Monday, June 1, 2015

Sứ quán Mỹ biết về hành động sai trái của bà Somaly Mam

image
Bà Somaly Mam tại một buổi lễ của tổ chức Somaly Mam Foundation ở New York
Trong một thời gian khá lâu, bà Samaly Mam là một nhân vật hàng đầu trong các nỗ lực quốc tế chống nạn buôn người. Quỹ Somaly Mam do bà thành lập ở Mỹ đã nhận được nhiều triệu đôla tài trợ và có được sự ủng hộ của nhiều nhân vật nổi tiếng ở Mỹ như nữ diễn viên Susan Sarandon và Tổng giám đốc Facebook Sheryl Sandberg.
Một tờ báo lớn ở Campuchia hôm nay loan tin Sứ quán Mỹ ở Phnom Penh biết là một nhân vật tranh đấu nổi tiếng chuyên chống nạn buôn người đã nói dối về lý lịch của mình và nghi là một trong những tổ chức bất vụ lợi của người phụ nữ này đã quản lý sai trái các khoản tài trợ. Mặc dầu vậy, tờ báo này cho biết, Sứ quán Mỹ đã quyết định không hành động. Thông tín viên Robert Carmichael của đài VOA tường trình từ Phnom Penh.

Tường thuật của tờ Phnom Penh Post, số ra ngày hôm nay, cho biết Sứ quán Mỹ ở thủ đô của Campuchia từ nhiều năm nay đã biết bà Somaly Mam có những hoạt động lường gạt.

image
Sứ quán cũng nghi tổ chức bất vụ lợi AFESIP, điều hành những trung tâm tạm cư cho nạn nhân của nạn buôn người cho kỹ nghệ mại dâm, đã “quản lý sai trái” các khoản tiền tài trợ. Tổ chức này do bà Somaly đồng sáng lập vào năm 1996.
Ngoài ra, sứ quán cũng biết rõ là phẩm chất của dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và tâm lý tại các trung tâm tạm trú mà AFESIF điều hành là rất đỗi tệ hại, và một số thực tập viên và nhân viên của tổ chức này đã từ chức vì thiếu sự hậu thuẫn.

Mặc dầu vậy, sứ quán đã quyết định làm ngơ vì e rằng hành động chống lại AFESIF có thể gây phương hại cho nguồn tài trợ của các tổ chức khác hoạt động trong lãnh vực chống buôn người và gây thương tổn cho những người đang được AFESIF chăm lo.

image
Tường thuật của Phnom Penh Post phần lớn dựa vào một điện văn hồi tháng 5 năm 2012 của sứ quán mà tờ báo này có được sau khi nộp cho chính phủ Mỹ một yêu cầu dựa theo Luật Tự do Thông tin.
Điện văn “Somaly Mam dưới kính hiển vi” mà tờ Phnom Penh Post chia sẻ với đài VOA cho thấy lý lẽ đàng sau sự ủng hộ của sứ quán đối với bà Somaly, bất chấp nhiều vấn đề lớn của bà này.

Điện văn nói rằng bà Somaly là “một sức mạnh tích cực trong nỗ lực chống buôn người” và là “một người phát ngôn hữu hiệu và có tầm ảnh hưởng lớn, một người đã nâng cao nhận thức và quyên góp những khoản tài trợ đáng kể cho những hoạt động can thiệp chống buôn người.”

Điện văn nói thêm rằng “Tuy có những mối lo ngại là tiền tài trợ có thể bị quản lý sai trái và các trung tâm tạm trú của AFESIF có thể không cung cấp sự chăm sóc có phẩm chất, nhưng những nỗ lực của bà Somaly Mam vẫn là một sự lựa chọn tích cực so với những gì mà những nạn nhân ngược đãi tính dục nghiêm trọng sẽ phải đối mặt nếu không có nó.”

image
Về vấn đề chăm sóc ý tế, các nguồn tin cho sứ quán biết rằng “Những nạn nhân ở các trung tâm tạm trú của AFESIF chỉ được chăm sóc sức khoẻ tâm thần ba tháng một lần, ngay cả trong những trường hợp họ có những nhu cầu rất lớn.”

Điện văn còn nói rằng “Có tin cho biết nhân viên của trung tâm không thể ứng phó với tình huống y tế khẩn cấp, ngay cả ở mức độ cơ bản nhất.” Điện văn cho thấy rõ là nhân viên sứ quán biết những cáo giác chống lại bà Somaly Mam và mối rủi ro là tiền của người thọ thuế ở Mỹ bị sử dụng một cách sai trái, nhưng họ đã quyết định không hành động.

Một phát ngôn viên Sứ quán Mỹ từ chối bình luận về nội dung của điện văn, về bài tường thuật của tờ Phnom Penh Post, và về vấn đề phải chăng nhân viên sứ quán trong trường hợp này có trách nhiệm bảo vệ tiền bạc của người thọ thuế Mỹ.

Trong một thời gian khá lâu bà Samaly Mam là một nhân vật hàng đầu trong các nỗ lực quốc tế chống nạn buôn người làm nghề mại dâm. Năm 2009, tạp chí Time ở Mỹ ghi tên bà vào danh sách 100 người có ảnh hưởng nhiều nhất thế giới. Ba năm trước đó, đài truyền hình CNN giới thiệu bà trong chương trình về những người anh hùng.

image
Quỹ Somaly Mam do bà thành lập ở Mỹ đã nhận được nhiều triệu đô la tài trợ cho AFESIP và có được sự ủng hộ của nhiều người nổi tiếng ở Mỹ như nữ diễn viên Susan Sarandon và Tổng giám đốc Facebook Sheryl Sandberg.

Nhưng trong vài năm gần đây, một loạt những bài tường thuật của giới truyền thông đã nêu ra những sự nghi ngờ về những câu chuyện của những người phụ nữ mà quỹ của bà Somaly nói là bị bọn buôn người bắt làm nghề mại dâm. Gần đây hơn, một số câu hỏi đã được nêu lên về sự trung thực của câu chuyện của chính bà Somaly như nạn nhân của nạn buôn người làm nghề mại dâm.

image
Những bài tường thuật này được loan tải lúc đầu vào năm 2012 và 2013 trên tờ Cambodia Daily và vào năm ngoái trên tờ Newsweek.
Tường thuật của Newsweek rốt cuộc đã khiến Quỹ Somaly Mam tiến hành một cuộc điều tra. Không lâu sau đó, bà Somaly bị buộc phải từ chức và đến tháng 9 Quỹ này đóng cửa.
Nhưng bà Somaly vẫn không nao núng. Bà thành lập Quỹ Somaly Mam Mới vào cuối năm ngoái để tiếp tục quyên góp tiền bạc.

Những vụ tranh cãi vẫn không ngớt xoay quanh bà Somaly, trong đó có việc bà thường xuyên đang tải những hình ảnh của những chuyến thăm các trung tâm của AFESIP mà các phụ nữ và thiếu nữ có thể được nhận diện.
Và cuối tuần qua, tờ Phnom Penh Post tường thuật rằng giấy tờ kinh doanh của Quỹ Somaly Mới ghi tên một số tổ chức bất vụ lợi có uy tín ở Campuchia là đối tác của quỹ này. Nhưng khi được tờ báo tiếp xúc, các tổ chức đó nói rằng họ không hay biết gì về quan hệ đối tác như vậy cả.

Đài VOA không liên lạc được với bà Somaly để hỏi chuyện.
Ông Sao Chhoeurth, giám đốc chương trình của AFESIP, hôm nay đã cúp ngang cuộc gọi với phóng viên VOA sau khi nói rằng ông chưa xem tường thuật của tờ Phnom Penh Post và ông không thể bình luận gì về cáo giác sử dụng sai trái tiền tài trợ bởi vì hôm nay là ngày lễ ở Campuchia.

image
Quỹ Somaly Mam được thành lập năm 2007 để chống lại những kẻ buôn người chuyên ép buộc phụ nữ và trẻ em ở Đông Nam Á hành nghề mại dâm. Quỹ này đã góp phần thu hút sự chú tâm của công chúng đối với vấn đề này.

Nhưng trong những năm qua, một số người đã nêu nghi vấn về những chuyện mà bà Somaly trình bày, cùng với việc tổ chức của bà dùng những nạn nhân trong những hoạt động gây quỹ. Tổ chức này đã gặp phải sự chỉ trích kịch liệt khi cho phép nhà báo Nicholas Kristoff của tờ New York Times tường thuật trực tiếp một cuộc đột kích vào một nhà thổ ở Campuchia năm 2011.




Robert Carmichael

http://baomai.blogspot.com/

Obama đặt Tập Cận Bình lên lưng cọp
Ích lợi của ghèn đối với mắt
Trịnh Cung và hành trình của “Những cuộc hoá thân ...
Tưởng nhớ John Nash
Nhạc jazz: vì sao có người yêu kẻ ghét?
Nếu một ngày không có Internet ?
Khi lãnh đạo tôn giáo tôn thờ tội ác
Tiền về nơi đâu?
Ấn Độ: Cưỡng hiếp vợ không phải là tội
Trailer về phim tài liệu Thảm Họa Bắc Thuộc
Gặp Tướng bị 'cải tạo' 17 năm
Những phương pháp luyện trí nhớ
Nên thuê bạn thân vào làm việc không?
150 năm nghệ thuật trên cơ thể
5 bước giúp bạn tránh bị ngốc nghếch
Hỗn chiến ở chợ Đồng Xuân – Berlin trước thềm kỷ n...
Cái chết của Thiếu Tá Nguyễn Anh Tú và vết nhơ lịc...
Phim tài liệu: Chiến trường Việt Nam (phụ đề Việt ...
Khủng hoảng người tị nạn Rohingya
Xung quanh bạn, những thành tựu đổi mới...
Thảm họa từ nền giáo dục chết người
Thị Trưởng PhinDeli Bang Wyoming bây giờ ra sao?
Vì sao dân biểu Mỹ bảo trợ cho tù nhân Việt Nam?
Bỏ chữ 'xin' có tác dụng không?
Những hành vi tệ hại nơi công sở
Falls Church, tuyến đầu mặt trận không tiếng súng
Thành ngữ có gốc lịch sử và xã hội dưới chế...
Danh Ngôn "để đời" XHCN
Làm nguội máy điện toán, không dùng quạt
Phí tổn của Nga tại Đông Ukraine
Có thật là phụ nữ nói nhiều hơn đàn ông?
Nữ phi công đầu tiên lái F-35 Fighter
Ảnh lính Nga 'bị vứt bỏ' sau lễ kỷ niệm
20 cây bút 'từ bỏ Hội nhà văn VN'
Tỷ phú Hoàng Kiều: ‘Bút sa thì gà phải chết’
Giấy nhôm và bệnh lãng trí !
Báo động ngân sách và tiếng nói thanh niên
Dịch vụ ly hôn tăng mạnh ở Ấn Độ
Hình Cưới của một vài Tổng Thống Mỹ
Nhà nước khủng bố

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.