Câu
chuyện tư duy đinh vít của VN
Câu
chuyện VN và cái đinh vít chưa làm được đã thành biểu tượng “chua chát” cho
trình độ “đỉnh cao” hôm nay của nền công nghiệp hay kinh tế VN nói chung, và
công nghiệp phụ trợ VN nói riêng.
Không
thể chối cãi. Không thể đổ lỗi cho các thế lực thù địch. Không thể biện minh.
Phản ứng bản năng cho mọi vấn đề của chính phủ CS VN như trên (chối cãi, đổ
lỗi, biện minh...) ở đây không xài được, nên thủ tướng 3X mới đây quay sang
công nhận sự thật đó, nhưng lại “nổ súng” vào nhân dân, đổ cho doanh nghiệp vừa
và nhỏ quá yếu kém... Đó là phản ứng bản năng mới của CSVN: khi không tìm ra
thế lực thù địch thì... đổ cho trình độ dân trí yếu kém (vì “quan trí” thì vẫn
ngon lành!).
Nhưng
câu hỏi tư duy ở đây thì vẫn không thấy ai đặt ra: Tại sao VN đến hôm nay không
làm được cái đinh vít mà vẫn phải đi nhập khi trong nước vừa thiếu tiền, vừa
thiếu việc, vừa dư thừa kỹ sư tiến sĩ và công nhân giá rẻ?
Hôm
trước, ông anh cọc chèo của tôi là “Tổng” của một Tổng công ty nhà nước nhớn ở
Hà Nội vào “họp” trong Sài Gòn, gặp nhau tôi hỏi chào xã giao: “Anh vào họp mấy
ngày?”, thì hắn nói: “Họp chó gì đâu, nó mời đi xem để mua cái máy.” Chả biết
máy gì, nhưng tôi không thèm hỏi nữa, thấy y chang thằng bạn tôi ở Đà Nẵng,
cũng “Tổng” một công ty lớn có vai trò “chủ đạo nền kinh tế định hướng”. Hôm nọ
nó vào Sài Gòn tôi móc “Mày họp hành gì lắm thế?” nó nói: “Họp gì, vẫn là vào
xem mua mấy cái máy xúc cũ, lần trước chưa mua...” Tôi biết, các tổng giám đốc
các “lực lượng chủ đạo” chỉ tót cái là bay vào Sài Gòn (bằng tiền của khách
hàng) để “quyết các vấn đề kỹ thuật” (mà không dám tin các kỹ sư và “phó tổng
kỹ thuật” và các phòng ban kỹ thuật của mình...), là vì họ phải vào để thỏa
thuận ăn chia trực tiếp, để nhận phong bì ngay (nếu phi vụ nhỏ), chứ kiểm tra
kỹ thuật gì... Nhưng chính ông anh cọc chèo đó, hôm sau (có lẽ sau khi được
khách hàng đến tận nhà đón đi “xem hàng”, ăn nhậu và nhận phong bì rồi) lại
quay sang hạch tôi: “Sao chú không làm con ốc vít đi! Đơn giản thế mà không làm
được?”
Tại
sao tôi kể câu chuyện trên, vì có vẻ không liên quan đến cái đinh vít của VN
lắm? Có đấy, vì ba lý do sau:
Thứ nhất, đó là yếu tố kỹ thuật trong kinh tế VN luôn bị bỏ qua hay lợi dụng bằng trăm phương ngàn cách “chính trực” cho các mục đích khác mà cụ thể là tham nhũng, là chính, luôn làm đội giá khủng khiếp mọi sản phẩm hay công trình, nên cái đinh vít giá thành rất nhỏ sẽ không cõng được các chi phí tham nhũng mà nó “sinh ra”;
Thứ hai, cách tư duy đinh vít của các “ranh nhân định hướng”, rằng đinh vít là chuyện nhỏ của đám tư nhân, không đáng để “nhà nước” hay doanh nghiệp nhà nước quan tâm, nên thực trạng VN phải nhập từ các loại đinh vít trở đi là do các doanh nghiệp tư nhân quá yếu kém…;
Và thứ ba, bài viết này để trả lời câu hỏi của ông anh cọc chèo đã hỏi khiêu khích tôi hôm trước.
Thứ nhất, đó là yếu tố kỹ thuật trong kinh tế VN luôn bị bỏ qua hay lợi dụng bằng trăm phương ngàn cách “chính trực” cho các mục đích khác mà cụ thể là tham nhũng, là chính, luôn làm đội giá khủng khiếp mọi sản phẩm hay công trình, nên cái đinh vít giá thành rất nhỏ sẽ không cõng được các chi phí tham nhũng mà nó “sinh ra”;
Thứ hai, cách tư duy đinh vít của các “ranh nhân định hướng”, rằng đinh vít là chuyện nhỏ của đám tư nhân, không đáng để “nhà nước” hay doanh nghiệp nhà nước quan tâm, nên thực trạng VN phải nhập từ các loại đinh vít trở đi là do các doanh nghiệp tư nhân quá yếu kém…;
Và thứ ba, bài viết này để trả lời câu hỏi của ông anh cọc chèo đã hỏi khiêu khích tôi hôm trước.
Chúng
tôi làm đinh vít
Gần
hai chục năm trước, trước năm 2000, khi làm đại lý nhập và cung cấp các thiết
bị chuyên dụng cho các ngành công nghiệp như điện lực, dầu khí, hàng hải...
chúng tôi đều phải nhập kèm mọi loại ốc vít. Khi số lượng ốc vít cần nhập ngày
càng tăng thì chúng tôi có bộ phận nhỏ chuyên nhập ốc vít chất lượng cao cho
các khách hàng lớn. Và chúng tôi nhận ra thực tế: một con ốc vít tương đương
bán ở chợ Dân Sinh có giá chỉ bằng 1/10 đến 1/5 giá chúng tôi bán cho các công
trình, đôi khi chỉ bằng... 1/20, dù chúng tôi đã chiết khấu lãi rất thấp (lãi
dự toán chỉ là 10-15%, ăn vào số vòng quay vốn là chính) vì sợ giá bán lên quá
cao. Nhưng khách hàng vẫn mua, vì hàng nhập có chất lượng cao đảm bảo (cho cả
vật liệu lẫn gia công), có thương hiệu uy tín lớn ổn định, và có tất cả các
loại chứng chỉ chất lượng quốc tế (đảm bảo tất cả ba yếu tố của kỹ thuật).
Nhận
ra cơ hội kinh doanh lớn (sản xuất óc vít chất lượng cao trong nước cho nhu cầu
trong nước), chúng tôi đã lập dự án đầu tư kinh doanh. Chúng tôi đã tìm và
nhanh chóng chọn đối tác nước ngoài để liên doanh, nhưng các đối tác trong nước
thì không dễ - người có vốn thì không muốn làm, và ngược lại.
Các
vấn đề vốn (cho nhà xưởng, máy móc, nhập vật liệu...) đã khó, vấn đề thị
trường càng khó hơn và chúng tôi không thể vượt qua, vì các khách hàng lớn nhà
nước trong điện lực, dầu khí, hàng hải, lắp máy... đều tự lập ra các công ty
“sân sau” để tự cung ứng vật tư thiết bị cho chúng. Và bọn này chỉ mua đồ Tàu
(chợ Dân Sinh) rồi tự chế (in ấn rất màu mè nhưng sai văn phạm và từ ngữ thương
mại, kỹ thuật) các loại chứng chỉ “xuất xứ ngoại”, “nhập khẩu” và “chất
lượng”... và được “khách hàng” chấp nhận hết. Chỉ còn các công ty FDI thì đa số
cán bộ phụ trách vật tư cũng là người Việt và số đông họ cũng nhanh chóng thành
lập các “công ty sân sau” của mình để cung cấp cho công ty FDI mẹ cũng “của
mình”... Với chúng tôi, thị trường tiềm năng vừa hé ra đã biến mất...
Về
phía chính sách nhà nước, tất nhiên chúng tôi cũng chỉ gặp rất nhiều cản trở
cho dự án của mình, chủ yếu là do công nghiệp phụ trợ không có tên trong danh
mục quản lý của nhà nước “định hướng” này, chứ đừng nói đến việc nó có tên
trong danh mục ưu tiên, ưu đãi hay khuyến khích. Nó là cái... đinh vít mà các
ngành phải tự lo thôi, trong khi nhà nước CS này chỉ “định hướng” ưu tiên cho
các “quả đấm thép” lớn như Vinasshin, Vinalines, Vina-Oil, Vina-ôi-rồi!...
Hồi
đó tôi có ôm dự án ốc vít của mình ra muốn liên doanh với Vinashin để sản xuất
(cho tất cả các ngành trong đó có đống tàu, hàng hải), nhưng ông Bình TGĐ chê
bé (chỉ có mấy trăm ngàn đô) không thèm làm, bảo nếu tôi kéo hãng nước ngoài
vào liên doanh với VNS sản xuất động cơ tầu biển thì ổng sẽ liên doanh góp vốn
đến hàng ngàn tỷ đồng (tức mấy chục đến gần trăm triệu đôla), nhưng tôi từ chối
vì nghĩ đó sẽ là dự án không tưởng. Thực tế sau đó Vinahin đã đầu tư trên ngàn
tỷ đồng cho nhà máy động cơ tầu biển Sông Công ở Vĩnh Phúc và số tiền đó đã
hoàn toàn “bốc hơi”...
Và
cản trở lớn khác quá khó vượt qua đối với chúng tôi đến từ các công ty thương
mại kỹ thuật từ Đài Loan và Trung Quốc (đôi khi cả Singapore và Hàn quốc nữa...). Họ
có thể nhập hàng có “chất lượng”, “uy tín”, “chứng chỉ quốc tế” với giá rẻ hơn
chúng tôi nhập từ Âu, Mỹ... nhiều (tất nhiên vẫn gấp 5-10 lần giá ở chợ Dân
Sinh của ba Tàu...) Nay thì họ chiếm và chi phối hoàn toàn thị trường trong
nước VN của công nghiệp phụ trợ rồi. Với họ, đó là nơi tiêu thụ sản phẩm phụ
trợ các loại trong đó có các loại ốc đinh vít (có đến hàng chục ngàn chủng loại
khác nhau) sản xuất tại TQ và Đài loan nhưng có “chứng chỉ Quốc tế” cho cả vật
liệu kim loại và công nghệ gia công của họ rồi.
Thế
là, gần hai chục năm trước chúng tôi đã không những không thể triển khai “dự án
con ốc vít” đầy tâm huyết của mình được, mà việc kinh doanh ốc vít xịn cũng teo
đi nhanh chóng (chỉ còn là dịch vụ bổ sung cho khách hàng nào tin cậy mình) vì
ngày càng có rất ít công ty thực sự có người mua vật tư muốn mua ốc vít xịn như
SamSung nữa... Mặt khác, ốc vít xịn, chất lượng đảm bảo thật chúng tôi nhập từ
Mỹ hay EU thật, nhưng vẫn có thể được sản xuất ở Tàu cộng hay Đài Loan, chỉ là
chúng do người Âu hay Mỹ quản lý chất lượng nơi sản xuất và rồi được “xuất qua
Mỹ” hay EU để rồi lại nhập vào VN, trên giấy tờ, còn trên thực tế chúng chỉ
được xuất ra các Khu chế xuất của TC hay Đài Loan rồi thay nhãn mác xuất xứ,
chứng chỉ để nhập vào Việt Nam...
Hôm
nay nhìn lại, chúng tôi rất tiếc dự án tâm huyết của mình, nhưng cơ hội đã qua,
bây giờ làm lại thì trở ngại lớn hơn nhiều nữa rồi, và bức tranh cũng “sinh
động” khác trước nhiều rồi, dù cơ chế vẫn thế hay còn “định hướng” mãnh liệt
hơn.
Thực
chất vấn đề nằm ở đâu? Hay: Tại sao VN không làm được đinh vít?
Qua
ví dụ thực tế của mình trên, cùng gần ba chục năm kinh doanh thiết bị kỹ thuật,
kể từ con ốc vít trở đi, tôi muốn trả lời câu hỏi tư duy về “câu chuyện con ốc
vít của VN” mà mình đặt ra như trên: Tại sao VN sau gần 30 năm đổi mới kinh tế
vẫn không làm được con ốc vít?
Theo
tôi, có hai lý do chính sau:
Thứ
nhất, tư duy sai về công nghiệp phụ trợ từ các cấp quản lý kinh tế nhà
nước từ những ngày đầu mở cửa kinh tế khoảng 1986 đến nay vẫn thế, rằng các
ngành phải và có thể tự lo phát triển công nghiệp phụ trợ của riêng mình (vì nó chỉ là
phụ và trợ giúp cho ngành đó?!)
Công
nghiệp phụ trợ là gì? Nó không đơn giản là “phụ” (auxiliary) và “trợ”
(supporting) như tên gọi, mà thực chất nó là vật liệu, sản phẩm, bán sản phẩm
cơ bản (basic elements, materials) tham gia vào quá trình sản xuất hay cấu
thành (contributing to) nên các sản phẩm cuối của tất cả các ngành công nghiệp.
Vì thế không có công nghiệp phụ trợ cho từng ngành mà chỉ có công nghiệp phụ
trợ cho cả nền kinh tế. Với cả nền kinh tế quốc gia thì công nghiệp phụ trợ là một
ngành không nhỏ.
Hãy
lấy ví dụ như con ốc vít, hộp sơn hay bao bì - chúng có thể tham gia (cần
thiết) trong tất cả mọi ngành sản xuất kinh doanh, từ cả khâu đầu đến khâu cuối
(đáp ứng định nghĩa công nghiệp phụ trợ là gì).
Ví
dụ 1: Nếu ngành đóng tàu hay xăng dầu đầu tư sản xuất sơn công nghiệp - dù họ
dùng rất nhiều thì vẫn lỗ vì họ chỉ hiểu một loại sơn và có một thị trường nhỏ
là chính mình nên chất lượng vẫn kém, giá thành vẫn cao và kết quả sẽ thua lỗ
vì không thể cạnh tranh với các hãng sơn quốc tế, thực tế là cả Vinashin và
Petrolimex hiện đều có nhà máy sơn đầu tư hàng ngàn tỷ đồng nhãn hiệu Vinashin
và Petrolimex nhưng đều lỗ to... là vì vậy. Ở đây, cơ chế thị trường đã bị phá
hỏng hoàn toàn: người bán là người mua, hoặc: người bán không hiểu người mua
muốn gì?
Ví
dụ 2: Với cái đinh vít cũng vậy. Nếu ngành dầu khí (Petrovietnam) hay đóng tàu
(Vinashin), hay điện tử (Viettronics) tự đầu tư sản xuất đinh vít cho chính
mình (vì họ dùng khá nhiều) thì ngay lập tức họ phải sản xuất đinh vít chất
lượng cao nhất (chỉ thua hàng không và NASA), nên phải đầu tư rất lớn và giá
thành sẽ rất cao, không thể cạnh tranh về giá với ốc vít chất lượng nhập từ EU
hay USA về. Nếu một công ty tư nhân nhỏ (như chúng tôi) muốn làm đinh vít cho
Samsung thì cũng gặp vấn đề tương tự, vì nhu cầu của Samsung hay các công ty
như Samsung không thể đủ nuôi nhà sản xuất đinh vít được, chúng tôi sẽ phải lo
xuất khẩu và mở rộng mặt hàng ốc vít cho các ngành công nghiệp khác, có các đặc
thù khác... thì mới hy vọng tồn tại được. Tóm lại là chúng tôi sẽ phải sản xuất
khoảng trên 10 nghìn chủng loại ốc vít khác nhau (về kích cỡ, thiết kế, vật
liệu, công nghệ gia công...) và mỗi năm chỉ bán được khoảng 3-4,000 nghìn loại
trong số đó với số lượng nhỏ đem lại doanh thu trung bình chỉ khoảng 2,000
đôla/loại hay tổng doanh thu là 2.000x 4.000=8 triệu đôla/năm... thì mới có lãi
(Để cung cấp riêng cho ngành dầu khí hiện nay chúng tôi phải có trong kho một
số lượng tối thiểu của trên 5 nghìn chúng loại ốc vít đặc chủng và hàng năm chỉ
bán được khoảng 3-500 loại từ đó, rồi lại nhập về...)
Ví
dụ 3: Sản xuất bao bì có phải công nghiệp phụ trợ? Bao bì có thể chia thành bao
bì sản cho phẩm công nghiệp và cho các sản phẩm tiêu dung đại chúng. Trường hợp
đầu, sản xuất bao bì là công nghiệp phụ trợ, như sản xuất sơn công nghiệp.
Trường hợp sau, bao bì có thể làm tăng gái trị sản phẩm lên nhiều lần (nhất là
khi bao bì làm thay đổi thương hiệu sản phẩm), thì sản xuất bao bì là phân khúc
đặc biệt quan trọng của sản xuất hàng tiêu dung, không hề “phụ trợ” nữa.
Từ
Ví dụ 2 và 3 ta thấy bản chất công nghiệp phụ trợ là gì. Đó không chỉ còn là
vấn đề sản xuất nữa (thực chất thì ai cũng có thể sản xuất được ốc vít, chỉ
khác nhau giá thành), mà là vấn đề quản lý sản phẩm (chất lượng và số lượng),
bảo vệ, trưng bày sản phẩm và quản lý hệ thống tiêu thụ sản phẩm sao cho giá
thành cuối cùng đến người mua thấp nhất và giá bán cao nhất. Đó thực chất là
vấn đề của dịch vụ công nghiệp (dịch vụ phân phối, thương mại công nghiệp),
không phải chỉ là sản xuất công nghiệp nữa.
Vậy
định nghĩa mới của công nghiệp phụ trợ là ngành dịch vụ công nghiệp cung cấp
các vật liệu, sản phẩm, bán sản phẩm cơ bản tham gia trong quá trình sản xuất
hay góp cấu thành nên các sản phẩm cuối cùng và đóng gói trưng bày sản phẩm ra
người tiêu dùng cho các ngành kinh tế khác.
Như
vậy, vì tư duy sai hoàn toàn về công nghiệp phụ trợ nên chính phủ không có
chính sách hay có chính sách không đúng để làm nền tảng cơ sở và khuyến khích
nó phát triển. Tư duy về khái niệm dịch vụ bên cạnh khái niệm sản xuất còn như
là lỗ đen trong lý thuyết kinh tế “định hướng XHCN” vốn chỉ biết chú trọng vào
sản xuất mà thôi. Nói đến công nghiệp phụ trợ như làm con ốc vít, Chính phủ VN
chỉ biết nói VN chưa “làm được” con ốc vít chứ không biết nói được rằng VN chưa
biết tổ chức quản lý sản xuất và phân phối những con ốc vít sao cho hiệu quả
kinh tế.
Thứ
hai, hậu quả của nguyên nhân tư duy và sách lược sai trên, là môi trường và văn
hóa kinh doanh ở VN không khuyến khích cho nền kinh tế dịch vụ nói chung, trong
khi công nghiệp phụ trợ bản chất là dịch vụ công nghiệp.
Từ
giữa thế kỷ 20 kinh tế thế giới đã dần chuyển sang nền kinh tế dịch vụ trong đó
đóng góp của dịch vụ trong GDP của đa số các quốc gia đều tăng lên đến trên
50%, với các nước phát triển hiện nay là trên 60% đến gần 80%. Trong khi đó, VN
còn vẫn lặn ngụp trong tư duy kinh tế “sản xuất” XHCN (vốn không coi dịch vụ là
hoạt động kinh doanh tạo ra giá trị cho xã hội như sản xuất, mà chỉ có sản
xuất...) gọi là “kinh tế định hướng XHCN”, nên dịch vụ chỉ đóng góp chừng 40%
GDP quốc gia, và khái niệm dịch vụ tạo ra giá trị mới thực chất vẫn không được
nhìn nhận đúng, cụ thể như VN vẫn không coi giáo dục hay văn hóa là dịch vụ
hoàn toàn để mở cửa thị trường này theo các tiêu chí của WTO, mà vẫn cố đóng
chúng lại để quản lý bằng can thiệp hành chính của bộ máy chính trị “định
hướng”...
Các
lĩnh vực mà VN dù đã công nhận là dịch vụ như thương mại (phân phối), tài
chính, y tế... vì thế đều kém phát triển và đi sau thế giới rất xa. Công nghiệp
phụ trợ không được nhìn nhận và hiểu là dịch vụ công nghiệp lại càng thảm hại
hơn, như chúng ta đang thấy: nó không tồn tại trong mắt người Việt trên đất
Việt. Giống như dịch vụ phân phối hàng tiêu dùng thông qua các hệ thống siêu
thị bán sỉ-bán lẻ như Metro, Big C..., công nghiệp phụ trợ VN vẫn có đó, nhưng
nó do người nước ngoài hiểu, chiếm lĩnh và chi phối hoàn toàn.
Đó
là về lý thuyết. Trên thực tế thì môi trường kinh doanh của CNPT VN hay “kinh
doanh ốc vít” như trong ví dụ dự án ốc vít của chúng tôi trên, ta thấy: tham
nhũng được bảo trợ mấy chục năm nay đã len lỏi vào mọi hang cùng ngõ hẻm, cấp
“chứng chỉ quốc tế” cho từng con đinh ốc làm và bán ở chợ Dân Sinh để chúng ra
các giàn khoan, vào các nhà máy điện lớn vốn đến vài ngàn tỷ đồng của nhà nước
(với giá quốc tế) qua các công ty sân sau nội địa hay Đài Loan, Tàu... rồi,
doanh nghiệp tư nhân không có cách chi thắng chúng cả, lo đủ sống cho gia đình
và nhân viên ngày càng ít đi một cách lương thiện đã vô cùng khó rồi...
Nói
cách khác, môi trường kinh doanh VN đã, đang và sẽ bóp chết hết các doanh nhân
đích thực, chỉ để đất sống cho bọn ma cô sân sau tư bản đỏ. Tài giỏi như anh
Hải ở Tây Ninh có thể làm máy bay và xe tăng cũng phải sang Campuchia mới có
đất trọng dụng mình, nay nếu tôi nói mình sẽ làm được cái đinh vít cho Samsung
thì 3 Dũng sẽ trọng dụng tôi sao? Híc...
Tương
lai nào cho công nghiệp phụ trợ VN?
Để
trả lời câu hỏi trên chúng ta cần trả lời câu hỏi khác để định vị: Tương lai
nào cho Công nghiệp phụ trợ thế giới? Công nghiệp phụ trợ thế giới (mà thực
chất là dịch vụ công nghiệp thế giới) đã đi vào giai đoạn phát triển mới cao
hơn như công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, mà chi phí sản xuất chỉ chiếm
khoảng 10-20% giá trị, còn 80%-90% chi phí và giá trị tạo ra nằm ở phần dịch
vụ phân phối và tiêu thụ. Trong các công đoạn sản xuất 10% đó, robots và dây
chuyền tự động đã đang dần thay thế nhân công. Không phải vài chục năm nữa mà
hiện nay việc sản xuất linh kiện vật tư phụ trợ như đinh vít, sơn, hay bao
bì... trên thế giới đa phần đã được sản xuất hoàn toàn tự động mà con người chỉ
còn thiết kế và giám sát, hoàn thiện chúng (trừ ở VN). Có nghĩa là, với CNPT,
phần sản xuất càng ngày càng nhỏ đi và phần dịch vụ phân phối càng quyết định
hoàn toàn. Đó là hiện tại và tương lai gần.
VN
hiện nay, vì vẫn tư duy công nghiệp phụ trợ (CNPT) là sản xuất chiếm chủ yếu,
nên sau khi “phát hiện” VN chưa sản xuất được đinh ốc, chính phủ đã chi ngay
vốn ưu đãi khuyến khích doanh nghiệp đi vào “sản xuất đinh ốc chất lượng cao”.
Và thực tế là các doanh nghiệp đang tranh nhau để “được làm” việc đó (vì có
tiền đầu tư ưu đãi), trong khi vẫn chưa hiểu thực chất công nghiệp phụ trợ là
gì..., chưa hiểu sẽ phải sản xuất đinh ốc hay bán đinh ốc để sống là chính? Sản
xuất ra mà không bán được hay bán lỗ thì sao, có tự hào không?...
Cho
đến khi họ hiểu ra đó là dịch vụ công nghiệp, và bán sản phẩm công nghiệp là
chính, thì vốn đầu tư đã tiêu tan cho sản xuất hết, và chắc chắn nếu có ra sản
phẩm thì cũng không thể cạnh tranh với sản phẩm của robots và các dây chuyền tự
động, về cả chất lượng và giá thành. Thế là, khoảng cách tương lai của công
nghiệp phụ trợ VN với dịch vụ công nghiệp phụ trợ thế giới sẽ ngày càng lớn
hơn... Hôm nay CNPT VN là số 0 với số dương lớn của CNPT thế giới, ngày mai sẽ
là số âm to với số dương đó có nhiều đuôi số không hơn...
Có
một điều “an ủi” là đa số vốn chính phủ đang và sẽ bỏ ra hỗ trợ cho CNPT VN sẽ
không “chết âm” cùng CNPT VN, mà nó sẽ được đưa vào việc khác của các công ty
“sân sau đỏ” của CP để phục vụ các nhóm lợi cích “đỏ”...
Chỉ
có dân đen đóng thuế cho quan đỏ là sẽ chết đau đớn hơn chút nữa vì những cái
đinh ốc đó mà thôi.
Nhưng
tôi vẫn muốn nói thêm câu này để kết:
Tương
lai cho ngành công nghiệp phụ trở VN sẽ rất sáng lạn, chỉ sau khi chế độ CS này
tan rã cùng nền kinh tế “định hướng XHCN” của nó sụp đổ hoàn toàn. Khi đó, tôi
sẵn sàng khởi động lại dự án cái đinh ốc VN của mình, bằng trái tim và khối óc
của một doanh nhân Việt đích thực, và tôi tin vì thế mình sẽ thành công.
Phan
Châu Thành
*****
Sep
26, 2014
Nghề
mới XHCN: BS "Cử Tuyển". image. Học làng nhàng, trượt ĐH hoặc chỉ
trúng tuyển vào các trường điểm thấp, nhưng các thí sinh này được cử đi học bác
sĩ, dược sĩ - ngành vốn chỉ dành cho những người rất giỏi. image.
Sep
16, 2014
Cho
nên khi tôi nghe ngài Tập Cận Bình qua đây để lập Viện Khổng Tử đề xướng lại
chủ nghĩa “quân, sư, phụ” (ủa, chuyện XHCN của Trung Quốc đi đến đâu rồi?) tôi
nghe khiếp vía cho dân Tàu và các nô lệ. Dĩ nhiên, đạo ...
May
25, 2013
Không
kể đến chuyện người ta cho vào bảo tàng viện hai tiếng “xin lỗi” và “cám ơn”,
cái cách ăn nói cộc lốc, thiếu lịch sự, thiếu lễ độ, thiếu cả văn minh... của
người Việt nam XHCN vừa làm cho tôi đau lỗ tai vừa làm cho tôi ...
Apr
03, 2013
Câu
ca dao nêu trên có lẽ được sáng tác và lưu hành tại miền Bắc từ ngày ông Hồ Chí
Minh còn có thể ngồi lai rai uống rượu và ăn nói lung tung, tức là trước cái
ngày ông được nhân dân ca tụng bằng hai câu ca dao khác ...
Jan
08, 2013
Một
công dân Trung Quốc đã chịu nhận tội liên quan đến chuyện bán 100 triệu đôla
phần mềm của Mỹ được sao chép bất hợp pháp. Đây là một trong các vụ vi phạm tác
quyền quan trọng nhất đã bị các cơ quan công lực Mỹ ...
Sep
26, 2013
Ca
dao XHCN. image. Mua đồ gia dụng. image. Cửa hàng phân phối thịt. image. Quầy
hàng "kiểu mẫu" và "đội hình" nhân viên. image. Đài phát
thanh (Radio) là một thứ hàng xa xỉ ngày đó. image. Tiền mặt hạn chế sử
dụng ...
Jun
15, 2011
Sự
thật đó là người Bắc XHCN tràn ngập, chiếm hữu toàn bộ phố xá thương mại trọng
yếu của Sàigòn. Làm sao nói khác được khi đi một vòng quanh Sàigòn. và các khu
phố sầm uất nhứt, vào những hiệu buôn lớn để mua ...
Oct
06, 2013
Ca
dao XHCN. Kéo dài từ năm 1954 đến 1986 ở Miền Bắc , nhưng dư-âm của thời
“bao-cấp” vẫn còn kéo dài đến cuối thập niên 80 . Và Miền Nam tất-nhiên
cũng bị ảnh-hưởng khoảng 1 chục năm , kể từ sau tháng Tư 1975.
Jun
01, 2011
Chỉ
có ở nước Nam
dưới thời XHCN. Nó là biểu hiện của căn bệnh mới phát sinh trong ngành y. Đó là
bệnh hám danh. Bệnh hám danh đang làm tan nát hệ thống y khoa và đang biến hóa
thành một đại dịch nguy hiểm cho ...
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.