Chủ
đề "bảo vệ lợi ích quốc gia trên mạng", một trong bảy nhóm vấn đề
chính trong Dự luật An toàn thông tin được thảo luận tại kỳ họp Quốc hội
Việt Nam lần này, càng trở nên nóng khi Bộ trưởng Truyền thông và Thông tin
Nguyễn Bắc Son mới đây tuyên bố phải 'nghiêm trị' đối với việc sử dụng
Facebook để "nói xấu Đảng, nhà nước".
Trong
lúc thừa nhận rất khó áp dụng các biện pháp chế tài đối với hoạt động trên
Facebook, Bộ trưởng Son khẳng định giới chức vẫn đang "tìm cách giải
quyết" bởi "nếu đăng thông tin bôi xấu người khác thì quyền tự do của
anh lại vi phạm pháp luật, vi phạm quyền tự do của người khác".
Facebook
là mạng xã hội được ưa chuộng tại Việt Nam, với tổng số người dùng hàng
tháng lên đến 30 triệu người, theo số liệu được đưa ra gần đây.
Phản
ứng ngay lập tức của Nguyễn Tiến Trung, một cựu tù nhân chính trị ở TP. HCM,
là: "Tôi và cộng đồng mạng thấy bất bình về câu nói của Bộ trưởng Son.
Cộng đồng mạng phản đối chuyện này."
Theo
Tiến Trung, "cần phân biệt giữa 'nói xấu, bôi nhọ' với việc nói ra sự
thật. Nếu người dân nói ra sự thật và sự thật đó đúng là xấu xa thì chúng ta
không thể nói rằng đó là họ nói xấu được. Đó là họ nói thật."
"Không
thể cấm dân phê phán chính phủ. Chính phủ là do dân bầu ra, thậm chí dân có
quyền phế truất, thay đổi chính phủ thông qua lá phiếu của mình. Bản thân tôi
khi ở trong quân đội thì suốt ngày phải phê bình và tự phê bình. Vậy khi
người dân phê bình Đảng Cộng sản thì không thể quy chụp là họ nói xấu Đảng
được."
Ông
Đinh Đức Hoàng, một chuyên gia về truyền thông xã hội ở Việt Nam , cũng cho
rằng tuyên bố của ông Son là không cần thiết. "Các hoạt động xâm phạm lợi
ích của Đảng và Nhà nước trước nay vẫn đang được điều chỉnh bởi các điều 258 và
điều 88 Bộ luật Hình sự."
"Việc
điều chỉnh này trên bất kỳ môi trường nào, dù là Facebook hay báo chí chính
thống cũng không có gì khác nhau."
Sự
kiểm soát của nhà nước
Giới
chức cho rằng việc các trang mạng như Facebook đặt máy chủ ở nước ngoài khiến
công tác kiểm soát thông tin trở nên khó khăn. Đó là một trong những lý do
khiến chính phủ quy định các nhà cung cấp dịch vụ phải đặt ít nhất là một máy
chủ ở Việt Nam để "dễ dàng giải quyết những vấn đề phát sinh", theo
lời Bộ trưởng Son.
Nguyễn
Tiến Trung nêu quan điểm "chính quyền không thể làm cảnh sát mạng
được".
Giải
pháp thích hợp nên là "những người cảm thấy bị xúc phạm hãy tự đưa đơn lên
tòa yêu cầu phân xử, thay vì chính quyền phải đi theo dõi từng tài khoản
Facebook xem có ai nói xấu ai, rồi bắt bớ đàn áp", tuy Tiến Trung nói anh
thấy việc nhà nước có kiểm soát ở chừng mực nhất định là điều hợp lý.
Ông
Đinh Đức Hoàng thì cho rằng trong lĩnh vực kiểm soát thông tin và chống tình
trạng bôi nhọ, nói xấu, giới chức cần bảo vệ quyền lợi các công dân như nhau.
"Gần
đây trên mạng xã hội xuất hiện nhiều loại thông tin mang tính công kích cá
nhân hoặc tung hoang tin về vấn đề sức khỏe, thậm chí cả về sự sống hay cái
chết của một số cá nhân. Tôi cho rằng đó là vấn đề cần có sự quản lý của nhà
nước, không phân biệt đó là thông tin nhắm vào lãnh đạo Đảng và nhà nước hay
nhắm vào người bình thường."
Sự
kiểm soát quá chặt chẽ là điều không chỉ không phù hợp với xu thế phát triển
xã hội, mà còn là không khả thi, theo đánh giá của ông Hoàng.
"Việc
đặt trang chủ ở bất kỳ đâu trên thế giới là xu hướng tất yếu, không thể tạo ra
một biên giới cứng nhắc về lãnh thổ trong lĩnh vực này được. Ở Việt Nam, có
một giai đoạn người dùng khó vào Facebook và người ta giải thích đó là do lỗi
kỹ thuật," ông Hoàng nói.
"Tôi
cho rằng ở Việt Nam, việc mọi người gặp khó khăn khi vào một trang nào đó
không phải là do biện pháp quản lý của nhà nước. Bởi một khi Facebook còn
hoạt động, Google còn hoạt động thì việc chặn một vài trang web sẽ là
không có ý nghĩa--thông tin vẫn lây lan trên internet mà hoàn toàn không thể
kiểm soát được, trừ phi đóng cửa hoàn toàn như Trung Cộng."
"Tôi
tin rằng để hạn chế tự do trên internet thì giới chức sẽ có nhiều cách. Chúng
ta từng chứng kiến mô hình Trung Cộng, nơi họ áp dụng chính sách rất thẳng
thắn, mạnh tay. Nếu muốn thì [giới chức Việt Nam] đã áp dụng mô hình như thế,
giống như Trung Cộng cấm Facebook và Google hoạt động vậy. Chính phủ Việt
Nam đã không chọn phương thức này," ông Hoàng nói thêm.
Vai
trò của truyền thông xã hội tại Việt Nam
Tuy
nhiên, theo ông Hoàng thì truyền thông xã hội chưa thực sự đóng vai trò quan
trọng vào đời sống chính trị ở Việt Nam.
Ông
nói: "Cho đến giờ, truyền thông xã hội chưa phát huy tốt hiệu quả trong
hoạt động phản biện hay tham gia vào đời sống chính sách của Việt Nam. Các
hoạt động phản biện mới chỉ diễn ra một cách nhỏ lẻ. Việc này cần có thêm
thời gian mới có thể thấy tác động của truyền thông xã hội lên đời sống chính
trị Việt Nam."
Về
vấn đề này, cựu tù nhân Nguyễn Tiến Trung cho rằng nhiều người dân vẫn có tâm
lý e dè, không dám bày tỏ chính kiến trên mạng xã hội là bởi "Đảng Cộng sản
từ trước tới nay thường đàn áp những người lên tiếng phản kháng nhà cầm
quyền".
Tuy
nhiên, Tiến Trung nhận xét rằng ngày càng có nhiều người nhận thức được
"quyền làm chủ" của mình. "Họ không sợ hãi và dám công khai lên
tiếng phê phán chính quyền. Đó là điều đáng mừng bởi nó thể hiện là người dân
đã ý thức mạnh mẽ về dân chủ, chính quyền không thể tiếp tục quản lý xã hội
theo cách thức cũ được nữa," Tiến Trung nói.
Với
những kinh nghiệm từng trải qua, Tiến Trung cho rằng những ai đang còn ngần
ngại "hãy cứ nói thẳng, nói thật những gì họ nghĩ".
"Họ
cần hiểu rằng chúng ta, những người dân bình thường, chính là những người làm
chủ đất nước. Những gì chúng ta nói ra là để góp phần làm đất nước tươi đẹp
hơn, không có gì sai trái hay vi phạm pháp luật. Họ không cần phải lo lắng."
"Nếu
như có chuyện đàn áp bắt bớ xảy ra thì những người như chúng tôi, vốn đã nói
thẳng, nói thật từ lâu nay rồi, sẽ phải đi tù trước tiên chứ không thể đến
lượt họ. Việc đàn áp diện rộng hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn người
trên mạng xã hội sẽ không thể xảy ra như trước kia được nữa."
"Tuy
nhiên, chúng ta có quyền bày tỏ chính kiến của mình trên Facebook hay các mạng
xã hội khác, nhưng chúng ta không nên nói chuyện cực đoan, thù hận hay kích
động bạo lực. Khi phê phán bất kỳ vấn đề gì, chúng ta cũng nên đề ra giải pháp
để giới chức và Đảng Cộng sản thấy rằng chúng ta là những người đàng hoàng,
biết nói chuyện phải trái chứ không phải chỉ đả phá, chống đối," Tiến
Trung nhấn mạnh.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.