Trong bài viết đăng
trên tờ the New York Times hôm 19 tháng 11, nguyên Tổng Biên Tập báo Thanh
Niên kêu gọi một nền báo chí tự do cho Việt Nam. Ông Nguyễn Công Khế nói đã đến
lúc chính phủ Việt Nam phải cho phép truyền thông hoạt động tự do, và đó là điều
kiện thiết yếu để Việt Nam có thể tiếp tục nỗ lực cởi trói kinh tế và chính trị.
Ông cảnh báo rằng có làm như vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam mới lấy lại được niềm
tin của nhân dân hầu có thể sống còn.
Bài viết này đã gây xôn xao
dư luận cả trong lẫn ngoài nước.
Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, một
nhà đấu tranh cho dân chủ đang sống ở Hoa Kỳ, người đã thành lập Diễn Đàn Dân
chủ, một tờ báo chui vào năm 1990, nhận định về bài báo này như sau:
“Bài báo này tôi nghĩ, ra rất
là đúng lúc, cái vấn đề tự do báo chí đáng nhẽ ra phải được đặt ra lâu rồi. Một
cái tiếng nói như Nguyễn Công Khế không đủ để tạo thêm được cái niềm tin. Bây
giờ có cởi trói cho tự do báo chí, thì tôi nghĩ là cái niềm tin cũng không chắc
đã lấy lại đươc, trừ phi có những cái hành động mạnh mẽ hơn nữa, may ra thì Đảng
Cộng sản còn có hy vọng là tồn tại được ở trong nền chính trị Việt Nam trong những
thập niên tới.”
Từ trong nước, nhà báo độc
lập từng lên tiếng mạnh mẽ đòi hỏi tự do ngôn luận và tự do báo chí, ông Nguyễn
Khắc Toàn từng bị tù đầy vì lập trường kiên cường của ông ủng hộ dân chủ, tự do
và một chế độ đa nguyên, cho biết ý kiến về bài báo của ông Nguyễn Công Khế:
“Tôi rất hoan nghênh cái lập
trường của anh Nguyễn Công Khế đã công khai đòi nhà nước, đòi Đảng Cộng sản Việt
Nam phải thực hiện trước mắt là cái quyền tự do báo chí cho xã hội Việt Nam.
Thì đây là một cái đòi hỏi rất chính đáng và rất cần thiết. Tiếng nói của anh ấy
đã góp phần vào công cuộc đấu tranh đòi tự do hoá ở Việt Nam, trong đó có một
cái quyền rất căn bản của xã hội và của nhân dân Việt Nam, đó là cái quyền tự
do báo chí, tự do ngôn luận.”
Nguyễn Khắc Toàn
Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn đồng
ý với quan điểm với ông Khế rằng đã có một số thay đổi lớn trong giới truyền
thông Việt Nam trong 5 năm trở lại đây, và nhà nước Việt Nam đang mất dần sự kiểm
soát đối với giới truyền thông. Ông nói:
“Cái sự quản lý, cái sự kiểm
soát, cái sự kìm kẹp của bộ máy nhà nuớc, bộ máy Đảng Cộng sản Việt Nam mà đứng
đầu là Ban Tuyên giáo, đã quá lỗi thời và lạc hậu, cho nên những gì mà anh Nguyễn
Công Khế đã làm việc, đã đứng trong cái hệ thống truyền thông quốc doanh này và
anh ấy đã nói là hoàn toàn chính xác.”
Trong bài viết đăng
trên báo New York Times, ông Nguyễn Công Khế nói tự do báo chí, tự do ngôn luận
là tốt cho đất nước và cũng tốt cho chế độ, nhưng giới quan sát trong và ngoài
Việt Nam tin rằng chế độ cầm quyền toàn trị của Cộng sản Việt Nam khó có thể sống
chung với tự do báo chí. Giáo sư Đoàn Viết Hoạt cho biết:
“Tôi nghĩ rằng phải có một
bản Hiến Pháp hoàn toàn mới, mà không những vậy mà còn phải có một tiến trình để
đi đến một bản Hiến Pháp mới, và cái tiến trình ấy nó đòi hỏi một cái quốc hội
khác, một cái quốc hội lập hiến. Mà quốc hội lập hiến chỉ có thể xảy ra khi ta
có một cuộc bầu cử thật sự tự do và đa đảng. Do đó tôi nghĩ rằng phải thay đổi
chế độ thì chúng ta mới có thể có được một nền tự do trong đó có tự do báo chí.
”
Ông Nguyễn Khắc Toàn nói:
“Đảng Cộng sản và chế độ
toàn trị mà Đảng đang duy trì không thể sống chung được với cái nền tự do báo
chí, cũng như là tôn trọng các quyền con người thực sự ở đất nước này.”
Là một đảng viên Đảng Cộng
sản Việt Nam, và trong hơn hai thập niên đã từng đứng đầu tờ báo có số lượng độc
giả lớn nhất nước, ông Nguyễn Công Khế là một nhân vật từng có ảnh hưởng rất lớn.
Liệu ông có gặp khó khăn như những nhà đấu tranh cho các quyền dân chủ và tự do
báo chí? Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn chia sẻ quan điểm của ông về phản ứng có thể
có từ phía chính quyền Việt Nam:
“Tôi tin chắc rằng hiện nay
ban Tuyên giáo ở trung ương và Bộ Chính trị Việt Nam và bộ máy kiểm soát, kìm kẹp
truyền thông của nhà nước là hiện nay rất bối rối. Đàn áp Nguyễn Công Khế, bịt
miệng Nguyễn Công Khế, bắt Nguyễn Công Khế… thì bối cảnh ngày nay không cho
phép làm những chuyện đó, nhất là Nguyễn Công Khế là một đảng viên Cộng sản từng
đứng đầu một tờ báo tương đối có uy tín trong nước, có số lượng độc giả rất lớn
ở trong và ở ngoài nước.”
Ông Nguyễn Khắc Toàn là một
cựu chiến binh và cũng là phóng viên tự do, ông từng bị tù đày vì đã đấu tranh
để dân chủ hoá đất nước và đòi các quyền tự do, trong đó có tự do báo chí. Cùng
với luật sư Lê thị Công Nhân, ông là người đồng sáng lập Công đoàn Việt Nam độc
lập để bênh vực và bảo vệ quyền lợi cho những người lao động ở trong nước.
Giáo sư Đoàn Viết Hoạt là một
nhà đấu tranh để dân chủ hoá Việt Nam đang sống tại Hoa Kỳ, ông cũng là một
trong những nhà đi tiên phong trong cuộc đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, và
tự do báo chí, từng bị cầm tù lâu năm ở Việt Nam vì những hoạt động của ông.
Ông được phóng thích và sang Hoa Kỳ đoàn tụ với gia đình từ năm 1998.
Hoài Hương
*****
A Free Press for Vietnam
The Vietnamese government must allow the media to operate freely. This is
essential to the country’s continued economic and political liberalization, and
to the Communist Party’s efforts to regain the support of the people, which it
needs for the sake of its own survival.
Vietnam’s media landscape
has changed significantly during the past five years, and the Communist Party
has lost much of its control over the industry, with disastrous consequences.
There are now hundreds of
official media outlets, all owned by the government, and all controlled by the
Ministry of Information and Communications and its local counterparts. All
senior editors are appointed, after careful vetting, by the government and the
Communist Party.
Vietnam also has some
quasi-private outlets, which produce TV shows, host online news portals and
publish local versions of foreign magazines, like Esquire and Cosmopolitan. But
private operators are required to partner with a state entity, which means that
they, too, must be mindful of censorship.
As the government continues
to expand news categories it considers to be sensitive — relations with China,
land disputes, the medical conditions of top leaders — many media companies are
providing increasingly sanitized news. Readers, particularly young ones, have
deserted them in droves, looking for less propaganda. Both circulation and the
advertising revenues of the two most popular official dailies, Tuoi Tre and
Thanh Nien, have dropped by almost two-thirds since 2008, according to highly
placed sources at these newspapers. Other publications have turned tabloid,
featuring sensational scandals in an attempt to stem the reader hemorrhage.
Instead the Vietnamese
public is turning to foreign news sources, which are easily accessible online.
Facebook and social media have also blossomed: Some intellectuals and former
party members have their own blogs on which they openly criticize the
government, attracting tens of thousands of visitors every day. Although the
government has imposed Internet firewalls, workarounds are well-known and
readily available. Vietnam has one of the highest rates of Internet penetration
among countries with comparable per capita incomes.
But the emergence of
alternative sources of information is a problem in its own right, because these
are not uniformly reliable. The public, including the intelligentsia, has grown
so distrustful of state media and the state itself that it is too quick to
accept accounts criticizing the government as true, even when they are not well
substantiated.
A slew of books has been
published in recent years claiming to reveal state secrets on virtually every
major national issue: from the origins of the Communist Party to the epic
battle against the French at Dien Bien Phu, from China’s real designs on
Vietnam to Ho Chi Minh’s private life. The recent “Den Cu,” by Tran Dinh,
questions Uncle Ho’s nationalist credentials. It also claims he was directly
involved in the forced land redistribution program of 1953-56, which killed
more than 170,000 people, and may have attended the show trial of some wealthy
landowners.
The party and the
government tend not to refute such allegations. Instead, they insist on
maintaining outdated forms of control and micromanaging trivial issues, like
the depth of the decolletage on singers’ dresses. This reflects their lack of
confidence, and it undermines the party’s credibility, including on vital
national interests, like combating corruption and curbing China’s regional
ambitions.
Corruption is a major
issue, contributing to Vietnam’s huge public-sector debt, high rates of
nonperforming loans and inefficient state enterprises. (Public debt is rapidly
approaching 65 percent of G.D.P., the limit set by the government.) And the
party, the government and Parliament have declared that fighting corruption is
a top priority. But after so many years of media control, people have grown too
wary of the authorities to give them any credit. When senior officials and
corporate chieftains are arrested for graft, the public assumes it is the
result of factional score-settling.
The lack of media
transparency has also been a problem in Vietnam’s tussle with our centuries-old
enemy, China. In May, the Chinese government moved an oil-drilling rig off the
Paracel Islands in the South China Sea to inside Vietnam’s exclusive economic
zone. Yet the Vietnamese government’s initial response struck many of us as
meek: The foreign minister called the move “brazen” at first, but then the
ministry spokesman simply repeated over and over again that “China must
withdraw from Vietnam’s undisputed maritime territory.”
Reporting by the mainstream
media was also muted, which meant the public discussion was dominated by the
extreme nationalism of anti-China demonstrators and virulent online petitions
by academics and former officials, including a Vietnamese ambassador to China.
Speculation ran wild on blogs that some untoward deal had been struck, with
frequent reference to the infamous Chengdu meeting, a secret encounter in 1990
during which the Vietnamese Communist Party and the Chinese Communist Party are
thought to have undertaken a mutual protection pact that involved making
Vietnam more dependent on China economically and politically.
Alternative sources of
information are not the antidote to state control of the mainstream media. They
are welcome, but they cannot be relied upon alone. Especially in Vietnam’s existential
fight against corruption and China, the traditional Vietnamese media must be
allowed to freely disseminate timely and impartial information. Vietnam has
many experienced journalists who have been cowed by censorship for too long and
want nothing more but to do their jobs properly.
The Constitution already
provides for full press freedom; it must be implemented. Opening up the media
would help our leaders win back the trust of the people, which they need if
they hope to advance Vietnam’s main goals. Freedom of the press is good for the
country, and it is good for the regime.
Nguyen Cong Khe, founder
of the news daily Thanh Nien and formerly its editor in chief for 23 years, is
the chairman of a privately owned media corporation that operates the online
news portal www.motthegioi.vn. This article was translated by Nguyen Trung
Truc from the Vietnamese.
By NGUYEN CONG KHE
Báo chí tự do có thể là xấu hoặc tốt nhưng báo chí không có tự do thì chỉ có thể là xấu thôi
ReplyDelete