Miền
Bắc nước ta, khí hậu thay đổi bốn mùa nên người dân thường có thói quen là xem
dự báo thời tiết. Nếu đặt câu hỏi “Xem để làm gì?”, chắc chắn sẽ được trả lời
bằng câu: “Để biết thời tiết ngày mai”. Nhưng, có thực sự như vậy hay không?
Nếu
làm một cuộc khảo sát xem “mức độ tín nhiệm” đối với sự chính xác của chương
trình thời tiết, có lẽ “Tín nhiệm cao” sẽ ở một mức cực kỳ thấp. Người ta
thường nói vui với nhau ở ngoài đời: “May hôm qua đài báo mưa nên hôm nay mới
nắng mà đi chơi”.
Chuyện
“Gia cát dự” báo ngược hoàn toàn là một việc đã quá quen thuộc nên không nhiều
người tin tưởng vào chương trình này, thế mà người ta vẫn cứ phải xem.
Có
lẽ đánh vào tâm lý này của khán giả, nhà đài sau khi dự báo sai vẫn vô tư hùng
hồn thông báo thời tiết của ngày hôm nay, kiểu như: “Hôm nay trời mưa to làm
ngập các tuyến phố…” mà chẳng thấy một câu xin lỗi vì hôm qua đã dự đoán sai
kết quả.
Người
dân thì đi làm về ai chả biết là ngập, nhưng vẫn phải bật tivi xem đường ngập
như thế nào, dân tình khổ ra sao dù chính mình vừa trải nghiệm cảm giác ấy.
Nếu
chú ý có thể thấy dù mang tên Dự báo thời tiết nhưng thời lượng cho Thông báo
thời tiết của ngày hôm nay chiếm phần lớn chương trình, thời gian dành cho dự
báo ngày mai thông thường là rất nhỏ.
Có
thể định nghĩa vui: Dự báo thời tiết là chương trình mà người ta luôn háo hức
xem những cái đã biết và không tin tưởng những cái chưa biết.
Chỉ
cần qua một lần lấy phiếu tín nhiệm là người dân đủ biết thực chất của chương
trình lần đầu tiên có trong lịch sử Quốc hội này.
Thứ
nhất, chỉ cần thấy hai mục “Tín nhiệm cao” và “Tín nhiệm” là biết sẽ khó có ai
bị “Tín nhiệm thấp” quá 50%. Đã có bước đệm “Tín nhiệm” để đỡ đạn, ai “không
thích” thì cứ việc chọn nút này để khỏi mất lòng nhau gây ra những hậu quả tai
hại.
Kỳ
sau Quốc hội nên học tập Facebook, chỉ cần một nút “Like” thôi là đủ biết mức
độ ủng hộ rồi. Còn ai không “Thích” cứ việc Comment (Bình luận). Hoặc có khi
chính Facebook phải học Quốc hội Việt Nam, thay vì băn khoăn nên có nút “Không
thích” hay không, từ giờ có thể thêm nút “Cực thích” bên cạnh nút “Thích” cho
có thêm sự lựa chọn, tránh tình trạng không bấm “Like” rồi để bạn bè phật ý.
Thứ
hai, người ở những vị trí ít phải va chạm sẽ bị ít phiếu “Tín nhiệm thấp”.
Ví dụ như Chủ tịch nước hay Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan- vốn quanh năm
chỉ đi phát thưởng.
Đến
ngay như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng có phát ngôn kinh điển: “Không tham
nhũng lấy đâu tiền mà chạy chức vụ này chức vụ kia” cũng chỉ có hơn 10% tín
nhiệm thấp, điều này chứng tỏ người đứng đầu Quốc hội cũng không có nhiều việc
để làm.
Ngoài
ra những cái tên mà nếu không đọc kèm chức vụ thì người dân không biết là ai, chắc
chắn cũng ít loại phiếu thấp này.
“Tín
nhiệm thấp” sẽ tập trung vào những người bị dính phốt trong năm vừa qua, khỏi
xem cũng biết chắc Nguyễn Thị Kim Tiến sẽ là người dẫn đầu mục mà không ai
thích này; và cũng không cần xem cũng dự đoán được dù thấp mấy cũng không quá
50%. Quả đúng thế, phiếu “Tín nhiệm” và “Tín nhiệm thấp” của Bộ trưởng Y tế
ngang nhau, cùng 192 phiếu (38,63%).
Tiếp
theo, những vị trí khó thoát khỏi “danh sách” này là người đứng đầu các ngành
Giáo dục, Lao động Thương binh Xã hội, Công thương…
Qua
đến năm thứ 2 tổ chức, người dân cũng có thể rút ra một điều nữa: Những ai kỳ
trước bị thấp, năm rồi dù không làm được việc gì tốt nhưng không dính cú phốt
nào thì sẽ được kết quả bỏ phiếu “dễ coi”. Như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã
giảm được số phiếu Tín nhiệm thấp từ 32% xuống còn 13%.
Những
người dù nắm ngành còn rất nhiều bê bối như Giao thông vận tải nhưng có những
câu nói tỏ ra “quyết liệt” cũng thế, Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng chỉ phải nhận
hơn 5% “Tín nhiệm thấp”, một con số ấn tượng đến khó tin! Có lẽ việc đến thăm
gia đình nạn nhân tử nạn do thép rơi trúng người ở công trường đường sắt trên
cao đã che mờ thực tế rằng công trình này trì trệ tiến độ và không biết đến bao
giờ mới xong.
Dẫu
sao đây cũng là một việc ít thấy ở chính trường Việt Nam , hiếm nên tác động mạnh cũng là
điều dễ hiểu. Đây có thể là một tấm gương cho các Bộ trưởng khác vào trước kỳ
họp Quốc hội sang năm. Giống như người ta đã thống kê cứ họp Quốc hội thì giá
xăng lại giảm.
Tương
lai
Nhiều
vị có nhiều phiếu tín nhiệm thấp nhưng 'vẫn ung dung tại vị'
Tóm
lại, người dân có thể đoán được gần hết nội dung, thế mà nhà nhà vẫn háo hức
đón xem cái “Chương trình bỏ phiếu” mà mình đã mường tượng được kết quả ấy.
“Chương trình bỏ phiếu” ấy có mang lại điều gì thiết thực không? Nhìn vào những
người có kết quả kém nhất vẫn ung dung tự tại là rõ.
Lấy
cảm hứng từ chương trình Dự báo thời tiết, có thể định nghĩa: Chương trình Bỏ
phiếu là chương trình mà người ta háo hức xem cái có thể dự đoán và không tin
tưởng vào ý nghĩa thực sự của chính kết quả mà mình đã đoán ra ấy.
Có
những người bỏ được thói quen xem Dự báo thời tiết, có sao không? Chẳng sao cả,
vì cái nhiệt kế trong nhà vẫn là thứ trung thực và chính xác nhất. Ngoài trời
nếu mưa thì mặc áo mưa đi làm, nếu không thì tự đề phòng bằng cách để nguyên
trong cốp xe.
Chương
trình Bỏ phiếu đến mùa thứ hai vẫn còn thu hút, nhưng chắc lượng người xem sẽ
giảm mạnh ở kỳ sau; vì đoán trước được kết quả thì cũng chán, đặc biệt là ai
thì vẫn ngồi đấy cả thôi. Dân thì vẫn tự lo cho mình là chính chứ không trông
mong gì những quyết sách của triều đình sẽ mang lại những điều đột biến.
Vậy,
đến khi nào người dân Việt Nam
mới thôi xem bằng con mắt hài hước những chương trình đáng lẽ là rất nghiêm túc
trên? Có lẽ đấy là khi mọi người được hưởng lợi ích thực sự từ kết quả của
những chương trình đó.
Thanh Hải
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.