Biểu tình chống
Trung Quốc tại Hà Nội, ngày 13/5/2014.
Rất nhiều người có
chung một nỗi băn khoăn: Bao giờ thì Việt Nam được dân chủ hoá? Để trả lời câu
hỏi ấy, hầu như ai cũng biết một cuộc cách mạng dân chủ ở Việt Nam chỉ có thể xảy
ra với một trong hai tình huống: Một, từ trên xuống; và hai, từ dưới lên.
Dân chủ hoá từ trên
xuống là một cuộc cách mạng lý tưởng nhất bởi nó nhanh nhất và ít bị trả giá nhất:
Đó là các cuộc cách mạng đã diễn ra tại Liên Xô và Đông Âu vào cuối thập niên
1980 và đầu thập niên 1990, khi giới lãnh đạo ý thức là không thể kéo dài nguyên
trạng và chấp nhận thay đổi chế độ ngay cả khi biết với sự thay đổi ấy họ sẽ mất
tất cả quyền lực.
Theo tôi, một cuộc
cách mạng loại này rất khó xảy ra ở Việt Nam. Có hai lý do chính.
Thứ nhất, ở Việt Nam
không có, và sẽ không có một nhà lãnh đạo nào, dù sáng suốt đến đâu, có quyền lực
để tự mình quyết định những sự thay đổi lớn lao liên quan đến số phận của cả chế
độ. Kết cấu quyền lực ở Việt Nam khác hẳn ở các quốc gia cộng sản khác trước
đây cũng như hiện nay: Ở các nước ấy, chủ tịch đảng cũng đồng thời là chủ tịch
nước. Khi nắm trong tay cả hai chức vụ ấy, người ta dễ dàng trở thành kẻ quyết
định cuối cùng. Ở Việt Nam, ngược lại, người lãnh đạo đảng và người lãnh đạo
nhà nước và chính phủ khác nhau, do đó, không ai thực sự có quyền quyết định những
vấn đề lớn cả. Tất cả đều phải thông qua ý kiến tập thể, ít nhất của Bộ Chính
trị. Để cả tập thể ấy thống nhất với nhau về việc thay đổi chế độ để dân chủ
hoá là một không tưởng.
Thứ hai, chắc chắn
Trung Quốc sẽ không thể chấp nhận Việt Nam được dân chủ hoá trước. Khi thấy Việt
Nam có dấu hiệu rục rịch từ bỏ chủ nghĩa cộng sản, chắc chắn Trung Quốc sẽ can
thiệp ngay. Trong tình hình hiện nay, khi Việt Nam bị lệ thuộc vào Trung Quốc
trong rất nhiều lãnh vực, từ kinh tế đến chính trị, những sự can thiệp ấy rất dễ
thực hiện.
Bởi vậy, triển vọng
lớn nhất của xu hướng dân chủ hoá ở Việt Nam là từ dưới lên. Tuy nhiên, ở đây lại
có một vấn đề lớn: Lực lượng nào sẽ đảm nhiệm công việc thay đổi theo chiều hướng
dân chủ ấy? Để trả lời câu hỏi ấy, các nhà bình luận chính trị và xã hội có
thói quen nhìn vấn đề từ góc độ kinh tế - xã hội với những thành phần giai cấp
khác nhau.
Trước hết, đông đảo
nhất ở Việt Nam là các nông dân. Trong nhiều năm qua, những kẻ bị áp bức và bóc
lột nhiều nhất ở Việt Nam cũng là các nông dân. Những cuộc biểu tình đông đảo
và gây chú ý trong dư luận nhất cũng gắn liền với nông dân. Lý do dễ hiểu: một
trong những yếu tố quan trọng nhất bị giới lãnh đạo Việt Nam khai thác để làm
giàu và phân phối lợi nhuận để mua chuộc sự trung thành của các đảng viên chính
là đất đai. Việc cướp đất ấy dẫn đến sự bất mãn của nông dân ở nhiều địa phương
khác nhau. Lâu nay, rải rác đây đó, có các cuộc biểu tình của nông dân nhằm chống
lại lệnh cưỡng chế của chính quyền.
Nhưng những sự bất
mãn và các cuộc biểu tình ấy có thể dẫn đến việc làm thay đổi chế độ hay không?
Câu trả lời hầu như chắc chắn: Không. Lý do đầu tiên là hầu hết nông dân thường
chỉ nghĩ đến những cái lợi cụ thể trước mắt: khi chính quyền cướp đất của mình
thì mình vùng lên tranh đấu, nhưng khi chính quyền cướp đất của người khác thì
người ta dễ khoanh tay đứng ngó, hoặc, khi tình hình căng thẳng quá, chính quyền
chỉ cần nhân nhượng một tí, họ cũng dễ dàng thoả mãn và từ bỏ mọi toan tính chống
đối. Lý do thứ hai là tuy nông dân chiếm một phần lớn dân số nhưng họ bị cô lập
về phương diện địa lý: làng này xuống đường tranh đấu, làng khách chưa chắc đã
biết. Từ việc cô lập về địa lý dẫn đến sự cô lập về truyền thông và hậu quả là
không có nhiều người biết. Điều này dẫn đến hai hậu quả khác: Một, ít người ủng
hộ; và hai, khó phát triển thành những cuộc xuống đường rầm rộ để có thể uy hiếp
được chính quyền.
Còn lực lượng công
nhân? Ở Việt Nam, giai cấp công nhân càng ngày càng lớn và đời sống kinh tế của
họ cũng gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, sự bất mãn của họ, nếu có, thường nhắm
vào chủ nhân của xí nghiệp hơn là vào chính quyền. Chủ nhân của các công ty lớn
lại thường gắn liền với người ngoại quốc, do đó, thù hận của họ cũng hướng ra
bên ngoài. Đó là lý do tại sao cho đến nay, hầu hết các cuộc đình công hay biểu
tình thường diễn ra trong các xí nghiệp và công ty do người ngoại quốc làm chủ.
Giới thanh niên và
trí thức Việt Nam hiện nay có thể được xem là thành phần “tiến bộ” nhất: Nhiều
người trong họ thấy được những sự bất lực và bế tắc của nhà cầm quyền cũng như
có khát vọng được tự do. Tuy nhiên, “nhiều” không có nghĩa là đa số. Khác với ở
Ai Cập và các quốc gia Trung Đông trong cách mạng mùa xuân đầu năm 2011, nơi tỉ
lệ thanh niên, dù đã tốt nghiệp đại học, thất nghiệp rất cao, ở Việt Nam, về
phương diện kinh tế, thanh niên không đến nổi quá khó khăn, do đó, rất khó hy vọng
họ sẽ kết tập lại thành một trận chung để đấu tranh cho dân chủ.
Một thành phần khác
có khả năng đương đầu với chính quyền là các tôn giáo. Ở tôn giáo nào cũng có
những người phản kháng, nổi bật nhất là Cao Đài, Hoà Hảo, Phật giáo và Công
giáo. Hai tôn giáo đầu chỉ giới hạn ở các tỉnh phía Nam; Phật giáo thì bị quá
phân tán; chỉ có Công giáo là tương đối thống nhất, và do đó, khá mạnh, nhưng
dù mạnh đến mấy thì, một mặt, Công giáo cũng chỉ chiếm khoảng 10 phần trăm dân
số; mặt khác, do chỉ là một thiểu số, họ khó trở thành những nhà lãnh đạo cho
phong trào dân chủ trong cả nước.
Nói tóm lại, từ góc
độ kinh tế và xã hội, sẽ không có lực lượng nào đủ sức để chống lại chính quyền,
thậm chí, gây sức ép để chính quyền phải thay đổi chế độ.
Một vấn đề có thể được
đặt ra: Tại sao tất cả các thành phần trên không thể kết hợp lại với nhau để
thành một lực lượng duy nhất và mạnh mẽ? Dĩ nhiên, điều đó có thể xảy ra, và
trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay, đó là niềm hy vọng duy nhất để có dân chủ.
Có điều: khi nào, và với điều kiện nào, tất cả các thành phần trên có thể đứng
lại được với nhau? Câu trả lời: Tinh thần dân tộc hay chủ nghĩa quốc gia
(nationalism). Người Việt Nam, bất kể thành phần kinh tế, xã hội và tôn giáo, sẽ
đoàn kết lại khi đất nước bị uy hiếp và khi chính quyền bất lực, thậm chí, đầu
hàng trước những sự uy hiếp ấy. Tất cả những sự uy hiếp ấy chỉ đến từ một nguồn:
Trung Quốc.
Nói cách khác, theo
tôi, lực lượng đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam chỉ đoàn kết và trở thành mạnh
mẽ khi Trung Quốc gia tăng mức độ lấn chiếm biển đảo và khi chính quyền Việt
Nam càng lộ rõ bản chất nhu nhược của họ trong thế trận đối đầu với tham vọng
bành trướng ấy.
Tiến sĩ Nguyễn Hưng
Quốc
*****
Việt Nam Ta Phải Sống!
Giặc Tàu hãy cút về Tàu
Biển đông tuy lớn nhưng không của Tàu
Biển này biển của nước Nam
Tổ tiên ta sống, biển khơi ngàn đời
Ngày ngày ngư phủ ra khơi
Dân thênh thang sống, cá tôm đầy thuyền
Ngày nay cái bọn chuyên quyền
Lừa dân, hại nước, bán luôn biển nhà
Giặc Tàu cấu kết tinh ma
Biển Đông độc chiếm, chửi cha chúng mày!
Thù quân phương Bắc keo này
Đường gì chín đoạn, lưỡi bò lưỡi trâu?
Vậy mà cái lũ " bầy sâu":
"Việt Nam rất chuộng ta yêu hoà bình"
Trời ơi, cái mỏ thúi ình
Chúng dâng biển đảo kẻ thù ngàn năm!
Ngày nay ta nuốt hờn căm
Ngày mai đoàn kết, dân oan bỏ cờ
Còn kia cái Đảng mập mờ
Lật luôn đừng tiếc hỡi dân Việt mình
Tìm về dân tộc, cội nguồn
Toàn dân góp sức, ta không sợ Tàu
Sử ta suốt mấy thiên thu
Bao đời minh chứng, đuổi quân giặc thù
Chúng đông, nước lớn, nhưng ngu
Việt Nam nhỏ bé, nhưng ta kiêu hùng
Bao giờ dân quyết một lòng
Toàn dân cùng đứng hiên ngang dưới cờ
Cờ vàng tổ quốc ta mơ
Toàn dân cùng quyết, thì ta diệt thù!
Hoàng Hạc
Giặc Tàu hãy cút về Tàu
Biển đông tuy lớn nhưng không của Tàu
Biển này biển của nước Nam
Tổ tiên ta sống, biển khơi ngàn đời
Ngày ngày ngư phủ ra khơi
Dân thênh thang sống, cá tôm đầy thuyền
Ngày nay cái bọn chuyên quyền
Lừa dân, hại nước, bán luôn biển nhà
Giặc Tàu cấu kết tinh ma
Biển Đông độc chiếm, chửi cha chúng mày!
Thù quân phương Bắc keo này
Đường gì chín đoạn, lưỡi bò lưỡi trâu?
Vậy mà cái lũ " bầy sâu":
"Việt Nam rất chuộng ta yêu hoà bình"
Trời ơi, cái mỏ thúi ình
Chúng dâng biển đảo kẻ thù ngàn năm!
Ngày nay ta nuốt hờn căm
Ngày mai đoàn kết, dân oan bỏ cờ
Còn kia cái Đảng mập mờ
Lật luôn đừng tiếc hỡi dân Việt mình
Tìm về dân tộc, cội nguồn
Toàn dân góp sức, ta không sợ Tàu
Sử ta suốt mấy thiên thu
Bao đời minh chứng, đuổi quân giặc thù
Chúng đông, nước lớn, nhưng ngu
Việt Nam nhỏ bé, nhưng ta kiêu hùng
Bao giờ dân quyết một lòng
Toàn dân cùng đứng hiên ngang dưới cờ
Cờ vàng tổ quốc ta mơ
Toàn dân cùng quyết, thì ta diệt thù!
Hoàng Hạc
Việt Nam Ta Phải Sống!
ReplyDeleteGiặc Tàu hãy cút về Tàu
Biển đông tuy lớn nhưng không của Tàu
Biển này biển của nước Nam
Tổ tiên ta sống, biển khơi ngàn đời
Ngày ngày ngư phủ ra khơi
Dân thênh thang sống, cá tôm đầy thuyền
Ngày nay cái bọn chuyên quyền
Lừa dân, hại nước, bán luôn biển nhà
Giặc Tàu cấu kết tinh ma
Biển Đông độc chiếm, chửi cha chúng mày!
Thù quân phương Bắc keo này
Đường gì chín đoạn, lưỡi bò lưỡi trâu?
Vậy mà cái lũ " bầy sâu":
"Việt Nam rất chuộng ta yêu hoà bình"
Trời ơi, cái mỏ thúi ình
Chúng dâng biển đảo kẻ thù ngàn năm!
Ngày nay ta nuốt hờn căm
Ngày mai đoàn kết, dân oan bỏ cờ
Còn kia cái Đảng mập mờ
Lật luôn đừng tiếc hỡi dân Việt mình
Tìm về dân tộc, cội nguồn
Toàn dân góp sức, ta không sợ Tàu
Sử ta suốt mấy thiên thu
Bao đời minh chứng, đuổi quân giâc thù
Chúng đông, nước lớn, nhưng ngu
Việt Nam nhỏ bé, nhưng ta kiêu hùng
Bao giờ dân quyết một lòng
Toàn dân cùng đứng hiên ngang dưới cờ
Cờ vàng tổ quốc ta mơ
Toàn dân cùng quyết, thì ta diệt thù!
Hoàng Hạc