Tuesday, November 4, 2014

Người Mỹ nghĩ gì về tổng thống nhân cuộc bầu cử giữa kỳ?

image
Tổng thống Mỹ Barack Obama đi bỏ phiếu sớm ở Trung tâm Dịch vụ cộng đồng Martin Luther King ở Chicago, ngày 20/10/2014.
Người dân Mỹ đi bỏ phiếu hôm nay để bầu ra một quốc hội mới trong các cuộc bầu cử được gọi là “giữa kỳ” bởi vì chúng diễn ra ngay vào giữa nhiệm kỳ 4 năm của tổng thống.
Kết quả các cuộc đua trên cả nước có thể có ảnh hưởng sâu xa đến 2 năm cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Barack Obama và cán cân lực lượng ở Washington.
Chúng tôi đã hỏi thông tín viên Jim Malone, phụ trách các vấn đề chính trị quốc nội của VOA về cuộc bầu cử và trả lời một số câu hỏi cơ bản.

Những gì sẽ được quyết định trong cuộc bầu cử ngày thứ ba?

image
Tất cả 435 ghế tại Hạ viện được bầu lại cùng với 36 trong số 100 ghế tại Thượng viện và 36 trong số 50 ghế thống đốc tiểu bang.
Hiến pháp Hoa Kỳ đòi hỏi tổ chức các cuộc bầu cử quốc hội cách năm 1 lần. Vì nhiệm kỳ thượng viện là 6 năm, nên khoảng 1/3 Thượng viện cũng phải được bầu lại mỗi lần cử tri đi bỏ phiếu chọn đại biểu Hạ viện.

image
Phe Cộng hoà hiện đang nắm thế đa số tại Hạ viện.
Phe Cộng hòa hiện đang nắm thế đa số tại Hạ viện và các chuyên gia dự báo họ sẽ thắng thêm ghế vào ngày hôm nay. Thực vậy, họ có thể đạt được thế đa số cao nhất tại Hạ viện kể từ ngay sau Thế chiến thứ 2. Phe Dân chủ nắm thế đa số tại Thượng viện và câu hỏi lớn trong cuộc bầu cử năm nay là liệu phe Cộng hòa có khả năng thắng đủ số 6 ghế hiện đang nằm trong tay phe Dân chủ và chiếm lại thế đa số hay không. Việc đảng Cộng hòa kiểm soát cả hai viện Quốc hội có thể gây thêm khó khăn cho khả năng quản trị của Tổng thống Obama trong hai năm cuối tại chức.

Vì sao đảng Cộng hòa dự kiến sẽ đạt thành quả tốt?

image
Các vị tổng thống trong nhiệm kỳ thứ hai thường gặp khó khăn vào thời điểm giữa nhiệm kỳ thứ nhì khi tổ chức các cuộc bầu cử quốc hội. Về mặt lịch sử, đảng của tổng thống thường mất trung bình hơn 20 ghế tại Hạ viện trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ thứ hai. Năm nay, tình hình đang đi tới chỗ trở nên một thí dụ theo đúng tiêu chuẩn đó.
Điểm ủng hộ dành cho tổng thống giảm sút – chỉ có khoảng 40% tán đồng thành tích của ông và cử tri có vẻ không hài lòng và lo lắng về nền kinh tế trong nước cùng một số khó khăn chủ yếu về chính sách đối ngoại, trong đó có sự trỗi dậy của các phần tử chủ chiến Nhà nước Hồi giáo và sự lây truyền dịch bệnh Ebola.

image
Phe Cộng hòa cũng đã đạt được thành tích hữu hiệu trong việc toàn quốc hoá cuộc bầu cử - biến cuộc bầu cử thành chuyện có liên quan đến tổng thống hơn là đến các ứng cử viên và các vấn đề địa phương và sự kiện ấy gây thiệt hại cho các ứng cử viên Dân chủ trên khắp nước. Cuộc bầu cử giữa kỳ lần thứ hai thường biến thành một cuộc trưng cầu dân ý về tổng thống đương nhiệm và nhiều ứng cử viên Dân chủ trong các cuộc chạy đua sát nút vào Thượng viện đang cố hết sức giữ một khoảng cách giữa họ và tổng thống.

Các vấn đề lớn trong cuộc bầu cử là gì?

image
Quảng cáo của các ứng cử viên tại thủ đô Washington.
Thông thường cử tri quan tâm nhiều nhất đến nền kinh tế và các triển vọng kinh tế của chính họ trong tương lai. Câu ngạn ngữ cổ nói rằng dân chúng thích bỏ phiếu cho túi tiền của họ. Nhưng trong một chuyến đi tường thuật cuộc vận động tranh cử ở tiểu bang North Carolina mới đây, tôi nhận thấy rất nhiều người lo ngại về ISIL và cách thức chính quyền Obama xử lý vấn đề dịch bệnh Ebola.
Phối hợp với các vấn đề trước đó có liên quan đến việc phát động bộ luật chăm sóc y tế của tổng thống, nhiều cử tri có một cái nhìn mờ nhạt về chính phủ ngay lúc này và về khả năng lãnh đạo của Tổng thống Obama. Sự kiện đó có xu hướng gây phấn khởi trong giới cử tri theo đảng Cộng hòa và làm hạ giảm số cử tri đi bầu cho đảng Dân chủ. Phe Dân chủ dựa rất nhiều vào phụ nữ độc thân, cử tri gốc Mỹ Latinh và gốc Phi châu, nhưng nhiều người trong các giới này có phần chắc đi bỏ phiếu ít hơn trong cuộc bầu cử quốc hội so với cuộc bầu cử tổng thống.

Về phía đảng Cộng hòa, tổng thống dường như khuấy động cử tri, nhưng không phải theo hướng có lợi, và những người hoạt động của đảng Tea Party cũng có động lực, tuy có lẽ không mạnh như hồi năm 2010 khi họ góp phần đưa các đảng viên Cộng hòa trở lại nắm thế kiểm soát Hạ viện.

Cuộc chạy đua nào đáng theo dõi?

image
Nhân viên bầu cử chuẩn bị danh sách cử tri trước khi phòng phiếu mở cửa tại Avon, Indiana.
Vấn đề lớn là liệu đảng Cộng hòa có đánh bại đủ số đảng viên Dân chủ để chiếm lại thế đa số tại Thương viện hay không? Khoảng 10 cuộc đua vào ghế thượng nghị sĩ sẽ quyết định kết quả và nhiều cuộc chạy đua hiện đang rất sát nút, cho thấy đêm 4 tháng 11 sẽ là một đêm dài trước khi ta biết được đảng nào sẽ kiểm soát Thượng viện. Khó khăn của đảng Dân chủ là nhiều ghế mà họ đang bảo vệ lại nằm tại các tiểu bang thiên về đảng Cộng hòa.

image
Đã có nhiều phần chắc các đảng viên Cộng hòa sẽ thắng các ghế thượng viện của đảng Dân chủ tại các tiểu bang Montana, South DakotaWest Virginia. Họ cũng có cơ may tuyệt hảo thắng các ghế của đảng Dân chủ ở Alaska, ArkansasLouisiana. Các đảng viên Cộng hòa cũng đang dẫn đầu ở các tiểu bang thường thân thiện với đảng Dân chủ hơn như ColoradoIowa. Khúc mắc duy nhất là đảng Cộng hòa phải bảo vệ các ghế thượng viện ở Georgia và Kansa từ tay các đối thủ mạnh thế và điều đó có nghĩa là đảng Cộng hòa sẽ phải chiếm hơn 6 ghế của đảng Dân chủ để đạt thế đa số.

Hãy theo dõi kết quả ở ColoradoIowa. Các thất bại của đảng Dân chủ ở đó trong các cuộc đua vào Thượng viện có thể là một dấu hiệu cảnh báo cho cuộc bầu cử tổng thống năm 2016. Nếu phe Cộng hòa có thể thắng thế tại các tiểu bang thường bỏ phiếu cho đảng Dân chủ, thì phe Dân chủ sẽ lại gặp khó khăn cả trong năm 2016.

Có cơ may nào các cuộc bầu cử sẽ không được quyết định vào ngày 4/11?

image
Nhân viên bầu cử đưa các máy bỏ phiếu lên xe chở tới các địa điểm bầu cử ở Clark County, Las Vegas, Nevada, ngày 3/11/2014.
Có. Việc kiểm phiếu lại trong các cuộc đua sát nút có thể kéo dài nhiều ngày hay nhiều tuần. Và trong trường hợp ở cả Louisiana lẫn Georgia, các cuộc bầu cử vòng hai sẽ được tổ chức nếu không có ai thắng số phiếu đa số tuyệt đối vào ngày 4 tháng 11. Cuộc bỏ phiếu vòng nhì ở Louisiana dự trù sẽ được tổ chức vào ngày 6 tháng 12, và ở tiểu bang Georgia là vào ngày 6 tháng 1, 2015, 3 ngày sau khi Quốc hội mới tuyên thệ nhậm chức. Chúng ta sẽ có thể có một sự khởi đầu rất ngoạn mục vào đầu năm mới nếu phải chờ cho đến khi cuộc bầu vòng nhì ở Georgia tìm ra đảng nào nắm quyền kiểm soát Thượng viện trong 2 năm sắp tới.
Kết quả bầu cử có đem lại thay đổi nào đáng kể không? Kết quả sẽ ảnh hưởng ra sao đến quan hệ của nước Mỹ với thế giới?

Các đảng viên Cộng hòa sẽ ở vị thế tốt hơn để thúc đẩy nghị trình hoạt động toàn quốc nếu họ nắm quyền kiểm soát cả Thượng viện lẫn Hạ viện. Mặt khác, họ sẽ có nghĩa vụ tạo được thành quả nào nếu không sẽ vấp phải sự phẫn nộ của cử tri vào năm 2016. Triển vọng bế tắc chính trị thêm với tổng thống chắc chắn sẽ có, nhưng có thể đề ra một số cơ hội bất ngờ về hợp tác trong vấn đề cải cách thuế và giao thương quốc tế.

image
Còn đối với thế giới, việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội sẽ có tác dụng như một sự kiềm chế đối với tổng thống không những về chính sách đối nội mà cả về chính sách đối ngoại nữa. Một sự chuyển hướng qua cánh hữu trong Thượng viện có thể ảnh hưởng đến các triển vọng về một hiệp ước hạt nhân với Iran và có thể tạo thêm áp lực lên chính quyền Obama phải tăng cường hành động quân sự nhắm vào Nhà nước Hồi giáo.

image
Một điều nữa – hãy nhìn vào Thượng viện như một sân thử nghiệm cho các ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa vào năm 2016. Nhiều thượng nghị sĩ dự kiến sẽ ra tranh cử và có phần chắc sẽ nhân các cuộc tranh luận tại Thượng viện trong năm tới để đưa tên tuổi và ý kiến ra trước công chúng.




Jim Malone

*****

Tối nay người việt ở Mỹ -  Canada - Úc và Au Châu sẻ huớng về California và Texas
để chờ kết quả cuộc bầu cử :

2  kết quả chúng ta chú ý nhất là tại :

Little saigon ( California )

Cuộc đua đáng chú ý nhất ở Little Saigon là chức thượng nghị sĩ California, Ðịa Hạt 34, giữa Giám Sát Viên Janet Nguyễn (Cộng Hòa) và Chủ Tịch Hội Ðồng Giáo Dục Rancho Santiago Jose Solorio (Dân Chủ), vì kết quả này có thể làm thay đổi cán cân chính trị ở tiểu bang lớn nhất Hoa Kỳ.

Houston Texas

Tại Houston, Texas, cuộc đua đáng chú ý nhất là giữa hai ứng cử viên gốc Việt, Dân Biểu Hubert Võ (Dân Chủ) và Luật Sư Hoàng Duy Hùng (Cộng Hòa).

Dân Biểu Hubert Võ đắc cử lần đầu năm 2004 và liên tục tái đắc cử mỗi hai năm sau đó. Luật Sư Hoàng Duy Hùng từng là nghị viên Houston hai nhiệm kỳ, từ năm 2010 đến năm 2014.


Các cuộc đua vào các chức vụ khắc

Santa Calra 

* Tại Santa Clara County, nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất miền Bắc California, có tới 11 ứng cử viên gốc Việt ra tranh cử, nhưng đáng chú ý nhất là cuộc đua giữa Luật Sư Tâm Nguyễn tranh chức nghị viên Ðịa Hạt 7 của San Jose với bà Maya Esparza.

** Ðịa Hạt 7 hiện do Phó Thị Trưởng Madison Nguyễn đại diện, nhưng luật giới hạn nhiệm kỳ của San Jose không cho phép bà tái ứng cử lần này.

Kết quả cuộc bầu cử này sẽ cho thấy, liệu Ðịa Hạt 7 có còn được người Việt đại diện nữa hay không.

image

Bầu cử giữa kỳ Mỹ 2014
Hối lộ quan chức ngành y tế VN
VN chi 20 triệu đô để tuyên truyền ra hải ngoại
Linh mục lấy vợ!
Khi cơ thể nối với mạng Internet
Chỉ có 6% khách quốc tế muốn trở lại Việt Nam
Harrison Forman: Hình ảnh Hà Nội 1940
Canada bỏ phiếu đóng cửa Viện Khổng Tử
Đứng kín cầu Sài Gòn xem bắt cướp!
Điếu Cày phát biểu về Lá Cờ
Tôi cưới Vợ
Xà phòng Cô Ba
Những bức tranh gây tranh cãi nhiều nhất trong lịc...
Vĩnh biệt nhà thơ Kiên Giang
Nhà văn…không là ai?
Nhìn vào nền Đệ Nhất Cộng Hòa ở VN
Thùng rác Mỹ và Nhân đạo ta
Chuyện lạ: Hải sản khô ruồi không dám đậu
Đỉnh cao quyền lực không còn tôn trọng
Nhiều trang web ở Việt Nam bị phạt tiền & giấy phé...
Bùa mê hay bùa ngải có thật hoặc không có thật?
Quân cờ mới, Obama phá vỡ thế trận của Putin?
Hồ bơi: Kỳ thị tôn giáo?
Từ chối bạn, chào đón kẻ thù
Khi người đàn bà bước vào nhà thờ
Viết cho ai?
Phim 'To Singapore, with Love' bị cấm chiếu ở Sing...
Tại sao từ chối Quyền im lặng?
Hà Nội trong Top 10 nạn móc túi
Những chất phụ gia đầu độc trong thực phẩm
Blogger Điếu Cày: Tôi sẽ kiện Việt Nam ra tòa quốc...
Mỹ đối phó chiến lược chống xâm nhập của Trung Cộn...
Cuộc chạy trốn khỏi Boko Haram
Hậu quả tai hại của Hội nghị Thành Đô
Ghiền Đường & Đường giả và đường ruột
Công an bôi nhọ TP.Hồ Chí Minh
Blogger Điếu Cày: Nhà tù Cà Mau như ‘trại súc vật’...
Đại Tướng Không Quân Lori Robinson
Ukraina : Goodbye Lênin và Đảng Cộng sản
Chim Tu Hú

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.