Friday, June 12, 2015

Robby nói rằng mẹ cậu mơ được nghe cậu chơi dương cầm

http://baomai.blogspot.com/
Tôi là cựu giáo viên dạy nhạc tại một trường tiểu học ở DeMoines. 
Tôi luôn kiếm được lợi tức từ công việc dạy đàn dương cầm, đó là một công việc mà tôi đã làm suốt 30 năm qua.
Trong thời gian đó, tôi đã gặp nhiều trẻ em có những khả năng về âm nhạc ở nhiều cấp độ khác nhau. Tôi chưa bao giờ có hứng thú trong việc có học sinh thuộc dạng "cần nâng đỡ" mặc dù tôi đã từng dạy một vài học sinh tài năng. Tuy nhiên tôi cũng dành thì giờ vào những học sinh mà tôi gọi là "trơ nhạc".

Một trong những học sinh đó là Robby.

image
Robby đã 11 tuổi khi mẹ cậu thả vào lớp trong bài học dương cầm đầu tiên. Tôi thích những học sinh (đặc biệt là những cậu bé) bắt đầu ở lứa tuổi nhỏ hơn, và nói điều đó với Robby

Nhưng Robby nói rằng mẹ cậu luôn luôn mơ ước được nghe cậu chơi dương cầm. Vì vậy tôi đã nhận cậu vào học. Thế là Robby bắt đầu những bài học dương cầm đầu tiên và tôi nghĩ rằng đó là sự cố gắng vô vọng.Robby càng cố gắng, cậu càng thiếu khả năng cảm thụ âm nhạc cần thiết để tiến bộ.

Nhưng cậu rất nghiêm túc trong việc ôn lại những bài học và những bản nhạc sơ đẳng mà tôi yêu cầu cất cả các học sinh của mình đều phải học. 
Sau nhiều tháng ròng rã, cậu miệt mài cố gắng và tôi vẫn cứ lắng nghe và cố khuyến khích cậu.

http://baomai.blogspot.com/
Cứ hết mỗi bài học hàng tuần, cậu luôn nói : "Một ngày nào đó mẹ em sẽ đến đây để nghe em chơi đàn". Nhưng điều đó dường như vô vọng. Cậu không hề có một năng khiếu bẩm sinh nào.

Tôi chỉ thấy mẹ cậu (một phụ nữ không chồng) ở một khoảng cách khá xa khi thả cậu xuống xe và chờ cậu trong một chiếc xe hơi cũ mèm khi đến đón cậu. Bà luôn vẫy tay và mỉm cười nhưng không bao giờ ở lại lâu.   
Thế rồi một ngày nọ Robby không đến học nữa, tôi định gọi điện cho cậu nhưng thôi , bởi vì cậu không hề có chút năng khiếu nào , có lẽ cậu đã quyết định theo đuổi một con đường khác. Tôi cũng vui khi cậu không đến nữa. Cậu làm cho sự quảng bá trong việc dạy dỗ của tôi mất ưu thế ! 
Vài tuần sau đó, tôi gởi đến nhà những học sinh của mình các tờ bướm thông báo cho buổi diễn tấu sắp tới. Trước sự ngạc nhiên của tôi, Robby (cũng đã nhận một tờ bướm) hỏi xem cậu có được tham dự biểu diễn hay không.
Tôi bảo với cậu, buổi diễn chỉ dành cho học sinh đang học, vì cậu đã thôi học nên cậu sẽ không đủ khả năng thực hiện. Cậu nói rằng mẹ cậu đang ốm và không thể chở cậu đi học nữa, nhưng cậu vẫn luôn luyện tập. 

"Cô Hondorf … cô cho em diễn một lần thôi …", cậu nài nỉ. 

Tôi không hiểu điều gì đã xui khiến tôi cho phép cậu chơi trong buổi trình tấu đó.
Có thể là cậu đã tha thiết quá, hoặc là một điều gì đó trong tôi đã bảo mách tôi rằng điều đó là đúng.   
Đêm biểu diễn đã đến. Trong hội trường đông nghịt những phụ huynh, bạn bè và họ hàng. Tôi sắp xếp cho Robby ở cuối chương trình trước khi tôi xuất hiện để kết thúc và cảm ơn những học sinh đã trình diễn.
Tôi nghĩ rằng tất cả những rủi ro mà cậu có thể gây ra cũng là lúc kết thúc và nếu có bề gì thì tôi cũng có thể "chữa cháy" cho sự biểu diễn yếu kém của cậu bằng tiết mục "hạ màn" của tôi. Và buổi biểu diễn trôi qua không một trở ngại nào. Những học sinh đã luyện tập nhuần nhuyễn và trình bày rất tốt. Thế rồi Robby bước ra sân khấu. Áo quần cậu nhàu nát và mái tóc như tổ quạ.   
"Tại sao cậu lại không ăn vận như những học sinh khác nhỉ ? Tôi nghĩ "Tại sao ít ra mẹ cậu lại không chải tóc cho cậu vào cái đêm đặc biệt như thế này chứ ?".

image
Robby mở nắp đàn lên và bắt đầu. Tôi ngạc nhiên khi thấy cậu tuyên bố rằng cậu chọn bản Concerto số 21 cung Đô Trưởng của Mozart. Tôi hoàn toàn bất ngờ khi nghe những gì tiếp theo đó.

Những ngón tay của cậu lấp lánh, nhảy múa trên những phím ngà. Cậu đã chơi những giai điệu từ nhẹ nhàng êm dịu đến hùng tráng … thật có hồn và đầy điêu luyện trong sự phối âm tuyệt diệu của nhạc Mozart.

http://baomai.blogspot.com/
Chưa bao giờ tôi nghe một đứa trẻ ở tuổi ấy trình bày nhạc Mozart hay đến thế.Sau 6 phút rưỡi cậu đã kết thúc trong một âm thanh huy hoàng mạnh mẽ và mọi người đều đứng lên vỗ tay. 

Không nén được lệ tràn trong mắt, tôi chạy lên sân khấu và vòng tay ôm lấy Robby trong hạnh phúc : "Cô chưa bao giờ nghe em chơi hay như thế Robby ạ. Làm sao em có thể làm được điều đó ?". 

image
Robby giải thích qua chiếc micro "Thưa cô Hondorf … cô có nhớ là em đã kể rằng mẹ em đang ốm ? Thực ra, mẹ em đã bị ung thư và qua đời sáng nay. 
Mẹ em bị điếc bẩm sinh vì vậy đêm nay là đêm đầu tiên mẹ em nghe thấy em đàn. Em muốn làm điều gì đó thật là đặc biệt".   

Tối hôm ấy, trong hội trường không đôi mắt nào không nhỏ lệ . Khi những người ở Trại Xã Hội đưa cậu từ sân khấu trở về trại mồ côi, tôi nhận thấy mắt họ đỏ và sưng mọng.

Tôi chợt nghĩ, đời tôi nhiều ý nghĩa biết bao khi đã từng nhận một học sinh như Robby. 

http://baomai.blogspot.com/
Không, tôi chưa bao giờ nhận một học sinh nào "cần nâng đỡ", nhưng đêm đó tôi trở thành người được nâng đỡ bởi Robby. 
Cậu là thầy của tôi và tôi chỉ là một học trò. Bởi vì cậu đã dạy cho tôi ý nghĩa của sự kiên trì, của tình yêu và niềm tin trong chính con người của chúng ta và điều đó có thể tạo ra cho người khác một cơ hội mà chúng ta không biết vì sao.

image
Điều này càng đặc biệt ý nghĩa hơn khi sau này tôi biết Robby bị chết trong vụ nổ bom điên rồ tại toà nhà Alfred P Murrah Federal ở thành phố Oklahoma vào tháng 04/1995 nơi cậu đang biểu diễn .

image



Nhị Tường

*****

INSPIRATIONAL STORY ON “THE POWER OF SELF IMPROVEMENT”

image
I am a former elementary school music teacher from DeMoinesIowa. I’ve always supplemented my income by teaching piano lessons – something I’ve done for over 30 years. Over the years I
found that children have many levels of musical ability.

I’ve never had the pleasure of having a protege, though I have taught some talented students. However, I’ve also had my share of what I call “musically challenged” pupils. One such student was
Robby. Robby was 11 years old when his mother (a single mom) dropped him off for his first piano lesson.

I prefer that students (especially boys) begin at an earlier age, which I explained to Robby. But, Robby said that it had always been his mother’s dream to hear him play the piano. So I took him as a student. Well, Robby began with his piano lessons and, from the beginning, I thought it was a hopeless endeavor.

As much as Robby tried, he lacked the sense of tone and basic rhythm needed to excel. But, he dutifully reviewed his scales and some elementary pieces that I require all my students to learn.
Over the months he tried and tried while I listened and cringed and tried to encourage him. 
At the end of each weekly lesson he’d always say, “My mom’s going to hear me play someday.” But, it
seemed hopeless. He just did not have any inborn ability.

I only knew his mother from a distance as she dropped Robby off or waited in her aged car to pick him up. She always waved and smiled but never stopped in. Then one day Robby stopped coming
to our lessons. I thought about calling him, but assumed, because of his lack of ability, that he had decided to pursue something else.

I also was glad that he stopped coming.  He was a bad advertisement for my teaching!
Several weeks later I mailed to the student’s homes a flyer on the upcoming recital. To my surprise Robby (who received a flyer) asked me if he could be in the recital. I told him that the recital was
for current pupils and because he had dropped out he really did not qualify. He said that his mom had been sick and unable to take him to piano lessons, but he was still practicing.

“Miss Hondorf… I’ve just got to play!” he insisted. I don’t know what led me to allow him to play in the recital. Maybe it was his persistence or maybe it was something inside of me saying that it
would be all right.

The night for the recital came. The high school gymnasium was packed with parents, friends and relatives. I put Robby up last in the program before I was to come up and thank all the students
and play a finishing piece. I thought that any damage he would do would come at the end of the program and I could always salvage his poor performance through my “curtain closer.”

Well, the recital went off without a hitch. The students had been practicing and it showed. Then Robby came up on stage. His clothes were wrinkled and his hair looked like he had run an eggbeater through it. “Why didn’t he dress up like the other students?” I thought. “Why didn’t his mother at least make him comb his hair for this special night?”

Robby pulled out the piano bench and he began.

image
I was surprised when he announced that he had chosen Mozart’s Concerto #21 in C Major. I was not prepared for what I heard next. His fingers were light on the keys, they even danced nimbly on the ivories. He went from pianissimo to fortissimo… from allegro to virtuoso. His suspended chords that Mozart demands were magnificent! Never had I heard Mozart played so well by people his age.
After six and a half minutes he ended in a grand crescendo and everyone was on their feet in wild applause. Overcome and in tears.

I ran up on stage and put my arms around Robby in joy. “I’venever heard you play like that Robby! 

How’d you do it?”

Through the microphone Robby explained: “Well Miss Hondorf…remember I told you my mom was sick?  Well, actually she had cancer and passed away this morning. And well… she was born deaf, so tonight was the first time she ever heard me play. I wanted to make it special.”

There wasn’t a dry eye in the house that evening.  As the people from Social Services led Robby from the stage to be placed into foster care, I noticed that even their eyes were red and puffy and I thought to myself how much richer my life had been for taking Robby as my pupil. No, I’ve never had a prodigy, but that night I became a protege… of Robby’s.  He was the teacher and I was the pupil. For it is he that taught me the meaning of perseverance and love and believing in yourself and maybe even taking a chance in someone and you don’t know why.

This is especially meaningful to me since, after serving in Desert Storm, Robby was killed in the senseless bombing of the Alfred P. Murrah Federal Building in Oklahoma City in April of 1995, where
he was reportedly… playing the piano.
———
Footnote to the story.  If you are thinking about emailing (or mailing) this message, you are probably thinking about which people on your address list who may not be the “appropriate” ones to receive this type of story. The person who displays this story, or sent it to you, believes that we can all make a difference. We all have many opportunities, every day, to help realize God’s plan. So, with this in mind, you are presented with a choice: Will you send along a spark of the Divine? Or, will you pass up that opportunity, and leave the world a bit colder in the process?

Have a blessed day!


Mildred Hondorf


Kim cương từ trên trời rơi xuống
Việt Nam xưa đẹp trong tranh họa sĩ Pháp
J.M.W. Turner: nhà danh hoạ chịu hàm oan
Ba kịch bản trên Biển Đông
Người VN tin blog hơn kênh nhà nước
Sự sống ở trên đỉnh những ngọn núi cao
Để đổi đời: Phụ nữ Việt lấy chồng ngoại
Những lý do tôi ghét Việt Nam
Sinh con từ buồng trứng đông lạnh
Thẩm phán gốc Việt tống 7 bị cáo vào nhà giam vì t...
Tường trình về nhân quyền Việt Nam tại Quốc hội Mỹ...
Sự thật về các ‘cụ rùa'
R.I.P: Christopher Lee qua đời ở tuổi 93
MỸ thay thế thẻ tín dụng trong mùa thu năm nay
Những nỗi sợ của du khách khi đến VN
Biến nước biển thành nước ngọt
Henry Nguyễn mua đứt sân vận động ở Los Angeles, H...
Bí ẩn những tảng đá chồng lên nhau
Cảnh sát Casebolt từ chức sau vụ ẩu đả McKinney Te...
Phụ nữ Ninja Việt Nam ngày nay
Đi tìm không gian đã mất
Gần Mỹ tốt hơn cho Việt Nam?
Mosul: Cuộc sống dưới kiểm soát của IS
Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai tại Paris
Tháo dỡ “ổ khóa tình yêu” cầu Pont des Arts thủ đô...
Lễ đóng cửa biên giới Ấn Độ-Pakistan
Khối G7 đồng ý gia hạn các biện pháp chế tài Nga
Unforgotten: Phim tài liệu về tù cải tạo
Bí quyết tự trồng hoa sen tại gia
IS và những ám ảnh hãi hùng ở Iraq
Việt Nam thành cường quốc ăn mì gói
Con người có thể không ngủ trong bao lâu?
Bí quyết ăn uống để trẻ lâu của phụ nữ Nhật
9 câu hỏi rất khó và 9 câu trả lời tuyệt vời
Lại chuyện nghị quyết 36
Bút ký về một chuyến đi
Nói láo không biết sượng
Ăn nhậu ở Việt Nam
Người Việt có học nhiều cũng khó đoạt giải Nobel
Những con số 'xui xẻo' gây tai ương

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.