Có nơi nào trên trái đất này
Mật độ đắng cay như ở đây?
Chín người – mười cuộc đời rạn vỡ.
Bị ruồng bỏ và bị lưu đầy…
Có nơi nào trên trái đất này
Mật độ yêu thương như ở đây?
Mỗi tấc đất có một người qùi gối
Dâng trái tim và nước mắt
Cho nỗi đau của cả loài người …
Phùng Quán
Tôi chưa bao giờ đến Hà Nội,
và cũng chưa bao giờ cảm thấy có chút xíu nào hào hứng khi nghĩ đến chuyện
phiêu lưu tới một nơi xa xôi, lôi thôi và tai tiếng (tùm lum) như thế. Đã thế,
đường thì xa, vé tầu thì mắc, thủ tục thì lôi thôi rườm rà, và lỡ mà kẹt luôn
thì… chết mẹ!
Tôi sinh trưởng ở miền Nam,
nghĩ và nghe sao là nói vậy. Và cứ như vậy mà nói, chắc chắn, sẽ làm mích lòng
cả đống người. Tôi biết vậy nhưng không thể nào nói khác vì những điều mà tôi
được nghe kể về Hà Nội (thường) không có gì là đàng hoàng hay tử tế – đại
loại như:
“Lời ăn tiếng nói lễ độ
cũng khó gặp, chứ đừng nói gì đến văn vẻ… Một cô gái có thể nói oang oang giữa
chợ:
Note: hình trong bài này là
minh họa
- Nó rủ tao đi nhưng tao đ…
đi.
- Sáng nay mẹ mày qua xin lửa
bố tao, bố tao đ… cho…”
“Một cái gì đó đã phá vỡ
lòng tin của con người rằng xã hội luôn luôn cố gắng đem lại sự tốt đẹp cho
mình, và chính mình phải có bổn phận phải gìn giữ các công trình xã hội để mình
và mọi người cùng hưởng. Người ta thẳng tay cắt dây điện để bán lấy chút tiền,
có thể đốt hết một kho hàng hoá để phi tang cho một vật ăn cắp không đáng là
bao… con người đối xử với xã hội thô bạo như vậy chỉ vì xã hội đã đối xử với họ
tệ quá (Phạm Xuân Đài. Hà Nội trong mắt tôi. Thế Kỷ: Hoa Kỳ 1994,
32-33).
Trời đất, đó là chuyện nhỏ
và chuyện cũ (rích) rồi – từ hồi thế kỷ trước lận – bới móc ra làm chi nữa, cha
nội ? Thì rành rành là chuyện bây giờ, thế kỷ XXI đây nè, Hà Nội vẫn cứ y
chang như hồi đó – chớ có khác (mẹ) gì đâu:
“Những đứa bé trai và gái
bưng thức ăn cho khách vẫn là những đứa bé đã được mô tả trong tiểu thuyết Nam
Cao hay Trương Tửu cách đây năm sáu thập niên, còm cõi, nhọc nhằn, cơ cực, chỉ
biết cúi đầu vâng dạ và sống quen với lo âu, sợ hãi….”
“Những anh chị phu hồ vẫn
làm việc bằng những cung cách từ nửa thế kỷ trước. Họ chuyền tay nhau mọi thứ vật
liệu. Cát, đá và sạn đựng trong những cái rổ, đà gỗ vác trên vai. Một ngày dầm
mưa hay đổ mồ hôi như thế của một người phu hồ trị giá một đô la và một bữa ăn
trưa thanh đạm. Hơn một phần tư thế kỷ thực hiện ‘chủ nghĩa xã hội ưu việt’
trong nước, hơn một phần tư thế kỷ kêu gào tự do và nhân quyền của khối người
việt lưu vong hải ngoại, chẳng có chút ánh sáng nào rọi vào những góc đời phiền
muộn tối tăm này” (Bùi Bích Hà, “Nhìn lại quê hương,” Thế Kỷ 21, Sep.
2003:63-65).
Phạm Xuân Đài và Bùi Bích
Hà, nói nào ngay, không phải là người Hà Nội. Họ là dân bá vơ, tha phương cầu
thực, cù bơ cù bất, ở tận California hay đâu đâu đó. Cả hai chỉ tạt ngang, ghé
chơi Hà Nội năm ba ngày hay vài ba tuần lễ gì thôi. Biết (khỉ mốc) gì đâu mà
nói hành nói tỏi (nghe thấy ghét) dữ vậy chớ?
Nguyễn Huy Thiệp thì khác à
nha. Ông ta là niềm hãnh diện của Hà Nội (nói riêng) và của cả nước Việt (nói
chung). Ổng có dư thẩm quyền và thừa tư cách để nói về thủ đô “mến yêu của
ta.”. Trong tác phẩm Tuổi hai mươi yêu dấu,
nhà văn đã mượn lời một nhân vật để tuyên bố như sau:
“Thời của tôi đang sống là
thời chó má. Tin tôi đi, một trăm phần trăm là như thế đấy.”
Ý, trời đất, quỉ thần,
thiên địa ơi! Giữa Thời đại Hồ Chí Minh (quang vinh), và trong lòng thủ đô Hà Nội
– nơi mà cách đây chưa lâu người ta vẫn còn phải nhai rón rén khi ăn – mà thằng
chả nói năng ồn ào, lạng quạng và bạt mạng (quá cỡ) như vậy thì kể như là… hết
thuốc!
Và Hà Nội không phải là nơi
duy nhất hết thuốc (chữa) như thế trên thế giới này. Tôi nghe kể là ở thủ
đô của Cuba – một nước anh em xã hội chủ nghĩa – tình trạng cũng bết bát, và bệ
rạc không kém:
“Ở La Havanne vài ngày dần
dần bạn hiểu cái khang trang, sầm uất ở những nơi có du khách chỉ là bộ mặt bên
ngoài che không nổi một xã hội lở lói, mệt mỏi… Cuba có hai thế giới, thế giới
tưng bừng náo nhiệt của du khách, của những người có tiền xanh, bên cạnh thế giới
mệtnhoài của dân địa phương. Sau 50 năm cách mạng, cái mơ của đa số dân Cuba là
vượt biển qua Miami hay có bà con thỉnh thoảng gởi về một cái ngân phiếu” (Trần
Công Sung,” Cuba Sí, Cuba No,” Thế Kỷ 21, Dec. 2003:78).
Đó cũng là cái ước mơ thê thảm,
vượt quá tầm tay, của rất nhiều người dân Việt – bây giờ! Trong quá khứ,
Cuba và Việt Nam cũng có rất nhiều điểm (bất hạnh) tương tự như nhau. Hai quốc
gia này đều có thời gian dài là thuộc địa, và cả hai đều đã tin tưởng rằng sẽ
giành lại được độc lập và tự do bằng con đường… cách mạng! Chung cuộc, cả hai đều
sống dở (và chết dở) trong lòng cách mạng!
Ví von mà nói thì Havana và
Hà Nội như hai cô bé lọ lem, song sinh, trong một gia đình khánh tận. Cả hai
cùng có chung ước mơ là lấy được một tấm chồng đàng hoàng, lương thiện nhưng
(chả may) đều phải lòng đúng đồ phải gió, và đã trao duyên lầm… tướng cướp! Và
quí vị tướng cướp này đang làm cái công việc mà họ mệnh danh giữ hoà bình cho
thế giới – nếu trích theo nguyên văn lời của ông Nguyễn Minh Triết, nguyên chủ tịch nước Việt Nam:
“Có người ví von, Việt Nam
– Cuba như là trời đất sinh ra. Một anh ở phía Đông, một anh ở phía Tây. Chúng
ta thay nhau canh giữ hòa bình cho thế giới! Cuba thức thì Việt Nam ngủ, Việt
Nam gác thì Cuba nghỉ…”
Havana, tuy thế, vẫn còn
“có phước” hơn Hà Nội. Bi kịch của La Havanne chỉ xẩy ra vào lúc có mặt trời –
theo lời của Trần Công Sung:
“Đêm xuống, dân Cuba quên
cái cực nhọc ban ngày, đổ ra đường nhộn nhịp… Quên dollars, quên cách mạng,
quên những bài diễn văn dài tám giờ, quên embargo, người ta đàn hát nhẩy múa
náo nhiệt. Không phải chỉ ở những khu du khách, ngay cả ở những khu bình dân,
đen tối, trong những tiệm cà phê rẻ tiền…, đâu đâu cũng có tiếng nhạc, giọng
hát…”
Nói cách khác là ban đêm
thì dù Việt Nam có gác hay không, Cuba vẫn nghỉ.
Cho nó khoẻ!
Vẫn theo như nhận xét của
Trần Công Sung thì ở Havana “có một cái gọi là cái hồn (“âme”). Cái hồn này
đang nâng đỡ cho mọi người sống qua những ngày tháng cơ cực, đắng cay của thời
mạt kiếp. Tôi còn tin rằng nó cũng sẽ giúp cho dân tộc Cuba hồi sinh chóng
vánh, sau khi họ chôn xong cái Chủ nghĩa Xã hội (đang muốn “chuyển qua từ trần”)
ở đất nước này.
Hà Nội (dường như) không có
một cái hồn như thế để chuẩn bị hồi sinh, dù CNXH cũng chỉ còn sống thoi thóp ở
nơi này. Tôi chưa bao giờ nghe ai nói đến có một đêm nào đó (dù chỉ một đêm
thôi) người dân Hà Nội đã đổ ra đường, đàn hát, nhẩy múa nhộn nhịp, một cách hồn
nhiên và vô tư như vậy cả.
Tình trạng của Hà Nội có vẻ
tuyệt vọng hơn, theo như nhận xét của nhà văn Bùi Bích Hà – qua bài báo thượng
dẫn: “Người ta chỉ cần một hai thập niên để vực dậy một nền kinh tế sa sút
nhưng để xây dựng lại niềm tin cho cả dân tộc, cụ thể như dân tộc tôi, nay chỉ
còn cầu phép lạ gieo xuống thưở đất hoang hoá này những hạt giống mới để bắt đầu
lại.”
Cách đây không lâu – trên
diễn đàn talawas – khi được hỏi “phải hình dung thế nào về
văn hiến Thăng Long,” giáo sư Nguyễn Huệ Chi đã (rơm rớm nước mắt, tôi đoán thế)
kể lại rằng: “Gần đây có một vị viện sĩ định nghĩa văn hiến là văn học để hiến
dâng cho Đảng.”
Thiệt, nghe mà… hết hồn
luôn! Havana là một thành phố non trẻ, mới có mặt từ đầu thế kỷ thứ XVI mà khí
phách và hồn phách vẫn còn lai láng qua từng bước chân nhún nhẩy của người dân
– dù nơi đây công an (chắc) không ít hơn Hà Nội. Không lẽ mảnh đất ngàn năm văn
vật, lừng lẫy cỡ như Thăng Long, mới đụng chuyện với cường quyền và bạo lực
(có vài chục năm) mà đã “mất hồn mất vía” và “chết tiệt” hết thế sao?
Tôi không tin như vậy đâu.
Và tôi cũng không chịu như vậy nữa. Đảng CSVN quả thực đã hớp được hồn của một
mớ “viện sĩ” ở Bắc Hà nhưng những chú lính gác cửa của Bắc Kinh (hay còn có tên
gọi mới, dễ thương hơn, là “những kẻ canh giữ cho hoà bình thế giới”) chưa bao
giờ thực sự nhìn ra được cái hồn của đất Thăng Long, chớ đừng nói chi đến chuyện
họ “đụng” được tới nó.
Do tình cờ, tôi có lần (may
mắn) cảm thấy được cái hồn của Hà Nội trong một căn hộ nhỏ – ở ngõ Ánh Hồng, cạnh
một nhà xí công cộng, luôn luôn ngập ngụa cứt đái – của một người đàn bà tên Sợi.
Chị Sợi có một mẹt hàng ở đầu
ngõ, bầy bán các thứ linh tinh: ấm nước chè, gói thuốc lào, bao thuốc lá, lọ ô
mai, gói bánh bích qui. Chị không có vốn nên hàng hoá lèo tèo, thảm hại.
Chị Sợi bán hàng không đủ
thunhập để nuôi mình, và nuôi người mẹ bệnh đang nằm chờ chết nên – đôi lúc –
buộc phải bán cả thân. Mẹt hàng, cũng như thân xác “xuống cấp” của người đàn bà
đã quá thời xuân sắc này, chỉ hấp dẫn được một loại khách hàng duy nhất: đám ăn
mày.
“Trong số những người chồng
hờ ấy, chị đặc biệt yêu quý một anh ăn mày trẻ, còn ít tuổi hơn chị. Anh ta đến
với chị không như người đến với gái làng chơi.
Anh đã kể cho chị nghe chuyện
chân anh. Còn chị kể cho anh chuyện mẹ chị. Khi bị ngã gẫy xương hông, nằm liệt,
ba năm đầu cụ hát. Ba năm sau cụ chửi. Và một năm nay cụ yên lặng. Mỗi khi có
khách lên gác lửng cùng chị, cụ nhắm mắt giả cách ngủ.
Anh thương chị. Chị thương
anh. Chính anh đã mượn cưa, bào ở đâu về cưa, bào, đo, cắt mộng mấy tấm gỗ cốp
pha, ráp thành cái áo quan cho cụ. Và cũng chính anh, dù què một chân cũng đã bắc
ghế trèo lên, xây thêm hai hàng gạch quanh tường bao cho nó cao thêm, chắn bớt
cái hơi nhà xí tạt vào.
Người thứ hai chị Sợi yêu
quý là một phụ nữ. Một bà già. Bà cụ Mít. Đó là một bà già thấp bé, lại còng, mặt
chằng chịt vết nhăn, chẳng biết bao nhiêu tuổi nữa. Chính bà Mít cũng không biết
mình bao nhiêu tuổi…
Bà ở vùng Hà Nam, Phong Cốc.
Anh con trai duy nhất của bà a dua với bọn xấu trong làng đi ăn trộm lợn. Án xử
hai năm. Trong tù bị bọn đầu gấu đánh chết. Người con dâu bỏ đi lấy chồng, để lại
cho bà hai đứa cháu gái, đứa chín tuổi, đứa bảy tuổi.
- Bây giờ một đứa lên tám,
một đứa lên mười rồi cô ạ. Vài năm nữa, chúng nó lớn khôn là tôi không lo gì nữa.
Tôi có chết cũng không ân hận.
Một lần bà Mít đến, nắm lấy
bàn tay chị:
- Em ơi. Chị nhờ em một
cái này được không.
Bà ngập ngừng. Chị Sợi
không hiểu chuyện gì. Nhưng rõ ràng là một việc hệ trọng, rất hệ trọng đối với
bà.
- Giúp chị với em nhé. Chị
tin ở em.
Thì ra bà muốn gửi chị tiền.
Tiền là vàng, là cuộc sống của hai đứa cháu côi cút của bà ở quê. Chúng còn bé
lắm. Chúng mồ côi, chúng mong bà. Chúng cần tiền của bà. Bà phải nuôi chúng.
Chúng chưa thể tự kiếm sống được, chưa thể tự lo liệu được. Để nhiều tiền trong
người, bà sợ. Suốt ngày đi bộ rạc cẳng mà đêm cứ ngủ chập chờn. Nên nghe chừng
thấy nằng nặng hầu bao, bà phải mang tiền về quê.
*****
Mùa rét bao giờ cũng là thời
gian gay go của chị. Hàng họ ế ẩm. Khách đến nhà cũng ít. Bù lại với đám ăn
mày, mùa rét là mùa cưới xin, mùa bốc mả. Trong khi hiếu, hỷ, người ta rộng rãi
với ăn mày. Bà cụ Mít vẫn thỉnh thoảng tới chỗ chị để cho chị hòn xôi, miếng
thịt. Bà kêu rét và gửi chị thêm một ít tiền. Chị bảo bà đã gửi bốn lần tiền rồi
sao không mang về cho các cháu kẻo chúng nó mong, đã lâu rồi bà chưa về nhưng
bà Mít nói:
- Tôi cố thêm ít ngày nữa.
Rồi về ở với chúng nó một thời gian. Ngoài giêng tôi mới ra. Bà cháu xa nhau
lâu quá rồi. Lại còn phải cố mua cho mỗi đứa một bộ quần áo mới mặc Tết.
Nhưng cả tháng sau bà Mít vẫn
không quay lại. Chị Sợi biết rằng có chuyện chẳng lành nhưng vẫn hy vọng được
thấy dáng người nhỏ còng còng của bà trong tấm ni-lông vá víu chống gậy, khoác
bị bước tới. Chị chưa chờ ai đến như vậy. Lo lắng. Hy vọng. Tuyệt vọng. Chắc chắn
bà Mít đã chết ở đâu rồi!
Chị Sợi kiểm lại số tiền bà
Mít gửi một lần nữa. Rồi gấp những tờ giấy xi-măng, những túi ni-lông. Cho tất
cả vào một cái túi xách. Bây giờ chị không chờ bà Mít nữa. Chị chờ anh què đến.
Chị bảo anh:
- Bà Mít chết thật rồi. Anh
phải giúp em. Ở đây trông nom, cơm nước, rửa ráy cho mẹ em vài ngày. Em phải đi
đây.
- Em biết quê bà ở đâu mà
tìm?
- Cứ về Hà Nam, Phong Cốc hỏi.
Thế nào cũng ra. Hỏi dân. Hỏi tòa án.
Phải đem chỗ tiền này về
cho hai đứa trẻ mồ côi. Phải thực hiện nguyện ước của bà cụ, kể cả việc mua hai
bộ quần áo mới cho chúng nó…”
Chị Sợi, anh què – cũng như
bà Mít – cho đến lúc chết vẫn chưa có đêm nào ôm đàn ngồi hát, hay đổ ra đường
nhẩy nhót nhộn nhịp, như những người dân ở Havana. Ngày cũng như đêm họ sống ẩn
nhẫn, thầm lặng trong những con hẻm hôi thối luôn ngập ngụa phân người giữa
lòng Hà Nội.
Chính ở những nơi tăm tối
này, họ đã giấu kín được nguyên vẹn cái hồn của cả một dân tộc qua từng nhịp thở
và nhịp đập của tim. Và tôi cũng cảm được cái hồn lai láng (như thế) khi viết
những dòng chữ này, dù nơi tôi đang sống cách xa Việt Nam hơn nửa vòng quả đất.
Sau khi đọc xong “Truyện không tên,” tôi đã viết thư cảm ơn tác giả vì
đã mở cho tôi thấy cái hồn của dân tộc Việt. Nhà văn Bùi Ngọc Tấn nói rằng ông
không viết truyện mà chỉ kể lại chuyện đời của chị Sợi, theo như lời chính chị
tâm sự – thế thôi.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A và
đoàn đại biểu Diễn đàn XHDS viếng cố nhà văn Bùi Ngọc Tấn.
Bùi Ngọc Tấn đã ra người thiên cổ nhưng chị Sợi, anh Què vẫn còn đang sống tại Hà Nội. Nơi đây, không phải lúc nào ra ngõ cũng gặp anh hùng hay gặp một ông (hoặc một bà) tiến sĩ. Đôi khi, chúng ta vẫn gặp được những mảnh hồn của mảnh đất này nhưng không có cơ duyên để nhận biết thôi.
Tưởng Năng Tiến
*****
TRUYỆN KHÔNG TÊN
Chị Sợi cho rằng tất
cả mọi người trong ngõ ánh Hồng đều biết rõ công việc của chị. Chị chấp nhận điều
ấy. Với chị đó cũng là một nghề, một nghề như những nghề khác dù nó bị mọi người
khinh bỉ. Dào ôi. Ai khinh thì cứ việc. Chị có cần người ta trọng đâu. Chị cần
tiền. Để nuôi bà mẹ già nằm liệt sáu bảy năm nay. éể có cái và vào miệng. Để có
tí phấn son bôi lên mặt, giấu đi làn da đen đủi nhăn nheo, cặp môi tái nhợt của
mình. Để có thể mua một bộ cánh mới khi bộ cánh chị mặc trên người đã mòn, sờn,
bạc, khiến chẳng còn ai muốn nhìn chị.
Chị còn cần tiền để
phòng khi mẹ chị nằm xuống. ít nhất cũng phải có bộ áo quan. Chị đã dành dụm
mua được mấy tấm gỗ cốp pha, đã nhờ người cưa cắt sẵn nhưng chưa ghép mộng, mấy
mét vải diềm bâu để liệm cho cụ. Tất cả cất trên gác lửng. Cả vải. Cả gỗ. Không
thể để dưới gầm giường. ở đó phân gio, nước giải của mẹ chị nằm ốm liệt giường
hôi thối lắm.
Chị cũng đã tích được
một ít tiền, cứ định sẽ không bao giờ đụng đến, nhưng rồi vẫn cứ phải lấy ra
tiêu. Bởi vì có khi cả tuần lễ không bán được hàng, lại chẳng có một người
khách nào đến nhà chị.
Chị Sợi có một mẹt
hàng bán các thứ linh tinh ở đầu hẻm: ấm nước chè, gói thuốc lào, bao thuốc lá,
lọ ô mai, gói bánh bích quy. Mùa nóng chị bán cả bia hơi. Khổ nỗi là chị chẳng
thể nào cạnh tranh nổi với các hàng quán san sát gần đó. Họ có lều quán. Họ có
cái bán mái nhô ra. Họ có cả căn nhà mặt tiền của họ. Hàng của họ trông vui mắt,
sạch sẽ, sang trọng, nhiều loại, mới tinh, đầy vẻ mời chào. Chứ không như hàng
của chị. Vạ ra vỉa hè thì chớ. Lại còn bụi bậm, bạc phếch, cũ kỹ. Không biết
bao Vinataba của chị bóc bán được chưa mà vỏ bao đã nhợt ra hết cả.
Để làm bớt đi vẻ
nghèo nàn tiều tụy của mẹt hàng, chị Sợi đã ngồi lảnh ra một nơi, cách xa cái
đám phồn hoa kia. Khách của chị cũng muốn như thế.
Đó là những người ăn
xin. Vâng. Những người ăn mày là khách hàng chủ yếu của chị. Những người này
cũng muốn có một lúc dừng chân sau khi đã rạc cẳng trên các vỉa hè. Những người
này cũng muốn trở lại làm người, cất đi trong chốc lát bộ mặt nhăn nhó đau khổ
của mình khi đi ăn xin. Họ cũng muốn chuyện trò đôi câu một cách bình đẳng
ngang hàng với những người không phải là ăn xin như họ. Họ cũng muốn ăn một cái
bánh bích quy, cũng muốn lấy cái điếu cày của chị kéo một hơi cho đã, rồi chiêu
một ngụm nước chè trước nụ cười tán thưởng của chị. Sang hơn thì làm một điếu
Vinataba. Để rồi lại đi.
Chị Sợi quen rất nhiều
ăn mày. Chị biết có những người đi ăn mày để có tiền bó cái bậc hè. éể láng nốt
góc sân còn dở dang. Để thêm vào xây cái bể. Chị biết có những người ăn xin vì
không muốn làm nghề gì khác. Nhiều người trong số họ là những người tình chốc
lát của chị. Cô điếm già, xấu, nhăn nheo, gầy gò còn có thể có khách nào ngoài
đám ăn mày.
Người ta đi tới, ngồi
xuống, uống chén nước chị rót và khẽ nháy mắt, hất hàm về phía trong hẻm. Chị
khẽ gật. Người ấy đi. éi thẳng hè phố để rồi lát nữa mới quay lại. Chị Sợi thu
xếp tất cả hàng họ vào thúng, bưng về nhà, đổ chậu phân nước giải dưới gầm giường
bà mẹ, rồi đi tắm rửa bằng xà phòng thơm, lại còn xịt vào người, xịt vào giường
bà mẹ, xịt lên gác lửng tí nước hoa rẻ tiền, kéo tấm ri đô che khuất một phía
chiếc giường có người mẹ đang nằm khô như một cái xác nặng mùi hôi thối tỏa ra.
Chị đã làm mọi cách
để mẹ chị luôn trong trạng thái sạch sẽ nhất. Chị khoét chiếu, khoét giát giường
đặt chậu bên dưới. Quần của cụ, chị cắt khâu lấy mà không một hãng thời trang
nào có thể nghĩ ra. Nó chỉ có một mảnh vải ở đằng trước che kín bụng và dính
vào hai ống.
Tuy vậy cũng chẳng
thể nào tránh được mùi hôi. Cũng may, người khách mới đến có thể nghĩ rằng đó
không phải là mùi trong nhà chị. Bởi vì ngay trước nhà chị, phía bên kia con hẻm
là một cái nhà xí công cộng. Nó dài đến non chục mét, phân, nước giải, nước mưa
ngập ngụa ra đến sát hẻm. Mùi nó còn nặng hơn nhiều, nhất là những hôm có gió mạnh.
Nhờ cái nhà xí công
cộng mà chị Sợi cảm thấy yên tâm khi có khách. Thứ nhất là vấn đề mùi như đã
nói. Thứ hai, có nó nên không có những nhà bên kia đường hau háu nhìn sang. Cả
một quãng dài, chỉ có một cánh cổng duy nhất là nhà chị. Những nhà liền bên,
phía trong và phía ngoài đều xây tường cao, tìm mọi cách quay ngõ ra hướng
khác. Quãng hẻm nhà chị thật vắng vẻ. Thảng hoặc ai có việc đi qua đấy, đều nín
thở cắm mặt bước cho nhanh.
Từ vỉa hè phố chính,
chị bưng thúng hàng về, mở khóa cổng nhà chị trong cái hẻm không một bóng người
và người bạn tình tới sau cũng vậy. Anh ta chỉ khẽ đẩy cánh cổng gỗ, bước vào rất
nhanh và cũng rất nhanh khép cánh cổng gỗ lại, chị chỉ việc đi ra, cài chốt cửa,
thì thầm: “Vào đi, vào đi”. Thế là xong. Yên tâm. Chắc chắn chẳng một ai nhìn
thấy. Chị không xấu hổ. Nhưng chị sợ. Chị sợ người ta sẽ xúc chị xuống trại 26
là trại cải tạo gái điếm và nếu vậy thì mẹ chị ai trông? Vì tuy rằng chị là điếm
thật nhưng có như những cô điếm khác đâu. Họ trẻ trung, xinh đẹp, đắt khách,
sang trọng, hái ra tiền. Khách đến nhà chị năm thì mười họa, lại là thứ khách mạt
hạng, tiền kiếm được cho mỗi lần đi khách của chị có đáng là bao! Cho nên những
người không biết thì ái ngại cho chị về cái nhà xí công cộng mênh mông trước cửa,
còn chị, chị cám ơn nó. Và chị đâm lo khi nghe mong manh rằng đang có chủ
trương phá đi cái nhà xí ấy. Chị còn nghe nói hai hộ làm ăn gì đó một ở phường,
một ở quận sẽ chia đôi khu đất ấy, làm nhà tầng ở đó. Thật nguy. Chị sẽ bị dồn
vào bước đường cùng. Sống bằng gì? Làm ăn ra sao khi đối diện với nhà chị là
hai gia đình lúc nào cũng người ra người vào tấp nập? Rồi chị lại tự nhủ. Thôi,
ngày nào biết ngày ấy. Phải hết sức tằn tiện. Tương lai còn khó khăn. Thế này
là tốt lắm rồi. Được đến đâu hay đến đó. Biết đâu mà lo trước.
Thực ra chị Sợi có
chi tiêu một khoản nào gọi là hoang phí đâu. Cứ gọi là những khoản bất hợp pháp
cũng không. Làm hôm nay nhưng luôn nghĩ tới ngày mai. Ngay trong một năm cũng
có hai đợt ế khách. Trừ dịp Tết ra không kể, cứ đến ngày mùa là thành phố vắng
bóng ăn mày. Họ trở về quê hương, gặt rồi cấy hái. Chỉ đến lúc nông nhàn, họ mới
rời làng ra đi. Quãng thời gian ấy chị sống chỉ bằng cái mẹt hàng, bán cho những
chú bé đánh giày hay những khách bộ hành đi ngang qua. Nên bí lắm chị mới rút từ
số tiền dành dụm được ra một ít để chi tiêu.
Thế giới của chị Sợi
là thế giới ăn mày nên chị rất hiểu họ. Có ông ăn mày giả làm người tỉnh T, chị
bảo không phải. Người ở đây thôi. Người tỉnh T, không nói giọng ấy, có muốn
nghe tiếng vùng T không, tôi nói cho mà nghe. Lại còn anh nói lỡ độ đường. Chị
bảo đừng nói thế. Cứ nói là đi ăn xin. Lỡ độ đường gì mà hôm nào cũng lỡ độ đường.
Xấu gì chuyện phải đi ăn xin. Ăn mày là ai, ăn mày là ta… Nghe chuyện chị, những người ăn mày ngồi chung quanh cái thúng của chị thấy tự tin hơn. Họ cởi mở cùng chị, quý chị rồi dần dần đi cùng chị từ vỉa hè phố chính vào nhà chị trong ngõ thối.
Xấu gì chuyện phải đi ăn xin. Ăn mày là ai, ăn mày là ta… Nghe chuyện chị, những người ăn mày ngồi chung quanh cái thúng của chị thấy tự tin hơn. Họ cởi mở cùng chị, quý chị rồi dần dần đi cùng chị từ vỉa hè phố chính vào nhà chị trong ngõ thối.
Trong số những người
chồng hờ ấy, chị đặc biệt yêu quý một anh ăn mày trẻ, còn ít tuổi hơn chị. Anh
ta đến với chị không như người đến với gái làng chơi.
Chị có thể nói thật
với anh tất cả. Ví như khi hai người đã đi qua bức ri đô che cái giường có bà cụ
già nằm giả cách ngủ, trèo lên gác lửng và khi anh đã nắm tay chị, chị bảo:
- Anh có tiền đưa em
vài đồng, em ra ngoài kia ăn cái gì tí đã. Em chưa ăn. éói quá.
Anh đưa tiền ngay. Bởi
vì chính anh đã khuyên chị tuyệt đối không đụng đến số tiền dành lo ma chay cho
cụ. Để anh một mình trên gác lửng, chị cầm tiền anh đưa, mở cổng đi. Một lát
sau chị về mang theo cho anh một cái bánh mì và một bát gân bò cùng với bạc nhạc
hầm, gọi là món nhừ.
- Anh ăn đi. Hôm nay
họ nấu hơi mặn, nhưng ngon lắm. Em ăn hai suất. Húc như cẩu.
Sau khi yêu nhau bên
những tấm ván quan tài còn để mộc và chưa ghép mộng, bao giờ anh cũng nán lại
trò chuyện, hỏi chị về diễn biến bệnh tật của bà cụ, công việc của chị, còn chị
thì ngắm nghía cái chân khoèo của anh, cái chân mà chị biết rằng trước đây nó
cũng lành lặn, bình thường như cái chân bên kia, chỉ vì giả què lâu quá, nên đã
thành què thật. Anh đã kể cho chị nghe chuyện chân anh. Còn chị kể cho anh chuyện
mẹ chị. Khi bị ngã gẫy xương hông, nằm liệt, ba năm đầu cụ hát. Ba năm sau cụ
chửi. Và một năm nay cụ yên lặng. Mỗi khi có khách lên gác lửng cùng chị, cụ nhắm
mắt giả cách ngủ. Anh thương chị. Chị thương anh. Chính anh đã mượn cưa, bào ở
đâu về cưa, bào, đo, cắt mộng mấy tấm gỗ cốp pha, ráp thành cái áo quan cho cụ.
Và cũng chính anh, dù què một chân cũng đã bắc ghế trèo lên, xây thêm hai hàng
gạch pa panh tường bao cho nó cao thêm, chắn bớt cái hơi nhà xí tạt vào.
Người thứ hai chị Sợi
yêu quý là một phụ nữ. Một bà già. Bà cụ Mít. Đó là một bà già thấp bé, lại
còng, mặt chằng chịt vết nhăn, chẳng biết bao nhiêu tuổi nữa. Chính bà Mít cũng
không biết mình bao nhiêu tuổi.
Hôm ấy, chị dọn
hàng, ngồi từ sáng đến trưa mà chẳng bán được một hào. Vét hết tiền trong người
mua được một bát cơm, một bát canh suông định ăn thì bà Mít đến chìa tay xin.
éang cầm đũa, chị hạ xuống, thành thật:
- Bà ơi! Con không
còn một hào nào trong người. Có ít tiền lẻ mang đi để trả lại cho khách, mua được
bát cơm, bát canh này đây, bà ăn đi.
Bà ăn mày toan bước
đi tiếp. Nhưng chị Sợi đã kéo tay bà:
- Bà ngồi xuống đây.
Bà ăn đi. Con mời bà thật đấy.
Bà cụ ăn. Thế là từ
đấy quen nhau. Thỉnh thoảng trên đường đi ăn xin, bà lại ghé qua chỗ chị. Bà
móc trong bị ra khi quả chuối, khi quả cam, lúc nắm xôi và kể lai lịch những
món ăn sang trọng ấy của bà. Ai cho. Ai thương người. Ai xởi lởi. Ai xua đuổi.
Nhà nào làm giỗ, cho bà cả bát miến thừa mà không mang về đây được. Bà cũng kể
cho chị biết vì sao bà phải đi ăn xin. Bà ở vùng Hà Nam, Phong Cốc. Anh con
trai duy nhất của bà a dua với bọn xấu trong làng đi ăn trộm lợn. án xử hai
năm. Trong tù bị bọn đầu gấu đánh chết. Người con dâu bỏ đi lấy chồng, để lại
cho bà hai đứa cháu gái, đứa chín tuổi, đứa bảy tuổi.
- Bây giờ một đứa
lên tám, một đứa lên mười rồi cô ạ. Vài năm nữa, chúng nó lớn khôn là tôi không
lo gì nữa. Tôi có chết cũng không ân hận.
Một lần bà Mít đến,
nắm lấy bàn tay chị:
- Em ơi. Chị nhờ em
một cái này được không.
Bà ngập ngừng. Chị Sợi
không hiểu chuyện gì. Nhưng rõ ràng là một việc hệ trọng, rất hệ trọng đối với
bà.
- Giúp chị với em
nhé. Chị tin ở em.
Thì ra bà muốn gửi
chị tiền. Tiền là vàng, là cuộc sống của hai đứa cháu côi cút của bà ở quê.
Chúng còn bé lắm. Chúng mồ côi, chúng mong bà. Chúng cần tiền của bà. Bà phải
nuôi chúng. Chúng chưa thể tự kiếm sống được, chưa thể tự lo liệu được. Để nhiều
tiền trong người, bà sợ. Suốt ngày đi bộ rạc cẳng mà đêm cứ ngủ chập chờn. Nên
nghe chừng thấy nằng nặng hầu bao, bà phải mang tiền về quê. Bà nói với chị rằng
bà cũng muốn về quê lắm để được nhìn mặt chúng nó. Để nằm ngủ với chúng. Để bà
ôm chúng. Để chúng ôm bà. Để nấu một bữa cơm nóng, bà cháu ngồi ăn, đơm đơm xới
xới. Để tắm rửa giặt giũ cho chúng nó. Để xem hai chị em có quấn túm thương yêu
bảo ban nhau mà sống khi bà vắng nhà không. Về quê sung sướng là thế nhưng lại
tốn kém, mất ngày mất buổi, ảnh hưởng tới số tiền kiếm được.
- Thoạt đầu tôi lo
nên cứ phải về nhà luôn, chứ bây giờ cũng đỡ rồi. Nghe chừng chị em cũng biết
thân biết phận, thương yêu nhau. Bà con xóm làng cũng thương, qua lại trông nom
bảo ban. Tôi cũng yên lòng. Với lại còn khỏe ngày nào phải cố ngày ấy cô ạ. Chứ
tôi nghe trong người tôi biết, sức cạn lắm rồi. Ngộ nhỡ nằm đấy thì khổ cả bà,
cả cháu.
Bà bật cười:
- Cháu cô còn biết
cuốc vườn, trồng rau, lại nuôi được một con gà mái đẻ. Chuyến trước tôi về cứ
nhất định luộc trứng cho bà ăn.
Chị Sợi nhận những đồng
tiền bà gửi. Những đồng tiền giống những đồng tiền chị nhận từ tay những vị
khách ăn mày của chị: Nhàu nát quăn queo bẩn thỉu, rồi loại tiền hai trăm, ba
trăm, họa hoằn lắm mới có tờ giấy một nghìn. Những tờ giấy bạc không biết đã
qua tay bao nhiêu người đã bạc thếch, thẫm đen, đẫm mồ hôi, mỡ và ghét bẩn,
nhưng nó vẫn là tiền, là mồ hôi nước mắt, là cuộc sống. Chị nắm chặt tay bà:
- Bà yên tâm. Tiền
bà gửi con không suy suyển một xu.
Bà Mít rân rấn:
- Cô phúc đức quá. Cầu
trời Phật phù hộ độ trì cho cô.
Chính chị Sợi chảy nước
mắt. Vì cảnh ngộ của bà. Vì hai đứa bé gái mồ côi ở một nơi xa mà chị chưa hề
biết mặt. Chị chảy nước mắt vì đây là tất cả niềm tin to lớn của ba con người
còn khốn khổ hơn cả chị đặt vào nơi chị khiến chị tự hào và trách nhiệm của chị
thấy nặng nề. Chị không có quyền phụ lòng tin cao cả ấy.
Chị Sợi đã quen với
những món tiền bà cụ Mít gửi, với nét mặt tin cậy pha lẫn biết ơn, sung sướng của
bà cụ ăn mày già khi bà trao tiền cho chị, những món tiền nhỏ nhoi, khi hai chục
ngsau lại thêm bốn cái túi đựng bánh kẹo bằng ni-lông. Bà cụ gửi chị tất cả. Đó
là cái vải liệm của bà, những cái túi bọc bàn chân bàn tay cho bà khi bà chết.
Chị nhìn bà, mãi mới nói được một câu:
- Bà ơi. Bà cẩn thận
thế hở bà.
- Chẳng biết ông giời
còn để sống bao lâu nữa cô ạ. Đi qua chỗ người ta đang xây nhà. Vỏ bao xi-măng
nhiều quá. Nói khó mãi, người ta thương, cho hai bao. Thế là mới nghĩ đến túi
ni-lông. Cứ chuẩn bị trước đi là vừa cô ạ. Ngộ nhỡ đùng một cái, ông giời ông ấy
bắt mình đi, các cháu cô còn dại lắm, chúng nó biết xoay xở làm sao. Cái chiếu
cũng không biết mua đâu. Chẳng lẽ lại lấy chiếu nằm của chúng nó. Với lại giấy
xi-măng này tốt hơn chiếu đấy cô ạ. éịnh xin mấy cái bao dứa nhưng người ta
không cho. Mua thì không có tiền. Bao giấy cũng tốt chán.
Chị thẫn thờ nhìn
theo bà cụ ăn mày đi trong gió bấc hun hút mà thấy thương cho mình, thương cho
bà, thương cho những kiếp người khổ cho đến lúc chết. Rồi lại nghĩ đến mẹ. Dù
sao mẹ chị cũng còn sung sướng hơn bà Mít. Mẹ chị còn có mấy tấm gỗ cốp pha, mấy
mét diềm bâu. Có lẽ chị cũng phải kiếm mấy cái túi ni-lông phòng xa như bà Mít!
Mùa rét bao giờ cũng
là thời gian gay go của chị. Hàng họ ế ẩm. Khách đến nhà cũng ít. Bù lại với
đám ăn mày, mùa rét là mùa cưới xin, mùa bốc mả. Trong khi hiếu, hỷ, người ta rộng
rãi với ăn mày. Bà cụ Mít vẫn thỉnh thoảng tới chỗ chị để cho chị hòn xôi, miếng
thịt. Bà kêu rét và gửi chị thêm một ít tiền. Chị bảo bà đã gửi bốn lần tiền rồi
sao không mang về cho các cháu kẻo chúng nó mong, đã lâu rồi bà chưa về nhưng
bà Mít nói: “Tôi cố thêm ít ngày nữa. Rồi về ở với chúng nó một thời gian.
Ngoài giêng tôi mới ra. Bà cháu xa nhau lâu quá rồi. Lại còn phải cố mua cho mỗi
đứa một bộ quần áo mới mặc Tết”.
Chị Sợi kiểm kê số
tiền bà Mít gửi trong những đợt ấy. Chị khoe với anh què hôm anh đến với chị:
- Xem em nhiều tiền
không này!
Anh què bảo:
- Lần cuối bà ấy đến
gửi là cách nửa tháng rồi à? Thế thì bà ấy sắp quay lại đấy.
Chị cũng nghĩ vậy. Mỗi
lần bà Mít gửi tiền cách nhau khoảng chục ngày. Chỉ ngày một ngày hai, bà sẽ về
cầm chỗ tiền này cùng với số tiền bà mới xin được đem về quê nuôi cháu. Cả hai
cùng mừng cho bà. Họ hình dung ra hai đứa cháu bà vui sướng như thế nào khi bà
về, chìa ra cho mỗi đứa một bộ quần áo mới. Họ cũng mong bà xin được nhiều và sớm
về đây lấy chỗ tiền bà gửi, bởi vì những đợt gió bấc giá lạnh thỉnh thoảng điểm
mưa phùn tê cóng khiến chị Sợi cũng thấy buốt cả đầu óc và phải nghỉ bán hàng.
Nhưng cả tháng sau
bà Mít vẫn không quay lại. Chị Sợi biết rằng có chuyện chẳng lành nhưng vẫn hy
vọng được thấy dáng người nhỏ còng còng của bà trong tấm ni-lông vá víu chống gậy,
khoác bị bước tới. Chị chưa chờ ai đến như vậy. Lo lắng. Hy vọng. Tuyệt vọng.
Chắc chắn bà Mít đã chết ở đâu rồi!
Chị Sợi kiểm lại số
tiền bà Mít gửi một lần nữa. Rồi gấp những tờ giấy xi-măng, những túi ni-lông. Cho
tất cả vào một cái túi xách. Bây giờ chị không chờ bà Mít nữa. Chị chờ anh què
đến. Chị bảo anh:
- Bà Mít chết thật rồi.
Anh phải giúp em. ở đây trông nom, cơm nước, rửa ráy cho mẹ em vài ngày. Em phải
đi đây.
- Em biết quê bà ở
đâu mà tìm?
- Cứ về Hà Nam,
Phong Cốc hỏi. Thế nào cũng ra. Hỏi dân. Hỏi tòa án.
Phải đem chỗ tiền
này về cho hai đứa trẻ mồ côi. Phải thực hiện nguyện ước của bà cụ, kể cả việc
mua hai bộ quần áo mới cho chúng nó.
Buổi sáng hôm ra đi,
từ biệt mẹ, từ biệt anh què, bước tới cửa chị sững lại: một dẫy xe máy sáng
loáng dựng ở đầu hẻm, một đám người đi ủng đang cầm thước, cầm dây, lội vào khu
nhà xí ngập ngụa đo và ghi chép. Tim chị thắt lại vì lo. Đúng là người ta sắp xây
nhà tầng ở trước cửa nhà chị! Nhưng chị không có thời gian dừng lại. Phải đi
ngay kẻo lỡ mất chuyến tàu…
Bùi Ngọc Tấn
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.