Thursday, June 18, 2015

Bức ảnh chiến trường Việt Nam gây tranh cãi

http://baomai.blogspot.com/
Bức ảnh nổi tiếng nhất của cựu phóng viên chiến trường Đoàn Công Tính đang là chủ đề tranh cãi lan rộng trên thế giới về tính chân thực của thể loại ảnh báo chí.

image
Trên mạng lan truyền hai bức ảnh với những chi tiết khác nhau được các nhiếp ảnh gia, nhà nghiên cứu...so sánh
Visa pour I’Image Perpignan là festival nhiếp ảnh báo chí lớn nhất thế giới tổ chức hằng năm ở thành phố Perpignan, miền nam nước Pháp.

Năm 2014, các cựu phóng viên chiến trường Việt Nam gồm Đoàn Công Tính, Mai Nam, Chu Chí Thành, Hứa Kiểm đã được mời tham dự sự kiện này.

Trong đó bức ảnh bộ đội Trường Sơn đu dây vượt thác của nhà nhiếp ảnh Đoàn Công Tính đặc biệt gây ấn tượng ở festival. Tờ The New York Times của Mỹ đã chọn bức ảnh làm tiêu điểm cho loạt ảnh giới thiệu về ảnh chiến trường Việt Nam tại Perpignan.

Tiếp theo tiếng vang của festival, vào giữa tháng 4-2015 ban tổ chức Visa pour I’Image Perpignan tiếp tục giới thiệu triển lãm này tại Trung tâm Văn hóa Pháp ở Hà Nội. Bức ảnh bộ đội đu dây của nhiếp ảnh gia Đoàn Công Tính một lần nữa được chọn in poster chính cho triển lãm.

Bất ngờ bùng nổ tranh cãi

image
Bức ảnh của Đoàn Công Tính được giới thiệu tại Festival Visa pour l'Image Perpignan 2014
Tuy nhiên, hiện các nhà nhiếp ảnh, nhà nghiên cứu... trên thế giới đang tranh luận về tính chân thực của bức ảnh. Họ gây áp lực lên ban tổ chức Visa pour I’Image Perpignan đề nghị giải thích, đồng thời thông báo đến các tờ báo từng đăng tải bức ảnh này.

Trên trang blog cá nhân, nhà nhiếp ảnh Đan Mạch Jorn Stjerneklar đã kể lại câu chuyện ông gặp nhà nhiếp ảnh Đoàn Công Tính thế nào.

Vào một ngày cuối tháng 4-2015, ông cùng một nhà báo nữ Đan Mạch khác là Helle Maj đến gặp nhà nhiếp ảnh Đoàn Công Tính tại nhà riêng để thực hiện loạt bài phỏng vấn về các nhà nhiếp ảnh chiến trường.

Khi tác giả Đoàn Công Tính đưa cho ông quyển sách ảnh Khoảnh khắc của Đoàn Công Tính in năm 2001, Stjerneklar phát hiện ở trang thứ 162, bức ảnh bộ đội Trường Sơn đu dây khác hẳn bức ảnh ông thấy tại festival Visa pour I’Image Perpignan 2014.

Theo tường thuật của Stjerneklar, khi ông hỏi tác giả tại sao hai bức ảnh lại khác nhau, ông Đoàn Công Tính đã nhìn xuống và giải thích rằng do phim gốc bị hư nên có sự can thiệp trên.

Stjerneklar kể về ấn tượng của ông khi lần đầu tiên nhìn thấy bức ảnh ở Pháp năm 2014: “Nó là một biểu tượng. Không gì khác hơn nữa!”.

http://baomai.blogspot.com/
Nhưng khi nghe lời giải thích của Đoàn Công Tính ở nhà riêng một năm sau, cảm giác của Stjerneklar là: “Giây phút đó tôi như người thuộc thế giới khác!”.

Những so sánh về những điểm giống nhau, khác nhau của hai bức ảnh cũng lan đi trên mạng xã hội với nhiều cảm giác sững sờ, kinh ngạc của những người từng hâm mộ bức ảnh trên thế giới.

Tờ The New York Times sau đó đã gỡ bức ảnh xuống kèm theo lời giải thích của ban biên tập. Tác giả, nhà nghiên cứu thể loại ảnh chiến trường David Campbell (Mỹ) cũng tung lên một bài viết dài với sự nghiên cứu của các đồng nghiệp, trong đó có cả câu chuyện của Stjerneklar.
Dường như các ý kiến của David Campbell, Stjerneklar đều không chủ ý buộc tội nhà nhiếp ảnh Đoàn Công Tính. Nhưng họ chỉ trích và gây sức ép gay gắt lên ban tổ chức festival Visa pour I’Image Perpignan 2014.

Họ đặt vấn đề trách nhiệm tuyển chọn vì festival ảnh báo chí lớn nhất này có tiêu chí là không chấp nhận ảnh sắp đặt, sao lại để “vuột” một vụ mà họ gọi là xì căng đan lớn như thế!

image
Bức ảnh của Đoàn Công Tính in trong sách ảnh Khoảnh khắc năm 2001

Bức ảnh đẹp là sản phẩm... Photoshop

http://baomai.blogspot.com/
Photoshop
Trao đổi với nhiếp ảnh gia Đoàn Công Tính, ông thừa nhận có buổi gặp gỡ với nhà nhiếp ảnh Đan Mạch Jorn Stjerneklar và nhà báo Helle Maj tại nhà riêng hồi cuối tháng 4-2015.
Ông cũng xác nhận đã giải thích với Stjerneklar rằng do phim gốc không đạt chất lượng nên ông phải nhờ kỹ thuật Photoshop để tạo nên bức ảnh trên.
Đoàn Công Tính giải thích rõ hơn rằng do phim gốc không đạt chất lượng nên ngay trong thời chiến tranh ông đã không gửi đi đâu mà cất giữ ở nhà.
Sau này ông lấy ra, đem đến phòng lab nhờ họ dùng kỹ thuật Photoshop để tạo thêm phông nền là thác nước để hoàn chỉnh bức ảnh. Cả bức ảnh của năm 2002 và 2014 đều là kết quả của hai lần Photoshop khác nhau.

“Vì bức ảnh này không nổi tiếng nên tôi lưu trong đĩa cùng hàng trăm bức ảnh khác chỉ để chơi cá nhân. Đến khi ông Patrick Chavel - người tuyển chọn của Festival Visa pour I’Image Perpignan 2014 - đến thì tôi đưa họ luôn cái đĩa. Vì không trực tiếp gửi ảnh nên tôi không biết là họ chọn bức ảnh này!” 

image
Patrick Chavel
- Đoàn Công Tính cho hay.
Trước đây, Đoàn Công Tính được nhiều lần mời ra nước ngoài triển lãm ảnh chiến tranh nhưng ông chưa hề đem theo bức ảnh này.

Tác giả cũng giải thích ngoài việc in trong quyển sách ảnh Khoảnh khắc xuất bản năm 2001, bức ảnh này chưa hề được công bố trên báo chí trước Festival Visa pour I’Image Perpignan 2014.

Nhưng trước những tranh cãi hiện nay do bức ảnh mang lại, tác giả của bức ảnh nổi tiếng Nụ cười thành cổ Quảng Trị đã bày tỏ sự tiếc nuối: “Khi sự việc xảy ra, người đại diện của Festival Visa pour I’Image Perpignan 2014 có đến đây đặt vấn đề tôi sẽ giải thích thế nào. Tôi cũng giải thích hoàn toàn như vậy. Tuy nhiên, vì những sai sót cá nhân của mình mà khiến họ bị lôi vào sự việc xôn xao hiện nay, tôi cũng đã gửi lời xin lỗi”.

http://baomai.blogspot.com/
Lời xin lỗi vì những sơ suất đã được gửi đi nên bài học khi “chơi” với thế giới càng là một kinh nghiệm nhớ đời, không chỉ cho riêng một người.


Quang Thi

*****

Đoàn Công Tính: 'Lúc đưa ảnh bộ đội đu dây, tôi không được tỉnh táo'

http://baomai.blogspot.com/
Nhiếp ảnh gia cho biết luôn ý thức rằng bức ảnh "Bộ đội Trường Sơn đu dây vượt thác" đã được chỉnh sửa, chỉ nên giữ cho riêng mình. Sự cố xảy ra khiến ông buồn và suy nghĩ nhiều ngày qua.

- Những ngày qua, ông đã đón nhận phản ứng về bức ảnh gây tranh cãi của mình ra sao?

http://baomai.blogspot.com/
- Trong cuộc đời nhiếp ảnh, tôi gặp rất nhiều sự cố liên quan đến những tác phẩm. Có trường hợp, nhiều người cùng nhận là nhân vật trong ảnh của tôi, dẫn đến xô xát rồi tranh cãi nhau. Tôi cũng nghe rất nhiều lời chê bai rằng ảnh chiến trường của tôi, phần lớn do sắp đặt mà có. Tôi nghĩ, trong giới nghệ sĩ, chuyện ghen ghét, ghen tị, nói xấu nhau là điều không tránh khỏi nên không để tâm. Ngay cả nhiếp ảnh gia người Đan Mạch, Stjerneklar, tôi nghĩ ông ấy cũng có chút bất đồng với tôi trong quan niệm nghệ thuật nên mới để ý kỹ tấm ảnh ấy trong vô số bức ảnh ông đã thích khi xem cuốn sách Khoảnh khắc. Nhưng chuyện lần này là một sự cố vô cùng đáng tiếc khiến tôi buồn và suy nghĩ trong nhiều ngày qua.

Tôi khẳng định rằng ngoài bức Bộ đội Trường Sơn đu dây vượt thác, tôi không can thiệp hay xử lý bất cứ bức ảnh nào khác của mình. Dù sao, phần lớn những tác phẩm của tôi đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của chúng, để lại giá trị nào đó cho thế hệ mai sau.

image
- Ông giải thích sao về sự cố này?

- Sự thực, những gì trong bức ảnh đều có thật ngoài đời, không hoàn toàn là do sắp đặt như nhiều người nói. Thác nước và những người lính trong hình là có thật. Tôi chụp bức ảnh đó vào đầu mùa mưa năm 1970 tại dãy Trường Sơn, phần giáp ranh giữa Quảng Bình, Quảng Trị. Thác nước khi đó dội xuống ào ào đến mức ánh sáng của chúng khiến bức ảnh trở thành ngược sáng. Vì vậy, khi tôi gửi ra, báo Quân Đội Nhân Dân từ chối đăng do hình người nhìn không rõ. 

Sau đó, do phim gốc bị hỏng, tôi đem ra tiệm nhờ người khôi phục lại và họ tạo hình thác nước như trong tấm ảnh in năm 2001. Tôi biết đó là ảnh có can thiệp photoshop nên chỉ giữ lại để chơi. Trước khi được treo tại triển lãm Visa pour l'Image Perpignan 2014, tôi chưa từng công bố bức ảnh này trên báo chí. Thậm chí, tôi từng đi triển lãm Thụy Điển, Nhật Bản, rồi ba lần triển lãm trong nước nhưng chưa lần nào đưa tấm Bộ đội Trường Sơn đu dây vượt thác ra trưng bày.

Mấy năm gần đây, tôi trở nên lú lẫn do ảnh hưởng từ những lần chịu sức ép của bom và những ám ảnh chết chóc trong chiến tranh. Việc đưa đĩa CD ảnh, trong đó có tấm Bộ đội Trường Sơn đu dây vượt thác cho ông Patrick Chavel là một biểu hiện cho sự lú lẫn của tôi.Trước đó, tôi luôn ý thức rằng tấm ảnh này tôi chỉ giữ cho riêng mình.

- Khoảnh khắc ông chụp tấm "Bộ đội Trường Sơn đu dây vượt thác" đã diễn ra thế nào?

http://baomai.blogspot.com/
- Đó đơn giản là một trong rất nhiều khoảnh khắc chiến tranh được tôi ghi lại khi thấy một đoàn chiến sĩ vượt lên trước mình và dùng dây băng qua một con dốc. Trong thực tế, có đến sáu người lính trong bức hình gốc. Khi chỉnh sửa, một trong hai người lính đứng trên đỉnh dốc, phía tay phải đã bị cắt đi. 

Lúc chụp tấm hình, tôi có sự xúc động rất dữ dội. Vì nhân vật trong ảnh là những người tôi không hề biết. Mãi sau này, tôi mới hay họ là lính trinh sát đi trước để mở đường. Chứng kiến những người lính nhỏ bé nhưng can trường trước thiên nhiên khắc nghiệt và hùng vĩ, tôi chọn góc thấp rồi đưa máy lên chụp. Bức ảnh này tôi chụp hết hai tấm phim. Khi tôi còn ở nhà cũ, rất nhiều phim chụp từ thời đó bị hỏng, tôi thích tấm này nên cố in ra để giữ lại. So với tiêu chí ảnh báo chí thời đó thì nó không đạt vì nhìn không rõ mặt nhân vật. Có thể, phương Tây họ thích phong cách vậy nên đem treo trong triển lãm. Tôi không ngờ bức ảnh gây được hiệu ứng lớn như vậy.

image
Nhiếp ảnh gia Đoàn Công Tính chỉ vào hai trong số những tấm phim bị hỏng trong cuộn phim có tấm hình "Bộ đội Trường Sơn đu dây vượt thác".

- Theo ông, tiêu chí mà một bức ảnh chiến tranh cần có là gì?

- Một bức ảnh chiến tranh phải đảm bảo các yếu tố: chụp sát sự kiện vừa diễn ra, rõ ràng, có khói lửa, đổ nát, chết chóc (dù đó là điều không ai mong muốn). Quan trọng nhất trong một bức ảnh là tinh thần của con người. Các phóng viên chiến trường hơn nhau ở chỗ nhanh tay, nhanh chân chạy trước để bắt được khoảnh khắc. Đôi khi hai phóng viên chỉ chụp cách nhau vài phút đã ra hai tấm ảnh khác nhau.

- Quá trình tác nghiệp của một phóng viên chiến trường gặp những khó khăn và thuận lợi gì?

- Phóng viên chiến trường không khác gì một người lính chiến đấu trên mặt trận. Khác ở chỗ, phóng viên khó di chuyển hơn lính trận. Lính có thể ẩn, nấp, né, tránh những làn đạn để lựa thế chiến đấu tốt nhất còn phóng viên phải trực tiếp đối diện với những thứ đó mới có được những bức ảnh đắt giá ghi lại thời khắc lịch sử. Tôi đã chứng kiến một người quay phim, vì máy móc cồng kềnh quá, không né được bom bi nên chết ngay tại chỗ. Bản thân tôi bị thủng màng nhĩ, thần kinh bị ảnh hưởng nặng nề từ sức ép của bom và những cảnh chết chóc, thương vong.

Điều kiện tráng, rửa ảnh thời kỳ đó cũng rất khó khăn. Nếu đi chiến dịch dài, tôi thường xuyên phải tráng rửa ảnh dưới hầm, trên đầu là máy bay địch quần thảo. Với chiến dịch ngắn, chụp xong, tôi phải bằng mọi cách trở lại tòa soạn ở Hà Nội để tráng rửa ảnh và đưa tin. Tôi có ba kỷ lục ở báo Quân Đội Nhân Dân: chạy nhanh nhất từ chiến trường về tòa soạn, kỷ lục ảnh đăng tràn trang nhất của báo và là phóng viên ảnh duy nhất vào được thành cổ Quảng Trị trong 81 ngày đêm đỏ lửa. 

image
Tác  giả Đoàn Công Tính bên bức "Bộ đội Trường Sơn đu dây vượt thác" được treo tại nhà riêng cùng những tấm ảnh chiến trường khác.

- Rời chiến trường, công việc nhiếp ảnh của ông phát triển theo hướng nào?

- Sau hòa bình được vài năm, tôi chuyển sang làm ở Viện nghiên cứu lịch sử. Tôi về hưu ở tuổi ngoài 40. Nhờ tay nghề chụp ảnh, tôi nuôi sống được gia đình và lo cho hai con ăn học, trưởng thành. Tôi nhận nhiều công việc liên quan đến nhiếp ảnh, từ chụp ảnh dạo khắp các tỉnh Nam Bộ đến ngồi một chỗ tỉ mẩn chấm từng điểm trên những bức ảnh cũ khách hàng yêu cầu khôi phục. Mấy năm gần đây, do sức khỏe yếu, tôi nghỉ làm, ở nhà đọc sách và ngao du với bạn bè.



Châu Mỹ

*****

Oct 17, 2013
Lối sống hay văn hoá CS thống trị là nói dối và khủng bố thì người dân bị trị phải tuỳ theo để sống, nếu không sẽ chết, chết vì đói nghèo, chết sinh mạng chánh trị với CS. Vì CS bản chất, bản tánh là nói dối, luôn dùng chiến ...

Nov 25, 2014
Dối trá trở thành nguyên lý vận hành của toàn xã hội. Các lãnh đạo, dĩ nhiên, theo phân tích của Djilas, không còn cảm thấy xấu hổ khi nói dối. Lâu dần, không chỉ có các lãnh đạo, mà đến người dân bình thường cũng bị lôi ...

Jun 08, 2015
Lối sống hay văn hoá CS thống trị là nói dối và khủng bố thì người dân bị trị phải tuỳ theo để sống, nếu không sẽ chết, chết vì đói nghèo, chết sinh mạng chánh trị với CS. Vì CS bản chất, bản tánh là nói dối, luôn dùng chiến .

Jul 15, 2014
Trong những lời nói dối ấy, chắc chắn có những câu đại loại: Mơ thấy mình làm người Việt Nam mà bộ máy tuyên truyền của Việt Nam không ngớt lải nhải suốt cả mấy chục năm trước đây. 

http://baomai.blogspot.com/

Việt Nam cần Mỹ hơn Mỹ cần Việt Nam
WallTop Forest sẽ là một phần của nhà thông minh t...
Cảnh nóng trên phim ngày càng mạnh bạo?
Di chúc của nhà triệu phú
Hội Nghị Siêu Quyền Lực BILDERBERG
TAA, tương lai TPP và Việt Nam
Trận Waterloo: Răng người chết phục vụ người sống
Có gì để tự hào về bức ảnh “Em bé Napalm”?
Những điều kỳ diệu giữa sa mạc
Tên Đường Việt Nam tại thành phố Houston
Vì sao đại gia vẫn than mình khổ?
Tại sao ném ‘Chuột’ hoài không được?
Vì “đại cục” và đừng ghét Trung Cộng!?
Những năm còn lại trong cuộc đời 
Muốn chống lại Trung Cộng, Việt Nam cần phải làm g...
Thời cơ ly khai với “nhóm lợi ích”
Điều gì khiến các chế độ độc tài vẫn tồn tại?
Loạn thánh, loạn thần ở VN tới mức nào?
Nói gì với tôi của tuổi 22?
Robby nói rằng mẹ cậu mơ được nghe cậu chơi dương ...
Kim cương từ trên trời rơi xuống
Việt Nam xưa đẹp trong tranh họa sĩ Pháp
J.M.W. Turner: nhà danh hoạ chịu hàm oan
Ba kịch bản trên Biển Đông
Người VN tin blog hơn kênh nhà nước
Sự sống ở trên đỉnh những ngọn núi cao
Để đổi đời: Phụ nữ Việt lấy chồng ngoại
Những lý do tôi ghét Việt Nam
Sinh con từ buồng trứng đông lạnh
Thẩm phán gốc Việt tống 7 bị cáo vào nhà giam vì t...
Tường trình về nhân quyền Việt Nam tại Quốc hội Mỹ...
Sự thật về các ‘cụ rùa'
R.I.P: Christopher Lee qua đời ở tuổi 93
MỸ thay thế thẻ tín dụng trong mùa thu năm nay
Những nỗi sợ của du khách khi đến VN
Biến nước biển thành nước ngọt
Henry Nguyễn mua đứt sân vận động ở Los Angeles, H...
Bí ẩn những tảng đá chồng lên nhau
Cảnh sát Casebolt từ chức sau vụ ẩu đả McKinney Te...
Phụ nữ Ninja Việt Nam ngày nay

1 comment:

  1. Không đủ thời gian của một kiếp người để bàn đến tánh vô liêm sỉ của xã hội và con người CS đâu. Mà lại bị Virus CS nữa. Thay vì tìm xứ tự do mà sống cho thoải mái thêm dăm ba hơi thở nữa trước khi Nhân/Quả lôi đi vì cuộc sống đã có nhiều ít bị Virus CS rồi. Thật là sinh lầm thế kỷ! Mà cũng do Nhân/Quả đó thôi. Ai biết vậy thì tốt nhứt là sống một cuộc sống "độc cư, độc bộ, độc hành" coi bộ "Chẳng lợi danh gì lại hóa hay, chẳng ai phiền lụy chẳng ai rầy..."

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.