Một trí giả thích ngụy
biện đến gặp Socrates nhà hiền triết xứ Hi Lạp và đặt nhiều câu hỏi khó với mục
đích làm cho Ngài bối rối. Nhưng nhà hiền triết xứ Milet có thừa khả năng để trả
lời. Sau đây là các câu hỏi:
1. - Trong các vật hiện hữu, cái gì xưa nhất ?
2. – Trong các vật, vật nào đẹp nhất ?
3. – Trong các vật, vật nào lớn nhất ?
4. – Trong các vật, vật gì vững bền nhất ?
5. – Trong các vật, vật nào tốt nhất ?
6. – Trong các vật, vật chi di chuyển mau nhất ?
7. – Trong các vật, vật chi mạnh nhất ?
8. – Trong các việc, việc chi dễ làm nhất ?
9. – Trong các việc, việc nào khó nhất ?
SUY NGHĨ
Một câu chuyện ngụ
ngôn rất hay. Trong đời tôi cũng đã có vài lần xảy ra tương tự như
chuyện sau đây :
Vợ tôi, khi người
còn khỏe mạnh, cùng tôi đi chùa lạy Phật. Vợ tôi và tôi vừa chấp tay lạy Phật
thì nghe vị thầy tu đang giảng đạo-pháp thao thao bất tuyệt. Bổng có một bà cụ
già bước đến bên vị tu sĩ hỏi xin thầy ngừng ở đây để cho bà hỏi thầy một câu.
Vậy thì vị tu sĩ bỏ cuốn sách xuống và bắt đầu quở trách bà cụ nầy oang oang
trên máy vi âm: "Tôi đang thuyết giảng mà sao bà làm tôi cụt hứng không
còn nhớ tôi đọc đến chổ nào nữa".. "Bà ...bà... bà...v.v... Bà không
được làm như vậy nữa nghe chưa?"
Tôi nghe lời mạt-sát của ông nầy rất chướng tai. Tôi giận cho thái-độ xỉ mạ của ông đối với người già cả. Tôi liền bảo nhà tôi ngưng lạy và lui ra để tôi vào gọi ông thầy chùa nầy hỏi vì sao ông mạt-sát người già cả. Phật, thầy nào dạy ông làm điều nầy? Ông đã tu được bao nhiêu năm mà ông không trấn tỉnh được sự sân-si? Tôi vừa nói vậy với vợ tôi thì vợ tôi bảo rằng: "Người ta đã sai, sân-si quá. Bây giờ anh cũng sân-si nữa thì chúng ta đi chùa làm gì?
Tôi nghe vợ tôi nói quá phải. Tôi đành theo nàng đi về nhà và lạy tượng Phật ở nhà. Tôi xin hứa với Phật rằng từ nay con không còn hành động trong cơn nóng giận nữa. Từ đó vợ tôi thương quý tôi nhiều hơn. Nàng bảo: "Sao dạo nầy trông anh hiền như Bụt vậy?" Tôi bảo nàng: Tôi nhớ chuyện đi chùa hôm ấy. Tôi đã thành Phật rồi .
Hòn Ðá Ném Ði
"Có một người hành-khất nọ đến trước cửa nhà của một người giàu có để xin bố-thí. Một đồng xu nhỏ hay một miếng bánh vụn, đó là tất cả những gì người ăn xin chờ đợi nơi người giàu có. Nhưng, mặc cho người khốn khổ van xin, người giàu có vẫn ngoảnh mặt làm ngơ. Ðến một lúc không còn chịu nổi những lời van xin của người hành khất, thay vì bố-thí, người giàu đã lấy đá ném vào con người khốn-khổ.
Người hành-khất lặng lẽ nhặt lấy hòn đá cho vào bị rồi thì thầm trong miệng: "Ta mang hòn đá này cho đến ngày nhà người sa-cơ thất-thế. Ta sẽ dùng nó để ném trả lại ngươi".
Ði đâu, người hành-khất cũng mang theo hòn đá ấy. Tâm hồn ông lúc nào cũng cưu-mang sự báo thù.
Năm tháng qua đi. Lời chúc dữ của người hành-khất đã thành sự thật. Vì biển lận, người giàu có bị tước đoạt tất cả tài-sản và bị tống giam vào ngục. Ngày hôm đó, người hành-khất chứng kiến cảnh người ta áp giải người giàu vào tù ngục. Nỗi căm hờn sôi-sục trong lòng ông. Ông đi theo đoàn người áp tải. Tay ông không rời bỏ hòn đá mà người giàu đã ném vào người ông cách đây mười mấy năm. Ông muốn ném hòn đá đó vào người tù để rửa sach mối nhục hằng đeo đẳng bên ông. Nhưng cuối cùng, nhìn thấy gương mặt tiều tụy đáng thương của kẻ đang bị cùm tay, người hành khất thả nhẹ hòn đá xuống đất rồi tự nhủ: "Tại sao ta lại phải mang nặng hòn đá này từ bao nhiêu năm qua? Con người này, giờ đây, cũng chỉ là một con người khốn khổ như ta".
Tha thứ là điều khó khăn nhất nhưng cũng là điều cao cả nhất.
Những Dấu Chấm Câu
Sau đó, không may, anh ta lại làm mất dấu chấm than. Anh bắt đầu nói khe khẽ, đều đều, không ngữ điệu. Anh không cảm thán, không xuýt xoa. Không gì có thể làm anh ta sung sướng, mừng rỡ hay phẫn nộ nữa cả. Đằng sau đó là sự thờ ơ đối với mọi chuyện.
Kế đó, anh ta đánh mất dấu chấm hỏi và chẳng bao giờ hỏi ai điều gì nữa. Mọi sự kiện xảy ra ở đâu, dù trong vũ trụ hay trên mặt đất hay ngay trong nhà mình mà anh ta không biết, anh ta đánh mất khả năng học hỏi. Đằng sau đó là sự thiếu quan tâm với mọi điều.
Một vài tháng sau, anh ta đánh mất dấu hai chấm. Từ đó anh ta không liệt kê được, không còn giải thích được hành vi của mình nữa. Anh ta đổ lỗi cho tất cả, trừ chính mình.
Cứ mất dần các dấu, cuối cùng anh ta chỉ còn lại dấu ngoặc kép mà thôi. Anh ta không phát biểu được một ý kiến nào của riêng mình nữa, lúc nào cũng chỉ trích dẫn lời của người khác. Thế là anh ta hoàn toàn quên mất cách tư duy.
Cứ như vậy, anh ta đi đến dấu chấm hết.
Thiếu những dấu chấm câu trong một bài văn, có thể bạn chỉ bị điểm thấp vì bài văn của bạn mất ý nghĩa, nhưng mất những dấu chấm câu trong cuộc đời, tuy không ai chấm điểm nhưng cuộc đời bạn cũng mất ý nghĩa như vậy.
Mong bạn hãy giữ gìn những dấu chấm câu của mình, bạn nhé!
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.