Samanthi
Dissanayake tới tại miền Trung Việt Nam để tìm hiểu về nỗ lực khám phá
các cổ vật trong tàu bị đắm từ những thế kỷ trước:
Một
ngày nóng nắng tháng Sáu, một nhóm các nhà khảo cổ chen chúc trên một chiếc
thuyền máy ra thăm dò tám đảo đá ngoài khơi Việt Nam .
Cù
Lao Chàm là nơi có bãi biển nhiệt đới nổi tiếng, những vách đá granite và hàng
đàn chim yến bay lượn trên không.
Đây
là vùng biển có tàu thuyền đắm và đó là lý do các nhà khảo cổ từ Mỹ, Úc và Nhật
tới đây.
Trưởng
nhóm là Mark Staniforth, một nhà khảo cổ hàng hải người Úc với 40 năm kinh
nghiệm.
Ít
ai chờ đợi sẽ bất ngờ tìm thấy dấu vết tàu thuyền đắm tại điểm dừng thuyền này
thế nhưng các thành viên mang áo lặn vẫn thử xuống biển tìm kiếm.
Đột
nhiên họ xuất hiện trở lại mặt nước, đầy phấn khích và chuyền tay nhau những
vật vừa tìm được.
"Có
hàng đống mảnh bát ở đây," một người kêu lên.
Chồng
chất và xen lẫn vào đá ngầm, họ tìm thấy những mảnh vỡ bằng gốm, đất nung nâu,
một mảnh gốm sắc nhọn với nước men màu xanh xám, đáy một chiếc nồi cao thành
màu đỏ...
Một mảnh vỡ, ông Staniforth nói, có thể có niên đại từ thế kỷ thứ 13 đời nhà Trần của Việt Nam .
Khi tàu bị đắm, thường tất cả những gì còn lại hàng thế kỷ sau đó là đồ gốm sứ – những thứ khác đã trở thành thức ăn cho động vật biển.
Các
nhà khảo cổ đặt những vật này trở lại đáy biển để giữ gìn nơi đây cho các cuộc
nghiên cứu tương lai của Viện Khảo cổ học Việt Nam .
Điểm
được lựa chọn gần như là ngẫu nhiên, nhưng nó là nơi có nhiều khả năng đã có
tàu đắm.
Ngày
hôm sau, một ngư dân tên Trần Lang đã đưa các nhà khảo cổ đến một nơi ông nói
rằng đã từng thấy một khối đá dài nằm ở đáy biển.
"Đó
là một mỏ neo bằng đá cổ," Jun Kimura, một chuyên gia về đóng tàu thời cổ
xưa nói khi trở lại mặt biển.
"Có
lẽ là Trung Quốc. Có thể vào thế kỷ 12 hay 13." Người ta đã tìm thấy những
chiếc mỏ neo khác ở Đông Nam Á, nhưng không phải ở Việt Nam .
Neo
tàu thuyền không nhất thiết là bằng chứng của một vụ đắm tàu, nhưng sóng nước
lên ở khu vực này cũng nói lên một điều gì đó.
Nghĩa
trang tàu thuyền đắm
Thành
công của các nhà khảo cổ trong hai ngày lặn dưới biển ở Cù Lao Chàm là nhờ cả
kỹ năng và sự may mắn, nhưng mọi dấu hiệu cho thấy bờ biển miền Trung Việt Nam
giàu một cách khác thường những di vật của tàu thuyền đắm.
Khi
trời quang mây tạnh thì dường như mọi sự thật bình yêu nhưng thời tiết có thể
thay đổi trong chốc lát.
Chỉ
riêng trong năm 2013 có tới chín trận bão.
"Đây
là một nghĩa địa tàu đắm," ông Đoàn Huy Giao, chủ một bảo tàng tư nhân đặt
trên một ngọn đồi nhìn ra vịnh Đà Nẵng, phía Bắc của Hội An, nói.
Xa
hơn về phía nam, ở tỉnh Quảng Ngãi, nơi ông Giao lớn lên, tám xác tàu đã được
tìm thấy chỉ trên một bãi biển.
Trong
suốt hơn 2.000 năm các thương thuyền đã đi qua các hòn đảo màu mỡ - quần đảo
Moluccas, ở miền đông Borneo - và từ đó đi tới Trung Quốc, đất nước của lụa,
trà và các loại đồ gốm sứ tinh tế nhất.
Người
ta từng gọi đây là Con đường Tơ lụa trên biển, mặc dù nhiều người cho rằng nó
thực sự là con đường gốm sứ.
Trên
đường đi, tàu bè sẽ chạy ôm theo bờ biển Việt Nam , giữ đất liền trong tầm nhìn
của họ. Thuyền nhỏ chở đồ gốm loại rẻ sẽ chạy đan xen giữa các cảng.
Thuyền
buồm gỗ Ả Rập chạy trên tuyến đường này từ thế kỷ thứ 9 - 10. Mãi sau này,
thuyền buồm châu Âu cũng chạy qua đây, hòa vào dòng tàu bè đông đúc.
Nhưng
ngay khi công nghệ lặn bắt đầu cho phép phát hiện tàu đắm dễ dàng hơn vào giữa
thế kỷ trước thì Việt Nam
lại rơi vào chiến tranh và sau đó là tình trạng cô lập dưới chế độ cộng sản.
Đối
với thế giới bên ngoài thì những gì được giấu kín dưới đáy biển chỉ trở nên rõ
ràng hơn về khi đất nước này bắt đầu mở cửa vào những năm 1990.
Phát
hiện nổi tiếng đầu tiên là con tàu đắm ở Vũng Tàu, miền Nam Việt Nam, một con
tàu từ thế kỷ 17 trên đường tới châu Âu, với 48.000 mảnh gốm, trong đó có một
số bình sữa đầu tiên cho thị trường trà ở châu Âu vốn đang phát triển mạnh.
Được khai quật thương mại vào năm 1991, hơn một nửa đồ gốm vớt lên đã được công
ty Christie bán đấu giá với giá 7,3 triệu đô.
Phát
hiện kế tiếp là tại Cù Lao Chàm, vẫn được gọi là Kho tàng Hội An.
Các
tàu cá bắt đầu vớt lên các loại đồ gốm màu xanh và trắng rất đẹp, với trang trí
hình rồng, cá chép và được trang trí hoa lá cầu kỳ, và chúng nổi bật khi được
bày tại các chợ của thành phố cảng.
Khi
hai nhà buôn đồ cổ người Nhật bị bắt giữ khi đang tìm cách đưa các cổ vật ra
nước ngoài, chính phủ Việt Nam
đã can thiệp và việc khai quật bắt đầu.
Khoảng
một phần tư trong số một triệu đồ vật vớt được từ những gì có nhiều khả năng là
một chiếc tàu buôn của Trung Cộng chất đầy đồ gốm sứ Chu Đậu sản xuất tại lò
gốm thời trung cổ nổi tiếng ở Việt Nam . Nó cho thấy các thợ thủ công
Việt Nam
cũng có thể sánh vai với thợ Trung Cộng.
Việt
Nam
giữ lại những cổ vật quan trọng nhất và công ty thực hiện việc lặn vớt được bán
đấu giá phần của họ.
Nhưng
lần này số tiền thu được không gây ấn tượng như trước và một số vật có thể tìm
mua trên mạng mua bán e-Bay với giá chỉ khoảng 47 đô.
Trong
khi đồ gốm vớt được ở Vũng Tàu và cả một kho tàng vớt được ở Hội An đều là từ
hai con tàu buôn của Trung Quốc thì cũng không nghi ngờ gì rằng đã từng có tàu
thuyền châu Âu chạy qua đây.
Các
ghi chép cho thấy trong suốt năm thế kỷ, từ năm 1500, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha,
Anh, Pháp và Hà Lan đều từng có tàu bị đắm trong vùng biển Việt Nam. Một số tàu
đắm ở khu vực Vịnh Bắc Bộ, một số khác ở quần đảo Hoàng Sa, một vùng biển nguy
hiểm và nay đang có tranh chấp, và cả ở các nơi khác nữa.
Ở
đâu đó quanh Cù Lao Chàm, nơi mà nhóm các nhà khảo cổ của Staniforth đã tới lặn
tìm, hai con tàu của Hà Lan, Maria de Medicis và Gulden Buijs đã bị đắm do một
cơn bão. Đó là ngày 26 tháng 11 năm 1641 trên đường tới Batavia (Jakarta ngày
nay) từ Formosa (nay là Đài Loan).
Vị
trí chính xác của những con tàu này còn chưa được xác định, nhưng một số hàng
chúng chở theo có thể vẫn còn dưới đáy biển.
Ông
Staniforth cho rằng có thể hàng ngàn con tàu đã bị đắm ngoài khơi bờ biển Việt Nam .
Và
nó không chỉ là những con tàu đắm. Chắc chắn có những bến cảng cổ xưa có niên
đại cả hàng ngàn năm, nay đã bị ngập dưới mực nước biển sau nhiều thế kỷ. Có
thể có tầng tầng lớp lớp lịch sử chồng lên nhau tại vùng biển này.
Những
ghi chép còn lưu giữ được tại châu Âu, và sự thiếu vắng của các tài liệu như
vậy từ châu Á, có nghĩa là hiểu biết về thương mại quốc tế có thể bị bóp méo.
Bằng chứng về dòng chảy thương mại khổng lồ có thể có với châu Á – thể hiện
trên những con tàu của những nhà tư bản xuyên quốc gia đầu tiên trên thế giới -
có thể đang nằm ẩn ngay dưới lòng biển.
Nếu
các nhà khảo cổ học có thể nghiên cứu những tàu thuyền bị chìm và hàng hóa mà
chúng chuyên chở, họ sẽ có thể dựng lại câu chuyện về các nhà tư bản toàn cầu
đầu tiên đó. Nhưng để làm được như vậy, họ cần đến trước những người săn lùng
các kho báu.
Những
người sưu tầm từ tàu đắm
Bãi
biển Bình Châu là nơi phát hiện được ba xác tàu đắm trong những năm qua. Tại
đây tập trung khá đông những ngư dân kéo các thùng đựng cá hay ngồi vá lưới và
sửa lại dây tàu thuyền.
Đường
phố bụi bặm, các cửa hàng trống rỗng. Bạn có thể thấy ngay tại sao ngư dân sẽ
chộp lấy bất kỳ cổ vật nào từ đại dương và bán chúng - cũng giống như họ bán
những gì đánh bắt được hàng ngày – cho bất cứ ai sẵn sàng trả giá.
Ông
Giao nói rằng cách đây không lâu ngư dân tìm thấy tàu thuyền đắm và vớt hàng
hóa từ các con tàu đắm này ba hoặc bốn năm trước khi giới chức tới để điều tra.
Nay, ông nói, các cơ quan chức năng đến rất nhanh để vớt hàng hóa từ con tàu
đắm với sự giúp đỡ của một công ty trục vớt tàu địa phương, và thỏa thuận cách
chia những gì vớt được.
Hoạt
động này không được một nhà khảo cổ học chuyên về dưới nước giám sát và người
ta lo sợ rằng địa điểm sẽ bị hư hỏng, hàng hóa bị phân tán, và những ghi nhận
lịch sử bị mất đi.
Một
thành viên khác của nhóm nghiên cứu, nhà khảo cổ học người Mỹ Debbie Shefi, chỉ
ra rằng nếu không được bảo tồn một cách chuyên nghiệp, thì những cổ vật này sẽ
hỏng dần.
Nằm
chôn vùi dưới đáy biển trong một môi trường không có oxy sẽ giúp bảo quản tốt
chúng. Thậm chí đưa chúng vào môi trường nước ngọt cũng là một quá trình cần
phải được xử lý chậm và cẩn thận, chưa nói gì tới chuyện những vật này ra trong
không khí.
Nhà
sưu tầm đồ cổ cao tuổi và nổi tiếng nhất của Hội Anh, ông Diệp Đồng Nguyên,
sống trong ngôi nhà thiếu ánh sáng vì chất đầy đồ gốm sứ mà ông yêu quý.
"Tôi
là người lưu giữ những kỷ niệm", ông nhấn mạnh.
"Tất
cả những đồ vật này là của tôi. Tôi không muốn bán chúng. Tôi sẽ chỉ bán nếu có
các vật như giống hệt nhau."
Bất
kỳ cái nào bị bán đi thì sẽ đều là một mất mát cho giới nghiên cứu, Shefi nói.
Từ
đại dương
Nhưng
kể cả bộ sưu tập của Diệp Đồng Nguyên cũng không thể sánh được với bộ sưu tập
của một nhà sưu tầm ở Quảng Ngãi, ông Lâm Dũ Xênh, người cách đây không lâu đã
mua được một loạt những cổ vật đáng kể.
Ngư
dân tìm thấy những tấm gỗ đen nằm rải rác trên cát, những chiếc đĩa gốm và bát
men khác lạ, và những chậu đất sét lớn trên bãi biển sau một cơn bão cách đây
vài năm.
Họ
định dùng gỗ để làm thành bàn ghế nhưng ông Lâm Dũ Xênh đã đến và thuyết phục
họ bán cho ông những thứ họ tìm được.
Gỗ
và nhiều di vật hiện đang được lưu giữ tại nhà ông ở thị trấn gần đó.
Ông
Jun Kimura tin rằng đây có thể là một trong những con tàu đắm quan trọng nhất
tìm thấy ở Việt Nam ,
hoặc thậm chí ở vùng Đông Nam Á.
Hóa
ra đây là con tàu được đóng vào thế kỷ thứ 7 hoặc thứ 8 chở đồ gốm Trường Sa (Changsha ) quý hiếm. Các
lò gốm Trường Sa chỉ phát triển khoảng 150 năm trong triều đại nhà Đường của
Trung Cộng và có thiết kế độc đáo và táo bạo. Nhưng chỉ có rất ít những sản
phẩm gốm này được tìm thấy bên ngoài tỉnh Hồ Nam , Trung Cộng, nơi chúng được sản
xuất.
Con
tàu lớn này đã khởi hành từ Trung Đông, Nam Á qua và đến Trung Cộng. Có thể nó
đang trên về khi gặp thiên tai.
Trên
tàu có những chậu đất sét màu nhạt với chữ Hán, Ả Rập, những chữ giống như chữ
Ấn Độ, và cả hình ngôi sao của David. Nó là bằng chứng quan trọng cho thấy thế
giới đã̉ gắn kết từ rất xa xưa.
Hơn
một ngàn năm trôi qua trước khi chúng xuất hiện trở lại từ đáy biển nơi từng bị
chôn vùi.
Tìm
thấy nơi đắm tàu như vậy quả là "giấc mơ của một nhà khảo cổ học” nhưng để
sắp xếp lại những gì ông Lâm Dũ Xênh đã mang về từ bãi biển sẽ là cả một khối
lượng công việc rất lớn.
Những
thứ ông có không hề được sưu tầm một cách khoa học, không được bảo quản và lưu
giữ thích hợp, và cũng không có khái niệm những vật này đã được sắp xếp như thế
nào trên tàu.
Tồn
tại 1.000 năm dưới nước nhưng khi lên cạn chúng đang bắt đầu bị hủy hoại. Liệu
bao nhiêu trong số này sẽ còn tồn tại trong vòng 10 năm tới?
Toàn
bộ bộ sưu tập lộn xộn của ông Lâm Dũ Xênh mà ông bắt đầu cách đây 15 năm thật
đáng ngạc nhiên. Ông sưu tập được cổ vật từ 12 con tàu đắm tại Việt Nam, với
hàng chục ngàn đồng tiền được cất trong các hộp nhựa, đồ gốm sứ đời Tống chất
đống trên kệ, các chụm vại lớn nhỏ, bình nước bằng đất nung màu nâu sẫm.
Thật
bí ẩn là một số ảnh gốm Trường Sa "từ một con tàu đắm ở miền Trung Việt Nam " đã xuất hiện trên trang web của một
đại lý đồ cổ Singapore .
Những vật này hiếm tới mức các nhà khảo cổ tin rằng chúng mới được đưa ra khỏi
Việt Nam
gần đây thôi. Ông Lâm nói nó không liên quan gì tới ông – các nhà sưu tầm đến
xem đồ của ông, nhưng ông đã không bán cho họ bất cứ một vật gì.
Nhiều
nhà bảo tồn từ chối nghiên cứu bộ sưu tập của ông Lâm trên nguyên tắc, vì nó
thuộc sở hữu tư nhân và có nguy cơ bị bán đi. Nhưng một số người khác đã bắt
đầu công việc của phân loại các hàng hóa từ con tàu này, và lập luận rằng nếu
không lịch sử sẽ bị mất đi.
Không
có cơ quan quốc tế này để có thể xin tài trợ cho khảo cổ học dưới nước. Unesco
là một ví dụ. Họ công nhận quần thể Cù Lao Chàm là Khu Bảo tồn Sinh quyển Thế
giới (World Biosphere Reserve) và Hội An là một Di sản Thế giới, nhưng không
cung cấp tài trợ cho nghiên cứu.
Có
lẽ một trong những cách Việt Nam biện hộ được cho việc chi tiêu nguồn lực ít ỏi
vào các nghiên cứu về tàu đắm là coi việc này như một đầu tư cho ngành du lịch
- bởi vì câu chuyện về các tàu thuyền bị đắm là thứ mà khách du lịch chắc chắn
sẽ trả tiền để được trải nghiệm.
Miền
Trung Việt Nam
có biển nhiệt đới với những bờ rất đẹp. Thật dễ hình dung ra một "tuyến
đường di sản của những con tàu đắm" – vừa đi nghỉ vừa tìm hiểu về tàu đắm,
lịch sử vừa lặn dưới biển ngắm cảnh quan kỳ thú.
Có
lẽ Việt Nam
sẽ phải lựa chọn trước khi quá muộn.
Samanthi Dissanayake
Cám ơn Blogge Bao Mai, đã có những bài viết, những bài tham khảo và những tin tức rất hay, tôi luôn là người thích đọc những bài đăng trong trang blogge này.
ReplyDeleteXin Đa tạ
Lê Tuấn