Kỳ, và năm kết quả thống kê mỗi thập
niên, 1980, 1990, và 2000.
Việt Nam là nhóm cư
dân Mỹ gốc Á châu, sinh ở nước ngoài, lớn thứ tư, sau Ấn Độ, Philippines, và Trung
Cộng.
Hình 1a. Số dân
định cư tại Mỹ từ Ấn Độ, Philippines, Trung Cộng và Việt Nam.
Hình 1b. Các quốc
gia có người Việt định cư trên toàn thế giới.
Mặc dù phần lớn người
di cư Việt đi định cư ở Hoa Kỳ, cũng có những nhóm khác đã di cư/tị nạn tại Úc
(226.000), Canada (185.000), và Pháp (128.000).
Đến nay, hầu hết người
di cư Việt Nam đến Hoa Kỳ là những người ở diện thường trú hợp pháp (lawful
permanent residence, LPR) – còn được gọi là nhưng cư dân đã được “thẻ xanh” –
qua ngả đoàn tụ gia đình, hoặc là người thân trong gia đình của công dân Hoa Kỳ
hoặc là cư dân được gia đình bảo lãnh; có rất ít cư dân Việt Nam sang Mỹ bằng
đường tuyển dụng nghề nghiệp.
Tính đến tháng Giêng
năm 2012, cộng đồng cư dân Việt Nam có những người nhập cư trái phép lớn thứ mười
tại Hoa Kỳ. Ước tính có khoảng 160.000 người Việt Nam đang cư trú tại Mỹ không
có giấy phép, bằng 1% của khoảng 11,4 triệu người nhập cư trái phép đang cư trú
tại Hoa Kỳ.
Định nghĩa: Cục Điều
tra Dân số Hoa Kỳ định nghĩa cư dân sinh ở nước ngoài là những cá nhân không có
quốc tịch Mỹ khi chào đời. Dân Mỹ sinh ở nước ngoài gồm những công dân nhập tịch,
thường trú nhân hợp pháp, người tị nạn (refugees and asylees), không-phải-là-cư-dân
nhưng trong tình trạng hợp pháp (gồm những sinh viên, người đi làm, hoặc những
người có chiếu khán tạm thời khác), và cả những người ở Mỹ bất hợp pháp.
Hai nhóm chữ “người
sinh ở nước ngoài” và “cư dân” được dùng thay thế cho nhau.
So với tổng số dân
sinh ở nước ngoài tại Hoa Kỳ, cư dân Việt Nam có thể có trình độ tiếng Anh hạn
chế hơn và có lẽ ít theo học đại học hơn. Mặt khác, so với tổng thể dân số nhập
cư được nhập quốc tịch Hoa Kỳ, cư dân Việt Nam có thể có thu nhập cao hơn, tỷ lệ
nghèo thấp hơn, và có lẽ ít người không có bảo hiểm hơn.
Dùng dữ liệu mới nhất
của Ban Thăm dò Cộng đồng Hoa Kỳ (American Community Survey, ACS) của Cục Điều
tra Dân số Mỹ, và của Bộ Nội An (Department of Homeland Security, DHS), Niên
giám Thống kê Di Trú, và dữ liệu về kiều hối hàng năm của Ngân hàng Thế giới,
bài tóm lược này trình bày những con số về người Việt Nam định cư tại Hoa Kỳa,
chú trọng vào số dân, phân bố địa lý, các đặc điểm kinh tế xã hội.
Dữ liệu tổng hợp từ
2008-2012 của ACS cho biết hầu hết cư dân Việt Nam định cư ở các tiểu bang
California (40%) và Texas (12%), tiếp theo là các tiểu bang Washington (4%),
Florida (4%), và Virginia (3%). Ba quận lỵ có cư dân Việt Nam nhiều nhất ở
California là Orange County, Los Angeles County, và Santa Clara County. Cư dân
Việt Nam ở ba quận này chiếm 26% dân số Việt Nam định cư tại Hoa Kỳ.
Hình 2. Những
Tiểu bang có đông cư dân Việt Nam tại Hoa Kỳ, 2008-2012. Nguồn: Viện
chính sách di dân (MPI) lập bảng dữ liệu từ tài liệu tổng hợp 2008-2012 củ ACS,
Cục Thống kê Dâ số Hoa Kỳ.
Hình 2a: Dân số
cư dân Việt Nam tại cái quận lỵ ở California.
Hình 2b: Dân số
cư dân Việt Nam tại các quận lỵ ở Texas.
Bấm vào đây để đọc bản đồ tương tác cho thấy sự phân bố
địa lý của người cư dân tại các tiểu bang và quận lỵ khác. Chọn “Việt Nam” ở
khung mở “Select Country/Region of origin” để xem phân bố dân số ở
các quận lỵ thuộc những tiểu bang khác.
Các khu vực đô thị lớn
có mật độ cư dân Việt Nam cao là Los Angeles, San Jose, Houston, San Francisco,
và khu vực đô thị Dallas. Cư dân Việt Nam tại năm khu vực đô thị kể trên chiếm
41% số cư dân Việt Nam trong giai đoạn 2008-2012.
Hình 3. Những
khu vực đô thị đông cư dân Việt Nam nhất tại Hoa Kỳ. Nguồn:MPI lập bảng dữ
liệu từ tài liệu 2008-2012 ACS của Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ.
Bảng 1. Các khu
vực đô thị có mật độ cư dân Việt Nam cao nhất Mỹ.Nguồn: MPI lập bảng dữ liệu
từ tài liệu 2008-2012 ACS của Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ.
Trình độ tiếng Anh
Định nghĩa: Đông Nam
Á là một vùng của châu Á được Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ coi là khu vực gồm các
nước Brunei, Myanmar, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines,
Singapore, Thái Lan, Việt Nam và Đông Timor.
Trong năm 2012, có
khoảng 68% cư dân Việt Nam (độ tuổi từ 5 trở lên) có trình độ thông thạo tiếng
Anh giới hạn (Limited English Proficient, LEP), so với 47% của các nhóm cư dân
sinh ở Đông Nam Á, và 50% của tổng số dân Mỹ sinh ở nước ngoài. Ngoài ra, tỷ lệ
cư dân Việt Nam chỉ nói tiếng Anh ở nhà là 7%, so với 11% của cư dân Mỹ sinh ở
vùng Đông Nam Á và 15% của tổng số dân Mỹ sinh ở nước ngoài.
(Chú: Cụm từ “trình
độ thông thạo tiếng Anh giới hạn” dùng để chỉ bất kỳ người nào, từ 5
tuổi trở lên, đã ghi khả năng tiếng Anh là “không biết gì hết”, “không khá” hoặc
“khá” trong bảng thăm dò cá nhân. Những cá nhân ghi “chỉ nói tiếng Anh” hoặc
nói tiếng Anh “rất khá” thì được coi là người thông thạo tiếng Anh).
Giáo dục và tri thức
chuyên nghiệp
Trong năm 2012, khoảng
23% cư dân Việt Nam, tuổi từ 25 tuổi trở lên, đã có bằng cử nhân hoặc cao hơn,
so với 37% của cư dân sinh ở vùng Đông Nam Á và 28% của tổng số dân Mỹ sinh ở
nước ngoài. (Tỷ lệ đã có bằng cử nhân hoặc cao hơn cho dân sinh ra ở Mỹ là
29%).
Khoảng 83% cư dân Việt
Nam ở trong tuổi lao động (18-64), và 13% ở trong độ tuổi từ 65 trở lên. Độ tuổi
trung bình của cư dân Việt Nam tại Mỹ là 46 tuổi, cũng như độ tuổi trung bình của
những nhóm cư dân khác từ vùng Đông Nam Á, nhưng cao hơn so với tổng số cư dân
Mỹ sinh ở nước ngoài (43%), và dân sinh ở Mỹ (36%).
Sáu mươi chín phần
trăm (69%) cư dân Việt Nam (độ tuổi từ 16 trở lên) nằm trong số người làm việc
trong thị trường lao động dân sự trong năm 2012, tương đương với tỷ lệ trong thị
trường lao động của cư dân sinh ở vùng Đông Nam Á (68%), và cao hơn một chút so
với tổng số cư dân tại Mỹ (67%) và dân sinh ra ở Mỹ (63%). Cư dân Việt Nam tại
Mỹ thường làm việc nhiều hơn trong các ngành nghề dịch vụ (32%) so với cư dân
sinh ở vùng Đông Nam Á (26%), hay tổng số cư dân Mỹ sinh ở nước ngoài (25%), và
dân sinh ở Mỹ (17%).
Hình 4. Biểu đồ
cư dân có việc làm trong lực lượng lao động dân sự (16 tuổi trở lên), phân bố
theo bởi ngành nghề. Nguồn: MPI lập bảng dữ liệu từ tài liệu
2008-2012 ACS của Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ.
Thu nhập và Độ nghèo
Trong năm 2012, thu
nhập gia đình trung bình của cư Việt Nam là 55,736 USD, thấp hơn đáng kể so với
thu nhập của những cư dân từ vùng Đông Nam Á (65,488 USD), nhưng cao hơn so với
tổng số cư dân tại Mỹ (46,983 USD) và dân sinh ở Mỹ (51,975 USD).
Mười lăm phần trăm
(15%) cư dân Việt Nam sống ở mức sống tối thiểu trong năm 2012, cao hơn một
chút so với tỷ lệ gia đình nghèo của cư dân sinh ở vùng Đông Nam Á (12%), nhưng
tương đương với tỷ lệ gia đình nghèo của người dân sinh tại bản địa (15%) và thấp
hơn dân số sinh ở nước ngoài nói chung (19%).
Đường Di trú và Nhập
Tịch
Trong năm 2012, có
khoảng 1.259.000 di dân Việt Nam cư trú tại Hoa Kỳ, chiếm khoảng 31% trăm của 4
triệu cư dân sinh ở vùng Đông Nam Á, 11% của 11,9 triệu cư dân sinh ở châu Á,
và 3% của 40.800.000 tổng số cư dân sinh ở nước ngoài. Tỉ số cư dân Việt Nam nhập
quốc tịch Mỹ (76%) cao hơn so với 67% cư dân sinh ở vùng Đông Nam Á và 46% tổng
số dân Mỹ sinh ở nước ngoài.
Hầu hết cư dân Việt
Nam đến Hoa Kỳ trước năm 2000 (75%), 20% định cư vào giữa năm 2000 và 2009, và
5% đến Mỹ trong năm 2010 và sau đó.
Hình 5. Biểu đồ
cư dân Việt Nam tại Hoa Kỳ phân bố theo thời điểm qua Mỹ định cư. Nguồn: MPI lập bảng dữ liệu từ tài liệu 2008-2012 ACS
của Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ.
Người Việt Nam di cư
sang Hoa Kỳ bắt đầu bằng dòng người tị nạn cộng sản, theo thời gian chuyển
thành lớp người di cư để đoàn tụ gia đình. Kể từ năm 1980, số người Việt Nam tị
nạn đến Mỹ hay người được “thẻ xanh” tại Hoa Kỳ có khuynh hướng ngày càng giảm
đi.
Hình 6. Biểu đồ
người số người Việt Nam tị nạn và cư dân Việt Nam được cấp thẻ thường trú hợp
pháp (“thẻ xanh”, LPR), 1975-2012.
Chú ý: Đường chấm – - – biểu diễn số người Việt Nam đến tị nạn cộng sản trước năm 1982 là ước tính từ Bảng 7.2 trong nghiên cứu “Người Tị nạn Đông Nam Á di cư đến Hoa Kỳ” của Linda W. Gordon. Trong năm 1975, khoảng 125.000 người Việt tị nạn đến Hoa Kỳ là kết quả của một chương trình di tản do Mỹ thục hiện sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam. Từ năm 1976 đến năm 1977, số người tị nạn đã giảm đáng kể vì Hoa Kỳ từ chối nhận những cá nhân Việt Nam, trừ trường hợp đoàn tụ gia đình. Vì tình trạng xung đột chính trị và dân tộc trong khu vực Đông Nam Á, số người tị nạn từ Việt Nam và các nước láng giềng đã tăng lên đáng kể bắt đầu vào năm 1978. Để đối phó với cuộc khủng hoảng này, các nước phương Tây, trong đó có Hoa Kỳ, lại bắt đầu nhận một số lớn người tị nạn từ khu vực, rất nhiều người đang sống trong các trại tị nạn ử Đông Nam Á.
Nguồn: MPI lập bảng dữ liệu của Bộ Nội An, Niên giám thống kê Di Trú 2012 và 2002 (Washington, D.C.: Văn phòng Di Trú Thống kê, Bộ Nội An), www.dhs.gov/yearbook-immigration-statistics; Vụ nhập cư và quốc tịch Mỹ (INS), Niên giám thống kê của Sở Di Trú và Nhập Tịch cho những năm 1978-1996 (Washington, DC: Ấn quán của chính phủ); INS, 1977, 1976, và 1975 Báo cáo thường niên (Washington, DC: Ấn quán của chính phủ); Linda W. Gordon, “Người Tị nạn Đông Nam Á di cư đến Hoa Kỳ,” Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề di cư, Số đặc biệt, 5 (3) (1987): 153-73; Rubén G. Rumbaut, “Một di sản chiến tranh: người tị nạn từ Việt Nam, Lào và Campuchia,” trong “Cội nguồn và Định mệnh: Nhập cư, chủng tộc, và sắc tộc ở Mỹ,” người biên tập: Silvia Pedranza và Rubén G. Rumbaut (Belmont, CA: Wadsworth, 1996); Gail P. Kelly, “Đối phó với (đời sống) Mỹ: người tị nạn Việt Nam, Campuchia và Lào trong những năm 1970 và 1980,”Biên niên sử của Học viện Chính trị và Khoa học xã hội Mỹ, 487 (1996): 138-49.
Chú ý: Đường chấm – - – biểu diễn số người Việt Nam đến tị nạn cộng sản trước năm 1982 là ước tính từ Bảng 7.2 trong nghiên cứu “Người Tị nạn Đông Nam Á di cư đến Hoa Kỳ” của Linda W. Gordon. Trong năm 1975, khoảng 125.000 người Việt tị nạn đến Hoa Kỳ là kết quả của một chương trình di tản do Mỹ thục hiện sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam. Từ năm 1976 đến năm 1977, số người tị nạn đã giảm đáng kể vì Hoa Kỳ từ chối nhận những cá nhân Việt Nam, trừ trường hợp đoàn tụ gia đình. Vì tình trạng xung đột chính trị và dân tộc trong khu vực Đông Nam Á, số người tị nạn từ Việt Nam và các nước láng giềng đã tăng lên đáng kể bắt đầu vào năm 1978. Để đối phó với cuộc khủng hoảng này, các nước phương Tây, trong đó có Hoa Kỳ, lại bắt đầu nhận một số lớn người tị nạn từ khu vực, rất nhiều người đang sống trong các trại tị nạn ử Đông Nam Á.
Nguồn: MPI lập bảng dữ liệu của Bộ Nội An, Niên giám thống kê Di Trú 2012 và 2002 (Washington, D.C.: Văn phòng Di Trú Thống kê, Bộ Nội An), www.dhs.gov/yearbook-immigration-statistics; Vụ nhập cư và quốc tịch Mỹ (INS), Niên giám thống kê của Sở Di Trú và Nhập Tịch cho những năm 1978-1996 (Washington, DC: Ấn quán của chính phủ); INS, 1977, 1976, và 1975 Báo cáo thường niên (Washington, DC: Ấn quán của chính phủ); Linda W. Gordon, “Người Tị nạn Đông Nam Á di cư đến Hoa Kỳ,” Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề di cư, Số đặc biệt, 5 (3) (1987): 153-73; Rubén G. Rumbaut, “Một di sản chiến tranh: người tị nạn từ Việt Nam, Lào và Campuchia,” trong “Cội nguồn và Định mệnh: Nhập cư, chủng tộc, và sắc tộc ở Mỹ,” người biên tập: Silvia Pedranza và Rubén G. Rumbaut (Belmont, CA: Wadsworth, 1996); Gail P. Kelly, “Đối phó với (đời sống) Mỹ: người tị nạn Việt Nam, Campuchia và Lào trong những năm 1970 và 1980,”Biên niên sử của Học viện Chính trị và Khoa học xã hội Mỹ, 487 (1996): 138-49.
Gần như tất cả những
cư dân Việt Nam (99%), người đã có “thẻ xanh” vào năm 1982 là những người tị nạn.
Trái lại, chỉ có 2% của cư dân Việt Nam có “thẻ xanh” trong năm 2012 là người tị
nạn, trong khi đó 96% người được thẻ xanh là vì có quan hệ gia đình. Đa số, những
cư dân mới sang Mỹ trong những năm gần đây là người trong gia đình của những
người tị nạn trước đó và những người con lai từ Việt Nam.
Hình 7. Biểu đồ
cư dân được cấp thường trú hợp pháp (thẻ xanh), 1982 và 2012
Chú: Được gia đình bảo trợ là diện những cư dân là người thân trong gia đình của công dân Mỹ và những cư dân khác được gia đình bảo trợ; Cư dân theo diện việc làm là những người vào Hoa Kỳ để làm việc hoặc đầu tư; Những cư dân loại khác là những người nhập cảnh vào Hoa Kỳ qua chương trình Chiếu khán Xổ số Đa dạng và các chương trình khác. Nguồn: MPI lập bảng từ dữ liệu của 2012 Niên giám thống kê Di Trú, Bộ Nội An (Washington, DC: Văn phòng Di Trú Thống kê, 2013, Bộ Nộ An), www.dhs.gov/publication/yearbook-2012.
Chú: Được gia đình bảo trợ là diện những cư dân là người thân trong gia đình của công dân Mỹ và những cư dân khác được gia đình bảo trợ; Cư dân theo diện việc làm là những người vào Hoa Kỳ để làm việc hoặc đầu tư; Những cư dân loại khác là những người nhập cảnh vào Hoa Kỳ qua chương trình Chiếu khán Xổ số Đa dạng và các chương trình khác. Nguồn: MPI lập bảng từ dữ liệu của 2012 Niên giám thống kê Di Trú, Bộ Nội An (Washington, DC: Văn phòng Di Trú Thống kê, 2013, Bộ Nộ An), www.dhs.gov/publication/yearbook-2012.
Bảo hiểm Y tế
Cư dân Việt Nam có bảo
hiểm y tế nhiều hơn so với tổng số cư dân sinh ở nước ngoài, nhưng ít hơn so với
những cư dân khác từ Đông Nam Á và dân sinh ra ở Mỹ. Khoảng 22% cư dân Việt Nam
không có bảo hiểm trong năm 2012, so với 17% cư dân sinh ở Đông Nam Á, 33% của
tổng số cư dân sinh ở nước ngoài, và 12% dân số sinh ở Mỹ.
Hình 8. Biểu đồ cu dân Việt Nam tại Hoa Kỳ theo Loại bảo hiểm
Y tế, 2012. Chú: Tổng số các loại bảo hiểm có thể lớn hơn 100 bởi vì một số cư
dân có thể có nhiều hơn một loại bảo hiểm. Nguồn: MPI lập bảng theo dữ
liệu 2012 ACS, Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ.
Cộng đồng gốc Viêt tại
Hoa Kỳ
Dân số người gốc Việt
tại Hoa Kỳ gồm khoảng 2 triệu người hoặc sinh ra ở Việt Nam đã ghi tổ tiên là
người Việt Nam, theo bảng dữ liệu tổng hợp 2008-2012 của ACS, Cục Điều tra Dân
số Mỹ.
Kiều hối
Theo số liệu của
Ngân hàng Thế giới tổng số kiều hối gửi về Việt Nam qua đường chính thức tương
đương 11 tỷ USD trong năm 2013, chiếm khoảng 6,4% tổng sản lượng (GDP) Việt
Nam. Số kiều hối Việt Nam nhận được đã tăng gấp mười lần kể từ cuối những năm
1990.
Hình 9. Biểu đồ
kiều hối (tỉ USD) hàng năm chuyển về Việt Nam, 2000-2013. Nguồn: MPI
vẽ biểu đồ từ số liệu từ của Nhóm Triển vọng Ngân hàng Thế giới, “Dữ liều về Kiều
hối hàng năm,” cập nhật tháng Tư 2014. Cộng đồng người gốc Việt Nam tại Hoa Kỳ
chuyển về 5,7 tỉ USD kiều hối về Việt Nam năm 2012.
Hình 9a. Biểu đồ
so sánh kiều hối hàng năm chuyển về Philippine, Việt Nam, và Mã Lai 1970-2013.
Nguồn: MPI vẽ biểu đồ từ số liệu từ của Nhóm Triển vọng Ngân hàng Thế giới, “Dữ
liều về Kiều hối hàng năm,” cập nhật tháng Tư 2014.
Hataipreuk Rkasnuam
và Jeanne Batalova | Trần Giao Thủy dịch
*****
Nguồn: Vietnamese Immigrants in the United States. By
Hataipreuk Rkasnuam and Jeanne Batalova. Migration Policy (MPI), SPOTLIGHT,
AUGUST 25, 2014. DCVOnline mịnh họa bổ túc.
Nguồn tài liệu
Baker, Bryan and
Nancy Rytina. 2013. Estimates of the Unauthorized Immigrant Population
Residing in the United States: January 2012. Washington, DC: Department of
Homeland Security, Office of Immigration Statistics. Available Online.
Centers for Disease
Control and Prevention. 2008. Chapter 1: Vietnamese History and
Immigration to the United States. In Promoting Cultural Sensitivity: A
Practical Guide for Tuberculosis Programs That Provide Services to Persons from
Vietnam. Atlanta: Centers for Disease Control and Prevention. Available Online.
Department of
Homeland Security (DHS), Office of Immigration Statistics. Various years.
Yearbook of Immigration Statistics. Washington, DC: DHS, Office of Immigration
Statistics. Available Online.
Gordon, Linda W.
1987. Southeast Asian Refugee Migration to the United States. Center for
Migration Studies special issues 5 (3): 153-73.
Kelly, Gail P.
1986. Coping with America: Refugees from Vietnam, Cambodia, and Laos in
the 1970s and 1980s. Annals of the American Academy of Political and Social
Science 487: 138-49.
Rumbaut, Rubén G.
1996. A Legacy of War: Refugees from Vietnam, Laos, and Cambodia. In
Origins and Destinies: Immigration, Race, and Ethnicity in America, eds. Silvia
Pedranza and Rubén G. Rumbaut. Belmont, CA: Wadsworth. 315-33. Available
Online.
U.S. Census Bureau.
2012. 2012 American Community Survey 1-Year Estimates. American FactFinder.
Available Online.
—. 2010. 2010
American Community Survey: Foreign-Born Regions, Subregions, and Country Codes
List. Available Online.
U.S. Immigration and
Naturalization Service (INS). Various years. Statistical Yearbook of the
Immigration and Naturalization Service. Washington, DC: INS.
—. Various years.
Annual Reports. Washington, DC: INS.
World Bank Prospects
Group. 2013. Annual Remittances Data, April 2014 update. Available Online.
—. Bilateral
Remittances Matrix, May 2013 version. Available Online.
*****
Massachusette cũng không duới 50 ngàn người Việt tái đinh-cư .
ReplyDelete