Friday, December 19, 2014

Nhà văn Bùi Ngọc Tấn qua đời

image
Nhà văn Bùi Ngọc Tấn đang đứng từ trên tháp truyền hình Munich nhìn xuống sân vận động Olympic (Đức)
Tác giả 'Chuyện kể năm 2000', nhà văn Bùi Ngọc Tấn, người được ví như Solzhenitsyn của Việt Nam, vừa qua đời vì ung thư phổi ở tuổi 81.
Thân hữu xác nhận ông đã qua đời sáng thứ Năm 18/12 tại nhà con trai mình ở TP Hải Phòng sau một thời gian bệnh nặng.
Bùi Ngọc Tấn sinh năm 1934 tại Thủy Nguyên, Hải Phòng. Ông bắt đầu sáng tác từ năm 1954.
Ông từng làm báo trong vai trò phóng viên báo Tiền Phong và biên tập viên báo Hải Phòng Kiến Thiết.

image
Tuy nhiên ông được biết nhiều trong vai trò một nhà văn.
Năm 2012, ông được trao giải thưởng Henri Queffélec tại liên hoan 'Sách và Biển' ở Pháp cho tác phẩm "Biển và chim bói cá".
Tác phẩm này, do nhà xuất bản Hội nhà văn ở trong nước và công ty Nhã Nam ấn hành lần đầu năm 2009, tái bản năm 2010, viết dựa trên những gì ông trải nghiệm trong khi làm việc tại một xí nghiệp thủy sản.

image
Ông còn nhiều tác phẩm được biết đến như tập truyện Những người rách việc, Rừng xưa xanh lá, Mùa cưới, Đêm tháng 10, Nhằm thẳng quân thù mà bắn, Nguyên Hồng thời đã mất, Một thời để mất, Một ngày dài đằng đẵng...

Solzhenitsyn của Việt Nam

image
Tuy nhiên tác phẩm gây chấn động nhất của Bùi Ngọc Tấn là 'Chuyện kể năm 2000' viết về hệ thống lao tù XHCN ở trong nước. Các báo ở Việt Nam khi đưa tin về cái chết của ông đều không đề cập tới tác phẩm này.

Nhà văn bị tù từ 11/1968 đến 3/1973 với tội danh “Tuyên truyền phản cách mạng” trong vụ án "Xét lại chống Ðảng, làm tay sai cho nước ngoài”. Cùng tội danh này có các thân hữu của ông như nhà văn Vũ Thư Hiên, nhà điện ảnh Huy Vân, nhà báo Vũ Huy Cương, nhà báo Kỳ Vân...

Sau khi ra tù, ông phải làm nhiều công việc để nuôi sống bản thân và gia đình.

image
'Chuyện kể năm 2000' được Bùi Ngọc Tấn khởi viết từ cuối năm 1990 và tiếp tục hoàn chỉnh gần 10 năm cho tới khi có cơ hội ấn hành vào đầu năm 2000 nhưng vừa in xong đã bị thu gom để hủy.

Cuốn sách một thời gian bị cấm đoán ở trong nước dù chỉ ghi lại thực tế chốn lao tù qua con mắt của một tù nhân.

*****


Nov 19, 2014
Nhà văn Bùi Ngọc Tấn đang lâm bệnh nặng (1), nhưng ông có dành cho đài BBC một bài trả lời phỏng vấn nhỏ (2). Đọc bài này tôi thích nhất câu ông nói "Tôi sang châu Âu, tôi quan sát dáng người đi, nét mặt của họ khác ...


image
Apr 01, 2013
Bùi Ngọc Tấn cũng khiến độc giả liên tưởng tới điều có thể được coi là sự tự cầm tù về hành vi và tư tưởng của những người mà trên thực tế hoàn toàn không bị giam cầm sau bốn bức tường. Nguyễn Hùng. BM: Dấu hiệu đối ...

image

Việt Nam, Cuba vẫn như ta với mình?
Babysit: "mang lại niềm vui cho người khác"
Crimea: không còn là niềm vui cho dân Nga !
Nghề làm “ tượng sống ” trên đường phố Châu Âu
Hoa Kỳ - Cuba đang tiến tới nối lại bang giao
Bắt Trẻ Đồng Xanh
Tiếp tục suy nghĩ về những vụ bắt bớ gần đây
Hai thế giới song song…
Lần tặng quà đau xót
Con Thiên Nga ‘dấu’…yêu!
Gà Đông Tảo
Nạn nhân của cơn sốt thẩm mỹ Hàn Quốc
Cảm xúc đến từ tim hay não?
Bệnh tật trong trại cải tạo
Thị trấn với hàng trăm mỹ nữ 'khát chồng'
Lịch sử những ca khúc Giáng Sinh nổi tiếng thế giớ...
Tại sao chúng ta ngáp?
Nuôi gái
Người Việt ở Nga 'hoang mang' vì kinh tế
Thảm sát trường học ở Pakistan
Phúc trình CIA sẽ làm nước Mỹ mạnh hơn
Cách đơn giản giữ ấm trong mùa Đông
Người cao tuổi giữ ấm trong mùa Thu - Đông
Các thói quen thời Trung Cổ
Pulque: Rượu của các vị thần Aztec
Bạn phải làm gì khi có nổ súng trong trường học
Huyền thoại về cái đẹp trong thơ
Đặc nhiệm nổ súng, giải cứu con tin ở Sydney
Người vợ quy hàng
Tuyển chọn 10 bài hát Giáng Sinh quốc tế, Noel hay...
Tuyết Nhi PSCD Messengers of Love Christmast Gala,...
Phỏng vấn Ô. Nguyễn Xuân Nghĩa về Thảm Họa Bắc Thu...
MOL 5
Chúng tôi muốn sống - We want to live (captioned)
Khi thủ tướng X tham gia chương trình Chúng Tôi Mu...
Bài giảng trong thánh lễ cầu nguyện cho Công Lý và...
Quê Hương Bỏ Lại
Những tay guitar rock không thể thay thế
Đồng Rúp rơi tự do, Putin còn cầm cự được bao lâu?...
Nhân quyền ở Việt Nam - chính sách và thực tiễn

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.