Trong
những ngày gần đây, ông Đinh La Thăng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải VN
được dư luận nhắc đến khá nhiều bởi cái tính cách “thẳng thừng” và “nổ” rất
mạnh của ông. Có việc gì là ông thân chinh đến tận nơi giải quyết, la mắng om
xòm bất kể người đó là ai.
Sau chuyện ông than thở về muốn bỏ nhà thầu Trung
Quốc trong dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông, nhà thầu
Trung Cộng yếu kém về năng lựcnhưng không bỏ được vì mình vay vốn của nó
(Trung Cộng). Các nhà thầu thi công, giám sát, cung cấp thiết bị cũng là của
Trung Cộng. Nó muốn làm gì thì làm!
Chuyện
mới nhất đang làm dư luận nổi sóng là tại cuộc họp chiều ngày 18-6-2015 vừa
qua, ông Thăng đã nói “chúng ta đang thiếu lòng tự trọng” trước hầu hết các cấp
“lãnh đạo” của Cục Hàng Không VN”. Bởi tình trạng mất hành lý đang ngày càng
gia tăng: Khách đi chuyên cơ bị mất hành lý, ngay cả lãnh đạo Bộ Công an gửi
kiện hàng về Nội Bài cũng mất cả iPad lẫn máy tính. Chỉ trong 5 tháng đầu năm
2015 đã có 168 trường hợp, tính trung bình mỗi ngày có hơn 1 vụ xảy ra. Theo
báo cáo của Cục A85, từ 2013 đến hết 6 tháng đầu năm 2015, các sân bay xảy ra
trên 600 vụ trộm cắp.
Hành lý du khách nhận lại ở băng
dây chuyền
Cụ
thể: Năm 2013 có 205 vụ khiếu nại về mất cắp hành lý, trong đó sân bay
Nội Bài có 56 vụ, Tân Sơn Nhất có 149 vụ. Số khiếu nại liên quan đến chuyến bay
quốc tế là 141 vụ.
Năm
2014, con số vụ mất cắp tăng lên là 301, trong đó sân bay Nội Bài là 144 vụ,
Tân Sơn Nhất 157 vụ; và các chuyến bay quốc tế là 178 vụ.
Riêng trong 6 tháng đầu năm 2015 đã có 168 vụ khiếu nại, trong đó sân bay Nội Bài 79 vụ, Tân Sơn Nhất 88 vụ, số vụ liên quan đến chuyến bay quốc tế là 111 vụ.
Một chiếc vali của hành
khách bị móc trộm
Tình
trạng nói trên đang có chiều hướng gia tăng, trong khi tính chất vụ việc
vô cùng phức tạp, thủ phạm lại không thể tìm ra. Hành lý và hàng hóa ký gửi
thường xuyên bị móc và rạch rất đúng chỗ và đúng đồ có giá trị lớn.
Các
ông có thấy xấu hổ, có thấy sỉ nhục không?
Ông
Thăng nói: “Nguyên nhân lớn nhất là lãnh đạo các anh không nhận thấy trách
nhiệm của mình, coi chuyện mất cắp chỉ bình thường như cháy nhà hàng xóm, không
cảm thấy nhục, xấu hổ. Bao giờ các ông còn vô cảm, không thấy nhục khi khách
quốc tế đến bị mất cắp, thì mất cắp chưa giảm được. Các ông phải xấu hổ, phải
thấy sỉ nhục từ ông Thanh trở xuống”. (Ông Lại Xuân Thanh là Cục trưởng Cục
hàng không Việt Nam ).
Cục
trưởng Cục Hàng không Lại Xuân Thanh thừa nhận rằng, số trường hợp phát
hiện liên quan đến vấn nạn trộm cắp hành lý tại sân bay vẫn còn khiêm tốn. Việc
phân định trách nhiệm của các đơn vị liên quan không rõ ràng. Một số đơn vị
đã sử dụng camera giám sát, nhưng tại nhiều vị trí như hầm máy bay hay hầm
hàng thì camrera chưa giám sát được.
Khu vực hầm hàng máy
bay chưa có camera giám sát
Ông
Thanh cũng thẳng thắn cho rằng lãnh đạo các đơn vị chưa thực sự quyết liệt đấu
tranh với nạn mất cắp. “Cần phải có quy chế giám sát nội bộ những nhân viên
tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa. Hành lý từ máy bay xuống khi đưa vào quầy trả
nhà ga mới được phát hiện thì sẽ quy trách nhiệm do nhân viền bốc xếp”.
Những
đường dây ăn cắp
Vậy
là trách nhiệm thuộc về nhân viên bốc xếp? Còn các quan không có trách nhiệm gì?
Thưa
ông cục trưởng, việc ăn cắp một chiếc laptop mang ra ngoài khu vực an ninh của
phi trường không phải là chuyện dễ dàng, nó phải có hẳn một đường dây từ dưới
lên trên, từ hàng ngang tới hàng dọc mới trót lọt được.
Cũng
như việc các nhân viên hải quan “làm tiền” trắng trợn những người VN từ nước
ngoài về.
Chuyện này tôi đã tường thuật khá nhiều lần và điều này thì hỏi bất
cứ một bà con nào ở nước ngoài đã từng về VN trong những năm gần đây, ai cũng
biết. Tôi cũng đã viết rõ ràng trong bài “Nỗi nhục quốc thể” vào ngày
10-10-2011, từng giai đoạn làm tiền của các ông này từ khi mới bước xuống phi
trường cho đến lúc thoát ra khỏi cửa sân bay do chính một người cháu tôi từ Mỹ
về VN thuật lại. Vậy mà đến nay vẫn y chang chẳng thay đổi được gì. Nỗi nhục
quốc thể sẽ còn dài dài.
Nguyễn Quốc Thắng đã móc
ngoặc với một số đồng nghiệp trộm cắp hành lý tại sân bay Nội Bài
Còn
người VN trong nước ai cũng biết đó là một đường dây ăn tiền, phải chia chác từ
dưới lên trên. Cũng như chuyện cán bộ thuế thông đồng ăn chia với các doanh
nghiệp. Con số 63% nhà kinh doanh “đi đêm” với cán bộ thuế để lách
luật thuế.
Theo
nghiên cứu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố tại một
hội thảo mới đây một lần nữa lại được đưa ra mổ xẻ tại buổi họp báo thường
kỳ quý II-2015 của Bộ Tài chính chiều 30/6/2015.
Phó
Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế - ông Nguyễn Đại Trí thừa nhận: “Con số này là
khách quan, phần nào phản ánh đúng tình trạng hiện nay của một bộ phận cán bộ
thuế trong quá trình tác nghiệp”.
Thật
ra thì bất kỳ doanh nhân nào cũng muốn nộp thuế ít đi. Cán bộ thuế chẳng mất gì
chỉ cần gật đầu là xong hết. Con số đó phải hơn 63% nhiều. Hoặc anh cảnh sát
đứng đường xử phạt giao thông cũng đã nhiều lần được phơi ra trên mặt báo. Anh
nào, ngành nào cũng ăn chia hết. Vậy ngành hàng không của ông cục trưởng Cục
HKVN cũng thế thôi. Cụ thể như vụ mới nhất Nguyễn Quốc Thắng trộm cắp hành lý
tại sân bay Nội Bài là nhân viên giám sát đã móc ngoặc với một số đồng
nghiệp trộm cắp hàng lý tại sân bay Nội Bài.
Các
ông nói hăng lắm, nào là “sẽ kiên quyết chấn chỉnh”, nào là “sẽ xử lý dứt điểm”
nhưng cách làm và hiệu quả ra sao thì chẳng thấy đâu. Ông Bộ trưởng Thăng “nổ”
như pháo, song làm thế nào để diệt được bọn ăn cắp và bọn “vô lương tâm, thiếu
lòng tự trọng” thì chưa thấy.
Cấp
trên làm cho có, làm sao mà nói cấp dưới?
Một
số bạn đọc đã có lời bình rất thẳng thắn:
-
Bạn vodinh (e-mail: vodinhbd@yahoo.com) viết:
“Thật
ra đâu chỉ riêng ở sân bay mà là mọi lúc và mọi nơi. Đâu riêng cán bộ hàng
không mất lòng tự trọng mà là bất cứ ngành nào. Tôi đã trải qua 11 đời Giám Đốc
và thấy một điểm chung là bất chấp tất cả, không danh dự, không lương tâm,
không đạo đức.. tiền là tất cả.
Sáng
nay (20/6/2015) đọc bài báo nói về cần phải nâng cao đạo đức cán bộ chứ có đầy
mọi nghị định và thông tư mà cũng như không, nhưng đó là cấp trên và cán bộ cơ
sở không cần biết. Vậy nguyên nhân nào? Thật ra "trên "làm cho
có" làm sao mà nói cấp dưới. Tệ hại nhất là giữa công bộc và ăn cướp không
phân biệt được”.
-
Bạn Nguyễn Hùng (e-mail: thehung191073@gmail.com) viết:
“…Các
anh phải biết xấu hổ, phải cảm thấy bị sỉ nhục, lúc đó thì mới hết được mất
cắp. Đó là nguyên văn lời ông Thăng, nhưng liệu ông Thăng sẽ làm được gì khi
vấn nạn này ngày càng nghiêm trọng?
Thời
gian gần đây tôi thấy thất vọng về ông Thăng nhiều quá, đường hỏng, cầu hỏng,
xe cháy, xe quá tải mọc lên như nấm sau mưa, đầu tư thì tràn lan, kém hiệu quả,
trạm thu phí thì dày đặc, rồi lại đến việc thu phí xe máy của người nghèo, cùng
khổ, hệ thống đường xá thì xuống cấp nghiêm trọng, máy bay thì hủy chuyến, chậm
giờ, sân bay thì giá dịch vụ trên trời, trộm cắp như rươi, xe dù bến cóc thì lũ
lượt như kiến chạy mưa, tai nạn thì luôn rình rập để xơi người đi đường, vỉa hè
thì bị chiếm đoạt 100% để kinh doanh, sao ông chỉ nói mà không có kế hoạch,
quyết sách cụ thể, hay là mọi lời nói chỉ để dành cho "mục đích"
khác? Đường cao tốc thẳng đẹp lại chỉ cho phép chạy tối đa 120km/h, thu phí cao
ngất ngưởng như vậy thì người tham giao thông nào chịu thấu? Ông hãy thẳng tay
cách chức một số vị lãnh đạo đầu ngành xem nào? Có hết LÚN ĐƯỜNG,TRỘM CẮP Ở SÂN
BAY KHÔNG?”.
Cần
phải có biện pháp thực tế
Bạn
đã hiểu tại sao những “vấn nạn” nhức nhối như thế từ bao năm nay vẫn tiếp tục
xảy ra. Bởi các quan trên chỉ “nổ” cho yên chuyện chứ không có biện pháp thực
tế, không muốn tận diệt những mầm mống tham nhũng này. Giả dụ như muốn bắt tận
tay day tận trán những anh làm tiền ở cửa ngõ sân bay, các quan chỉ cần gài vài
người nhà là người VN ở nước ngoài về là tóm được ngay, chứ có khó khăn gì.
Nạn
ăn cắp ở các máy bay cũng vậy, các quan gài mấy anh người nhà vào làm ở các
“khâu” đó, chẳng mấy chốc mà tìm ra hàng loạt thủ phạm. Với cán bộ thuế cũng
vậy, thử hỏi có doanh nghiệp nào không muốn nộp thuế ít đi, người nhà quan có
hàng đống là chủ doanh nghiệp, chẳng lẽ không có ai dám tố cáo đường dây này
sao?
Khách
du lịch quốc tế đến Việt Nam
ngày càng sụt giảm
Chính
những con sâu này đang làm suy tàn đất nước, khách du lịch ngày càng “sợ VN”
nên xuống dốc thê thảm.
Khách
du lịch Lào và Campuchia sẽ vượt mặt VN
Ngày
03-7-2015, theo báo cáo của Ngành Du lịch, tổng lượng khách quốc tế đến Việt
Nam trong 6 tháng đầu năm nay giảm 11,3% so với cùng thời kỳ này năm ngoái.
Riêng trong tháng 6 năm nay, tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt trên
500 nghìn lượt, giảm 8,2% so với tháng 5-2015 và là tháng thứ 13 giảm liên tiếp.
Ngành
du lịch VN có nhiều lợi thế, tiềm năng để thu hút khách nước ngoài, tuy nhiên
trong nhiều tháng trở lại đây lượng khách này lại sụt giảm liên tiếp khiến cho
các cơ quan quản lý và nhiều DN lữ hành lo lắng, bất an.
Theo
thống kê của Hiệp hội Du lịch Việt Nam
thì số lượng khách quốc tế đến Việt Nam những năm qua luôn trượt dốc.
Cụ thể, năm 2010 là 2,1 triệu, tới 2014 là 7,8 triệu khách trong khi đó các
nước ASEAN như Lào, Campuchia lại có tốc độ tăng trưởng chóng mặt: nếu như năm
2010, Lào mới chỉ có hơn 737.000 khách quốc tế ghé thăm, Campuchia có hơn
466.000 khách thì đến năm 2014, con số này đã tăng lên lần lượt là hơn 4,1
triệu và 4,5 triệu khách.
Mức
tăng trưởng được đánh giá “gây bàng hoàng” do hai quốc gia này có xuất phát
điểm thấp hơn Việt Nam rất nhiều, nhưng với tốc độ này chẳng mấy chốc sẽ “vượt
mặt” Việt Nam làm cho Người dân Việt đã nghèo càng nghèo thêm.
Hơn
40 triệu nông dân VN – những con người lam lũ, nghèo khó, không được học hành
đầy đủ – nhưng thật đáng quý bởi tâm hồn thuần thiện, vẫn vui hưởng cuộc sống,
biết cam chịu và đối mặt với cái nghèo…
Thôi
thì không học ở đâu xa, không cần nhiều bằng cấp làm gì, các quan hãy học đức
tính lương thiện của chính những người nông dân này.
Văn
Quang
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.