Pages

Thursday, June 18, 2015

Cái bục giảng và chuyện làm giáo dục

http://baomai.blogspot.com/
Mấy hôm trước tôi có dịp đón một đoàn giáo sư người Phần Lan làm khách mời sang Việt Nam làm việc sẵn dịp nói chuyện với các em sinh viên. Họ là những người từng nhiều năm đứng trên bục giảng, và rồi những suy nghĩ và thắc mắc của họ khiến tôi không khỏi gác tay lên trán và ngẫm về chuyện làm giáo dục của nước mình.

image
Note: hình trong bài này là minh họa
Khi dẫn vị giáo sư đến giảng đường tại một trường đại học lớn ở Việt Nam, vị giáo sư có vẻ hơi bất ngờ, vì cái bục giảng mà ông phải đứng nói chuyện cao hơn nhiều so với các em sinh viên, nhất là khi ông đứng nói chuyện còn các em đang ngồi. Có lẽ vì thế mà suốt buổi, vị giáo sư phải cố gắng hạn chế bước lên bục giảng tối đa, thay vào đó là thường xuyên di chuyển đến gần nơi các em sinh viên ngồi để tương tác với từng em một.

Các em sinh viên ai cũng thích thú. Phần là vì ngưỡng một cái sự chân chất và giản dị của một vị giáo sư có tiếng đầu ngành, đến từ quốc gia được ví là “thiên đường giáo dục”. Phần là ưng cái sự gần gũi và nhiệt tình như thể người trong nhà qua phong thái tương tác và trao đổi liên tục với các em. Đó là chưa kể, buổi nói chuyện diễn ra tương đối cân bằng, khi thầy nói thì trò cũng hưởng ứng bằng cách phát biểu xây dựng bài tạo hiệu ứng phấn khởi lan tỏa. Ông thầy di chuyển liên tục, thậm chí bỏ Micro để nói chuyện “chay” với các bạn sinh viên ở góc xa. Để rồi cuối ngày, các em phải tặc lưỡi tiếc nuối vì còn hàng tá câu hỏi gợi mở mà các em còn chưa kịp được đặt ra để trao đổi với người thầy “tuy xa mà không lạ”.

image
Chuyện “cái bục giảng cao ngất” và sự ứng xử tinh nhanh của ông thầy phương Tây khiến tôi thấm thía tại sao người ta gọi Phần Lan là thiên đường giáo dục. Tại nhiều nước châu Âu, điển hình là Phần Lan, cái bục giảng có cao đến mấy cũng thấp hơn vị trí học sinh, sinh viên ngồi dự. “Đó là một vị trí bình đẳng và không áp đặt”, vị giáo sư giải thích. Triết lý giáo dục bình đẳng của người Phần Lan đi từ cái bục giảng cũng khiến nhiều người phải ngỡ ngàng. Thầy cô chính là nền tảng, nhưng trung tâm và trên hết vẫn là học sinh. Thầy cô cung cấp phương pháp, định hướng, giúp đỡ sàng lọc thông tin… còn việc tìm ra kiến thức phải bắt nguồn từ phía người học, nhất là trong thời đại số, việc tìm kiếm kiến thức không còn là chuyện khó khăn.

image
Ở mình, cái bục giảng lúc nào cũng cao, và thầy cô thường gắn liền với cái bục giảng – một thế giới khác mà đôi khi người học cũng chẳng dám “bẻng mãng” lại gần. Ngay cả khi kiểm tra bài cũ, các em đứng gần bục giảng cũng chỉ toàn áp lực, chẳng có một sự giao tiếp bình đẳng nào ngoài việc phán xét và chấm điểm. Thầy cô thường hiếm khi rơi khỏi cái bục giảng ấy, có khi cả buổi học cũng chỉ đọc, chép khiến lũ học trò lắm khi nói đùa “nghe mùi khét vì cháy ghế”. Và dần dần, cái bục giảng, ngay cả trong thơ ca hay hò hát, trở thành một biểu tượng cho sự “cao xa” cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của quý thầy cô, thay vì bổn phận của họ là đứng mũi chịu  sào, nâng đỡ, dìu dắt và xây dựng nền tảng phương pháp học tập vững chắc cho các em.

Tôi có đứa em học lớp chín. Ngày chuẩn bị thi học kỳ, thay vì xem lại các dạng toán và các cách giải tương ứng, em tôi lại học thuộc các bài toán thầy cô cho ở lớp lẫn lúc học thêm. Nó bảo “thầy giới hạn ra đề cho học sinh đỡ vất vả”. Tôi có giúp em mình giải toán, nhưng rồi em tôi lo ngại “hôm trước có đứa bạn giải toán theo cách của chị gái chỉ cho. Kết quả chính xác, duy chỉ có cách làm khác với đáp án nên thầy chấm rớt”. Thế là, thay vì phát triển bài toán theo nhiều hướng, em tôi quyết tâm trở thành “một con vẹt” do những “nhà làm xiếc” đứng trên bục giảng huấn luyện. Có lẽ vì thế mà các giải thưởng toán quốc tế, hay trình độ toán học của các em học sinh Việt Nam tương đối cao so với mặt bằng chung của thế giới, vì các em vốn ngoan lại rất trung thành, bởi chỉ cần “nổi loạn” bất chấp bài giải của thầy cô, thì không ít người đứng trên bục giảng sẵn sàng “hạ bệ” các em.

image
Đứa em tôi còn thường xuyên than phiền “các bạn học sinh giỏi được ưu tiên nhiều quá. Có bạn thì được thay mặt cô quản lớp khi cô ra ngoài”, có em thì được “ghi lại các em không làm bài, không thuộc bài”; thậm chí còn có em thay thế thầy cô phán tội bạn mình, buộc bạn mình phải nộp phạt. Đó là chưa kể học điểm cao thì được các ưu đãi nghỉ lao động, nghỉ trực nhật… khiến bạn bè cùng lớp vừa chạnh lòng, vừa hờn tủi. Đó là mầm mống cho cái mà người châu Âu gọi là bất công, bất bình đẳng, bởi em nào cũng bỏ tiền để học, em nào cũng có nhu cầu học hành, và ai cũng có nhu cầu tiến bộ. Việc “thương em giỏi”, bỏ rơi em yếu kém chưa bao giờ đạt hiệu quả, cả về mặt giáo dục đạo đức hay giáo dục tri thức. Thế mới xảy ra cớ sự các em học yếu chẳng có nơi để tựa, để bám víu, để được kéo lên, ít nhất là về đạo đức, tình người. Và thế mới có chuyện ganh ghét, đố kỵ và bạo lực học đường cứ xảy ra nhan nhản như chuyện thường ngày.

image
Một em học trò lớp 7 chỉ vào mặt bạn mình “mày là ai mà dám cấm tao nói chuyện trong lớp”, và rồi một cậu bé lớp trưởng bị ăn đòn bầm dập khi vừa ra khỏi cổng trường, bất chấp những bài giảng về đạo đức mà các thầy, các cô vẫn đọc ra rả khi ngồi trên bục giảng. Cái bục giảng không chỉ không giúp truyền đạt được bài học, mà nó còn vô tình tạo ra một hình tượng thầy cô rất xa xôi, không đáng tin cậy lẫn không cần thiết phải nghe lời.

“Cái bục giảng” chẳng biết từ thuở nào cứ in sâu vào đầu của không ít thầy cô người Việt. Để rồi chẳng em nào dám vượt qua “cái bóng” quá cao, quá khắc nghiệt của không ít thầy cô. Thế nên, dẫu các em có trở thành những “cổ máy” siêu phàm như thể các robot tính toán tốc độ cao, nhưng rồi Việt Nam mãi cũng chẳng có những cái tên ghi danh trên bảng vàng Nobel khoa học. Bởi những thứ vốn được xem là “sáng tạo”, là “bứt phá” vốn chỉ có thể phát triển từ khi các em còn là những trang giấy trắng với sức tưởng tượng vô tận. Chứ khi đầu các em bị nhồi nhét những bài toán, câu thơ với những phương pháp, cách thức mang tính khuôn khổ cố định và cứng nhắc, thì mãi mãi cũng chẳng thể thoát ra khỏi cái vòng lẩn quẩn của “cái bục giảng” được.

image
Ở nước ngoài, một người thầy khi chọn học sinh cho mình thường bảo “tôi cần bạn”. Nhưng còn ở mình, thường thì thầy cô cho rằng “tôi chọn em”, và nghĩa là tôi đang đứng trên bục giảng, còn em hãy cố gắng một ngày nào đó bước lên bục giảng thay tôi, như cái cách mà “con của Chí Phèo lại bị bỏ rơi ở cái lò gạch cũ”.



Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc

http://baomai.blogspot.com/

Xả súng tại nhà thờ người da đen ở Charleston
Chiến tranh Nhân dân có hiệu lực trên biển?
Bệnh bí hiểm biến thức ăn trong ruột thành rượu
Những cách chữa thẹn...
Hình ảnh nghèo nàn "thời bao cấp" ở Hà Nội năm 197...
Bức ảnh chiến trường Việt Nam gây tranh cãi
Việt Nam cần Mỹ hơn Mỹ cần Việt Nam
WallTop Forest sẽ là một phần của nhà thông minh t...
Cảnh nóng trên phim ngày càng mạnh bạo?
Di chúc của nhà triệu phú
Hội Nghị Siêu Quyền Lực BILDERBERG
TAA, tương lai TPP và Việt Nam
Trận Waterloo: Răng người chết phục vụ người sống
Có gì để tự hào về bức ảnh “Em bé Napalm”?
Những điều kỳ diệu giữa sa mạc
Tên Đường Việt Nam tại thành phố Houston
Vì sao đại gia vẫn than mình khổ?
Tại sao ném ‘Chuột’ hoài không được?
Vì “đại cục” và đừng ghét Trung Cộng!?
Những năm còn lại trong cuộc đời 
Muốn chống lại Trung Cộng, Việt Nam cần phải làm g...
Thời cơ ly khai với “nhóm lợi ích”
Điều gì khiến các chế độ độc tài vẫn tồn tại?
Loạn thánh, loạn thần ở VN tới mức nào?
Nói gì với tôi của tuổi 22?
Robby nói rằng mẹ cậu mơ được nghe cậu chơi dương ...
Kim cương từ trên trời rơi xuống
Việt Nam xưa đẹp trong tranh họa sĩ Pháp
J.M.W. Turner: nhà danh hoạ chịu hàm oan
Ba kịch bản trên Biển Đông
Người VN tin blog hơn kênh nhà nước
Sự sống ở trên đỉnh những ngọn núi cao
Để đổi đời: Phụ nữ Việt lấy chồng ngoại
Những lý do tôi ghét Việt Nam
Sinh con từ buồng trứng đông lạnh
Thẩm phán gốc Việt tống 7 bị cáo vào nhà giam vì t...
Tường trình về nhân quyền Việt Nam tại Quốc hội Mỹ...
Sự thật về các ‘cụ rùa'
R.I.P: Christopher Lee qua đời ở tuổi 93
MỸ thay thế thẻ tín dụng trong mùa thu năm nay

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.