Một
phụ nữ 35 tuổi người Úc gần đây đã mang lại một ý nghĩa hoàn toàn mới cho khái
niệm 'nạn nhân của thời trang'
Người
ta đã phải cắt chiếc quần jeans bó mà bà đang mặc sau khi bắp đùi bà bị phồng
lên do hội chứng phù nề.
Đây
không phải là lần đầu tiên ai đó trở thành nạn nhân của một xu hướng thời trang
nguy hiểm.
"Những
xu hướng như thế có từ Thời Đồ đá", bà Summer Strevens, tác giả cuốn 'Chết
vì thời trang', nói.
"Khi
thời trang đi quá giới hạn, tôi gọi đó là sự điên rồ phù phiếm".
Dưới
đây là năm kiểu thời trang chết người tai hại nhất trong lịch sử.
Áo
corset
Áo
lót bó eo, ra đời nhiều năm trước loại quần áo bóp dáng, có nhiều tác động đến
ngôn ngữ cũng như thân hình phụ nữ.
Nó
là nguồn gốc của từ 'khổ hạnh', vốn mang lại cho người mặc sự kính trọng thời
Victoria, cũng như từ 'phụ nữ buông thả' - ám chỉ đạo đức của những người phụ
nữ không dùng áo corset.
Trong
cuốn sách của mình, bà Strevens nói "áo corset gây chứng khó tiêu, táo
bón, ngất xỉu vì khó thở và thậm chí xuất huyết".
"Phổi
chịu áp lực lớn, trong khi các nội tạng khác tổn thương vì bị buộc phải dịch
chuyển khỏi vị trí thông thường để thích nghi với khung xướng mới."
Năm
1874, một danh sách 97 căn bệnh liên quan đến áo corset được công bố, trong đó
bao gồm bệnh trầm uất và sầu muộn.
Từ
cuối thập niên 1860 đến đầu thập niên 1890, Stevens cho biết là tạp chí y học
The Lancet đã đăng tải ít nhất mỗi năm một bài viết về những nguy cơ mà loại áo
này mang lại.
Không
chỉ gây khó thở và khiến nội tạng bị tổn thương, vào năm 1903, một phụ nữ 42
tuổi, bà Mary Halliday, đã đột ngột qua đời do đau tim.
Báo
New York Times khi đó dẫn kết quả khám nghiệm pháp y cho thấy bà bị hai thanh
kim loại từ áo corset với tổng chiều dài hơn 20cm đâm xuyên vào tim dẫn đến tử
vong.
"Khi
móc vào nhau, phần đầu của các thanh này bị các cử động cơ thể của nạn nhân
mài thành sắc như lưỡi dao."
Váy
phồng
Váy phồng là nguyên nhân
gây một số vụ tử vong ở các quý bà hồi thế kỷ 19
Thế
kỷ 19 là thời kỳ đỉnh cao của loại váy phồng có khung sắt và cũng là lúc xảy ra
nhiều cái chết do loại trang phục này.
Tháng
Bảy 1861, vợ nhà thơ Henry Wadsworth Longfellow đã qua đời sau khi váy của bà
bén lửa và bốc cháy.
Hai
người chị gái của nhà văn Oscar Wilde cũng chết cháy sau khi váy của họ bén lửa
trong một vũ hội.
Một
trường hợp vào năm 1858 khiến báo New York Times phải bình luận: "Trung
bình một trong ba trường hợp tử vong hàng tuần là do cháy váy phồng."
"Con
số này, nếu không thể khiến phái nữ ngưng mốt thời trang đầy nguy hiểm này, thì
có lẽ cũng làm họ phải giật mình và thận trọng hơn trong chuyển động, cử
chỉ".
Cổ
áo cứng
Ra
đời vào thế kỷ thứ 19, cổ áo rời giúp các quý ông không phải thay áo sơ mi mỗi
ngày.
Tuy
nhiên, loại cổ áo này lại được cồn cứng đến nỗi có thể gây chết người. "Nó
được gọi là 'kẻ sát hại những ông bố', hay 'Vatermorder' trong tiếng Đức,"
Strevens nói.
Cổ
áo cứng quá bị cho là dễ gây nghẹt thở cho người sử dụng
"Nó
có thể cắt đứt nguồn cung cấp máu đến động mạch cảnh. Những người đàn ông trong
thời vua Edward ở Anh dùng cổ áo được cồn cứng như một loại phụ kiện thời
trang. Họ mặc nó đến những câu lạc bộ của các quý ông, uống một vài ly rượu và
ngả lăn ra trên ghế, đầu chúi về phía trước. Một số người đã chết vì nghẹt thở."
Năm
1888, một tờ cáo phó trên báo New York Times có tựa “Nghẹt thở vì cổ áo”: Một
người đàn ông có tên John Cruetzi bị phát hiện chết trong công viên.
Người
này được cho là đã uống rượu say, sau đó ngủ gật trên ghế trong công viên.
Ông
ta gục đầu xuống ngực và chiếc cổ áo rời, vì quá cứng, đã làm tắt khí quản và
ngăn máu lưu thông qua các mạch, dẫn tới tử vong.
Thợ
làm mũ điên
Cụm
từ “điên như người làm mũ” đã được dùng 30 năm trước khi trở nên phổ biến sau
khi xuất hiện trong truyện “Cuộc phiêu lưu của Alice vào Xứ sở thần tiên” của
Lewis Carroll.
Ngộ
độc thủy ngân là một mối nguy nghề nghiệp với những người làm mũ trong thế kỷ
18 và 19.
Chất
thủy ngân được sử dụng trong sản phẩm mũ làm bằng nỉ. Tiếp xúc với chất này quá
lâu sẽ dẫn đến bệnh khi đó có tên là “bệnh thợ làm mũ điên”.
Các
triệu chứng của căn bệnh này bao gồm run rẩy, nhút nhát, cáu kỉnh.
Điều
này khiến một số người nghi ngờ rằng nhân vật thợ làm mũ trong truyện của
Carroll cũng bị mắc bệnh này.
Tác phẩm “Cuộc phiêu lưu
của Alice vào Xứ sở thần tiên” khiến cụm từ "điên như người làm mũ"
trở nên nổi tiếng dù cụm từ này đã tồn tại trước đó 30 năm
Bó
chân
Tập tục này được cho là lấy cảm hứng từ trang phục của một vũ công thế kỷ 10, với đôi chân được quấn vào lụa để trình diễn trước Hoàng đế Trung Hoa.
Dù đã chính thức bị cấm tại Trung Quốc từ năm 1912, mặc dù vậy, một số người vẫn áp dụng tập tục này.
Đây là một cách để ngầm thể hiện địa vị xã hội, với ý người phụ nữ bó chân là người không cần phải làm lụng cực nhọc gì hết.
Nhiếp
ảnh gia người Anh Jo Farrel đã ghi lại hình ảnh những phụ nữ cuối cùng còn sống
có chân bị bó, qua dự án 'Living History'.
Bà
nói: "Nhiều người nói tập tục này thật man rợ, nhưng đó cũng là
một tập tục nhằm giúp phụ nữ thời đó củng cố địa vị trong xã hội. Nó mang lại
cho họ một cuộc sống tốt hơn và họ cảm thấy tự hào về việc đã được bó chân."
Việc
chỉnh hình bàn chân không chỉ xảy ra ở Trung Cộng, theo Strevens.
Trong
những thế kỷ trước, những người phụ nữ sành thời trang thậm chí còn cắt cụt
ngón chân để có thể đi vừa các loại giày gót nhọn thời thượng.
Strevens
cho rằng dù những tập tục thời cổ nghe có vẻ man rợ, phụ nữ thời nay vẫn chịu
đau vì thời trang, tiêu biểu là mốt phẫu thuật cắt ngắn, hay thậm chí cắt cụt
ngón chân còn khỏe mạnh, để có thể đi giày cao gót.
Vẫn
có rất nhiều nạn nhân của thời trang trong thế kỷ 21. “Mặc dù chúng ta không
mặc áo corset hay váy phồng nữa, vẫn có người cắt đi xương sườn để có vòng eo
nhỏ nhắn hơn," Strevens nói.
Fiona
Macdonald
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.