Monday, December 8, 2014

Vì sao cần cảnh giác với viện Khổng tử?

Việt Nam cần 'thận trọng, cảnh giác' với các 'ý đồ, mục đích' trong chiến lược kết hợp 'sức mạnh cứng' với 'sức mạnh mềm' của Trung Cộng qua các dự án như 'Học viện Khổng tử', theo ý kiến nhà nghiên cứu văn hóa và chính sách văn hóa từ trong nước.

Để đạt được những mục tiêu chiến lược của mình, Trung Cộng không ngần ngại kết hợp hai loại sức mạnh này, mà ý đồ cho thấy khá rõ qua mạng lưới các Viện Khổng tử mở ra trên hàng trăm quốc gia, đó là nhận xét của Giáo sư Trần Ngọc Thêm từ Đại học Quốc gia TP. HCM.

image
Bình luận về tính thống nhất trong việc sử dụng các biện pháp này của Trung Cộng tại Việt Nam, nhà nghiên cứu nói với BBC hôm 05/12/2014 từ Sài Gòn:
"Tôi thấy nó hoàn toàn thống nhất, bởi vì như chính một số nhà lãnh đạo của Trung Cộng đã nói là Học viện Khổng tử là một trong những phương tiện, những cái cầu để Trung Cộng bước ra thế giới.
"Một nhà lãnh đạo Trung Cộng từng nói tại một buổi lễ tại châu Âu về Học viện Khổng tử rằng Học viện Khổng tử là một trong những cái cầu nối giấc mơ của Trung Cộng với giấc mơ của thế giới. Giấc mơ của mỗi nước mỗi khác nhau, định hướng khác nhau, do vậy mà cái mà Trung Cộng muốn chưa chắc đã là cái các nước khác muốn.
 
"Thế nhưng dù gì, để mà đạt được những ước mơ của mình thì họ sẽ không ngần ngại mà kết hợp cả sức mạnh cứng lẫn sức mạnh mềm, sức mạnh cứng đẹ dọa về quân sự, cũng như áp đặt về kinh tế, hoặc mua chuộc về kinh tế, cộng với sức mạnh mềm thông qua ngoại giao, thông qua văn hóa, bằng con đường là những Học viện Khổng tử.
"Mà như ta thấy kinh nghiệm ở Mỹ rằng cái đó không bảo đảm tự do học thuật trong môi trường đại học, ở phạm vi của các Viện Khổng tử trong các trường đại học, thì rõ ràng đó là một hệ thống rất thống nhất với nhau và có mục tiêu rất rõ ràng."

Bình luận của Giáo sư Thêm, Giám đốc Trung tâm Văn hóa học lý luận và ứng dụng, được đưa ra một ngày sau khi Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Hoa Kỳ mở phiên điều trần và nêu lên các quan ngại về các 'mối đe dọa' và 'ảnh hưởng' của Trung Cộng thông qua các dự án, trường viện, đặc biệt như Viện Khổng tử ở Hoa Kỳ.

Bất thường, gấp rút

image
Cũng hôm 05/12, một nhà nghiên cứu về chính sách văn hóa của Việt Nam từ Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội nói với BBC rằng có những yếu tố thực tế về "ý đồ" trong các chính sách sử dụng sức mạnh mềm ở nước ngoài của Trung Cộng mà ở Việt Nam cần phải lưu ý.
Trao đổi với BBC từ Viện Nghiên cứu Văn hóa từ Hà Nội, Giáo sư, Viện trưởng Lê Hồng Lý nói:
"Chẳng hạn như bây giờ tôi muốn đưa văn hóa của tôi sang nước khác để tuyên truyền cũng như để người nước khác hiểu biết được văn hóa của nước tôi, thế nếu ý đồ là tốt thì cho hai bên hòa bình hữu nghị để hai bên cùng hiểu biết lẫn nhau để cùng không xảy ra những chuyện hiểu lầm.

"Nhưng nếu ý đồ không tốt, thì có thể tôi dùng văn hóa của tôi, nhưng dần dần, nếu văn hóa của anh không mạnh, thì tôi sẽ biến văn hóa của tôi khống chế văn hóa của anh; hoặc nói như một số thuật ngữ bây giờ gọi là 'xâm lược bằng văn hóa'.
"Đấy là một cách và tôi nghĩ cái này cũng phổ biến, gần đây người ta nói nhiều đến những chuyện như vậy, thì tôi cho rằng cách tốt hay không tốt ở chỗ đó, hoàn toàn do mục đích của người đưa vào. Nếu mà có ý đồ xấu thì họ cũng có những cách để họ làm những việc đấy."

image
Giáo sư Trần Ngọc Thêm cho BBC hay Trung Cộng đã đầu tư với quy mô 'rất lớn' và thực hiện 'rất gấp rút' các viện Khổng tử trên phạm vi toàn cầu.

Ông nói: "Việc xúc tiến thành lập Viện Khổng tử của Trung Cộng bắt đầu từ năm 2004 ở Hàn Quốc, theo những thông tin tôi có được, cho đến nay số lượng của họ thành lập đã được trên 450 học viện ở trên 100 quốc gia ở trên thế giới.
"Nhà nước đầu tư một khoản tiền rất lớn và họ làm cái này rất gấp rút và điều đó cũng cho thấy sự quan tâm của nhà nước Trung Cộng đối với việc thành lập này. Tình hình có vẻ rất khác với trường hợp Viện Goethe của Đức, hay Hội đồng Anh (British Council) của Anh quốc, công việc phổ biến văn hóa ngôn ngữ tiến triển rất bình thường, ở đây có vẻ như có cái gì đó bất thường."

image
Giáo sư Thêm nói thêm về tính 'bất thường này' và cho rằng đây chính là lý do đằng sau việc một số quốc gia phương Tây đã đang xem xét lại chính sách với các Viện Khổng tử.
Ông nói: "Trung Cộng những năm gần đây đang đang đặt vấn đề rất quyết liệt trong việc triển khai sức mạnh mềm của Trung Cộng, triển khai vị thế của Trung Cộng, rồi cái người ta gọi là giấc mơ của Trung Cộng trên phạm vi toàn thế giới. Học viện Khổng Tử chính là nằm trong hệ thống những biện pháp để họ hướng tới, đạt vai trò, vị thế này.
"Có lẽ đó cũng chính là lý do mà vì sao bên Mỹ và Canada gần đây đều có các nghi ngại và dẫn đến quyết định cắt đứt mối quan hệ một số trường đại học, cắt đứt quan hệ với một số tổ chức triển khai học viện này của Trung Cộng ở Mỹ và ở Canada. Và tôi nghĩ họ có những lý do nhất định để làm việc đó."

Thận trọng, cảnh giác

image
Tháng 10/2013, trong một chuyến thăm chính thức tới Việt Nam, Thủ tướng Trung Cộng, ông Lý Khắc Cường và Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng đã chứng kiến ký kết một số dự án hợp tác Trung - Việt tại Việt Nam, trong đó có việc thành lập Viện Khổng tử đặt tại Đại học Hà Nội.

Nhận xét về quy mô được giới hạn hiện nay của Viện này tại Việt Nam, so sánh với trường hợp 90 viện đã được triển khai ở Hoa Kỳ mà Hạ viện Mỹ vừa nêu quan ngại trong phiên điều trần hôm thứ Năm về các mối đe tới 'tính công khai và tự do học thuật', cũng như 'an ninh quốc gia', Giáo sư Lê Hồng Lý nói với BBC:
"Tôi nghĩ có lẽ vì như thế mà nhà nước Việt Nam không muốn làm to ra nữa mà họ để cho Viện đó ở trong một trường Đại học thôi.
"Mà tôi nghĩ đến một trường đại học là hợp lý bởi vì khi mà đã có những cảnh báo của các nước, thì mình cũng nên thận trọng, thì tôi nghĩ, chuyện thận trọng là đúng."

image
Giáo sư Thêm hôm thứ Sáu nhấn mạnh tới việc Việt Nam đang cảnh giác với các chính sách của Trung Cộng, ông nói:
"Người Việt Nam đối với những chính sách và những kinh nghiệm của Trung Cộng trong giai đoạn hiện tại thì có nhiều cái nghi ngờ, nhiều cái không thật tin tưởng và cái cảnh giác.
"Và có nhiều trường hợp thì cho thấy chúng ta đã từng mất cảnh giác hoặc gần đây nhất là trường hợp một đơn vị của Trung Cộng định lập một khu vực du lịch trên đèo Hải Vân mà đã được báo giới cũng như các nhà quân sự nhanh chóng vạch ra và yêu cầu dừng lại thì cũng là một ví dụ."

Trở lại với việc thành lập Viện Khổng tử ở Việt Nam, nhà nghiên cứu nói: "Tôi nghĩ rằng trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Cộng, việc này thật khó mà cưỡng lại được bởi vì Trung Cộng đã thành lập ở trên 100 nước trên thế giới.
"Thế thì không có lý gì mà họ lại không muốn thành lập ở Việt Nam, và từ phía Việt Nam nhu cầu học văn hóa Trung Cộng, tiếng Trung Cộng... là có thực, cũng thật khó để cưỡng lại đề xuất này.

"Tuy nhiên, như tôi nói, do tất cả những tình hình quan hệ giữa Việt Nam và Trung Cộng mà bản thân người Việt Nam, trí thức Việt Nam, cũng như người dân Việt Nam sẽ rất cảnh giác với những gì đến từ chính phủ, như một con đường chính thống, bởi vì nếu không có Học viện Khổng tử thì người Việt Nam vẫn bỏ tiền túi ra để mà đi học tiếng Trung Cộng, và bỏ thời gian cũng như tiền bạc ra để tự mình nghiên cứu văn hóa Trung Cộng.
"Một khi những món hàng gì mà Trung Cộng bỏ tiền ra rất nhiều để đưa cho chúng ta thì người dân sẽ cảnh giác đấy, và tôi không biết đó có phải là lý do hay không, nhưng mà cái thỏa thuận từ tháng 10 năm ngoái cho đến nay thành lập một học viện Khổng tử đặt tại trường đại học Hà Nội vẫn chưa triển khai được một bước nào tiếp theo."

Học giả hay tình báo?

Còn Giáo sư Lê Hồng Lý bình luận thêm về chính sách và tình hình bang giao văn hóa giữa Việt Nam với Trung Cộng hiện nay, nhất là sau diễn biến vụ Trung Cộng hạ đặt giàn khoan Hải dương 981 ở Biển Đông và việc xây dựng, kiên cố hóa các công trình quốc phòng, bán quốc phòng ở những vùng biển đảo mà Việt Nam tuyên bố bị Trung Cộng chiếm từ tay mình vài thập niên qua.

Nhà nghiên cứu nói: "Hiện nay, tôi nghĩ mọi việc nói chung cũng bình thường, nhưng cũng không lạ gì khi anh với tôi có thể chơi với nhau rất thân, nhưng qua những việc trục trặc, xích mích, hiểu lầm hay không hiểu lầm thì tôi không bàn luận, nhưng rõ ràng qua những chuyện vừa rồi, thì Việt Nam và Trung Cộng rõ ràng có những cái không được tốt cho lắm đối với nhau như là ngày xưa.

"Tất nhiên chưa có lúc nào giữa Trung Cộng và Việt Nam có những cái tốt hết được trong lịch sử của chúng ta, nhưng dù sao nếu có bình đẳng với nhau hết tất cả mọi thứ thì nó khác, thế nhưng mà tất cả những chuyện vừa rồi sẽ làm cho người Việt Nam suy nghĩ khác chứ không phải là như trước nữa," Giáo sư Lý nói với BBC.

Hôm 04/12/2014, phiên điều trần tại Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ đã nghe một số quan ngại từ các nghị sỹ Quốc hội cho rằng Trung Cộng đang đe dọa 'tự do học thuật' và đang gây 'tác động, ảnh hưởng' tới các trường, viện đại học tại Hoa Kỳ, đặc biệt qua các Học viện Khổng tử mà tới nay con số đã tới trên 90 cơ sở trên toàn nước Mỹ.
"Các viện này đang dấy lên mối quan ngại rằng chúng đang đe dọa tự do học thuật, tiến hành các theo dõi giám sát với các sinh viên Trung Cộng ở hải ngoại và thúc đẩy các mục tiêu chính trị của Đảng Cộng sản cầm quyền của Trung Cộng," hãng Reuters tóm lược điều trần cho hay.

Hôm thứ Sáu, 05/12, một trang mạng về giáo dục đại học Mỹ, trang Inside Higher Ed, trích dẫn các số liệu nói khoảng 274.000 sinh viên Trung Cộng đang trả học phí toàn phần để học tại Mỹ, trong khi theo Reuters, người Trung Cộng chiếm 31% lượng sinh viên quốc tế đang học tại Hoa Kỳ.

Cũng hãng tin Anh hôm thứ Sáu trích dẫn lời một giáo sư kinh tế học và nhà bất đồng nổi tiếng của Trung Cộng, ông Hạ Nghiệp Lương, người bị sai thải khỏi Đại học Bắc Kinh hồi năm ngoái, cảnh báo rằng "nhiều trao đổi học thuật của Trung Cộng chứa đựng các rủi ro bị che dấu, chẳng hạn các học giả thỉnh giảng lại có thể là các nhân viên tình báo được cử đi."

*****

Nov 01, 2014
Khu vực giám sát trường học lớn nhất Canada đã bỏ phiếu về việc cắt đứt với Viện Khổng Tử của Trung Cộng. Trước đó nhiều trường đại học ở Mỹ cũng đã làm vậy. Một giáo sư cho rằng Viện Khổng Tử đang được nhìn ...

Jun 18, 2014
Bà June Teufel Dreyer, một chuyên gia về chính trị Trung Cộng của Đại học Miami, nói với tờ New York Times rằng phía Trung Cộng thường đòi các trường đại học Mỹ muốn họ giúp thành lập Học Viện Khổng Tử không được ...

Jun 23, 2011
Việc chọn Khổng Tử để đặt tên cho các viện không phải là ngẫu nhiên, bởi ở Trung Quốc, Khổng Tử được phong là “vạn thế sư biểu” (Biểu trưng người thầy ở mọi thời đại). Ông là người khai sáng Nho giáo, một học phái ...

Jun 24, 2014
Thời Trần Thái Tông, Quốc Tử Giám này còn có điện thờ Chu Cơ Đán – khai quốc công thần của nhà Chu bên Trung Hoa xa xôi. Thời nhà Nguyễn, quần thể kiến trúc này còn được xây bổ sung thêm nơi thờ cha mẹ Khổng ...

Jun 13, 2014
Và hiện nay, để áp đặt ách nô lệ này, giặc Bắc ra lệnh cho bọn tay sai Việt cộng thành lập viện Khổng Tử tại Hà Nội để bắt dân Việt thờ lạy như ngày trước trong thời đại phong kiến gọi là Văn Miếu. Những người Việt mang ...

image

Chuột đã béo tới đâu?
Hỏa bốc lên đầu khi dầu sụt giá
Những khắc khoải siêu hình trong thơ miền Nam 1954...
Tìm cổ vật ngoài khơi miền Trung VN
Những điều nên biết khi kết hôn lần hai
Nelson Mandela: Kẻ gây rối
Ăn Mày thời hiện đại
Lý do phi công trẻ thích lái máy bay bà già
Phỏng vấn Thầy Nguyễn Mạnh San về Pháp Luật Thực D...
Từ Gold Dollar chuyển sang Oil Dollar để cai quản ...
Chống tham nhũng ở VN ‘là mị dân’
Người nước CHXHCNVN xấu xí bởi vì đâu?
Photo :20 sáng kiến
Xóm nổi sông Hồng
Những bài học rút ra từ nghèo khó...
Bản chất Trung Cộng không thay đổi
Giá dầu hỏa và đồng rúp giảm mạnh
Bé Mốc ngày xưa
Chủ trang Blog Người Lót Gạch bị bắt
Càng cao tuổi càng cần ăn ngon !
Tấm bằng du học còn có giá ở VN?
Bạn sẽ mua được loại quân xa nào?
Con người không ngủ được bao lâu?
Phụ nữ không hề khó hiểu
Đàn ông nghĩ về tình dục bao lần mỗi ngày?
Con người có 'giác quan thứ sáu'?
Số phận của văn học miền nam sau 1975
Người khách trọ hữu tình nhưng bạc nghĩa
Ðại hạ giá
Về máy Tablet cầm tay
Những nhà đấu tranh cho Dân Chủ là những tấm gương...
Trao giải thưởng Tự Do Báo Chí Quốc Tế cho Điếu Cà...
Asley Nguyễn: Một cách để cám ơn ...
Những quốc gia sắp không dùng tiền mặt
Bảo Nguyễn: từ con thuyền vượt biên đến chiếc ghế ...
Vì sao tin tiêu cực lại ăn khách?
Xoay sở ra sao khi một mình nuôi con?
Những chiêu lừa đảo tinh vi
Thanksgiving_lễ Tạ Ơn
Có ai biết Nguyễn Tuấn ?

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.