Năm
1815, ngành nha khoa vẫn còn đang trong thời kỳ trứng nước, trong lúc miệng
của giới nhà giàu thì hôi hám. Thế là răng của hàng chục ngàn lính tử trận
trên chiến trường Waterloo
được lấy để làm răng giả cho người sống.
Vào
cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, trong giới khá giả lượng đường tiêu thụ tăng cao
và người ta bắt đầu tính cách làm trắng răng, chẳng hạn như dùng dung dịch acid
hay bọc men.
Răng
thật thì bị nhổ ra. Nhu cầu gắn răng giả tăng vọt khiến ngành nha trở nên nở
rộ.
Có
bằng chứng từ các năm trước khi xảy ra chiến trường Waterloo, theo Rachel
Bairsto từ bảo tàng Hiệp hội Nha khoa Anh quốc ở trung tâm London, rằng các
nha sỹ thời ban đầu đó đã dùng răng thật để làm răng giả cho người sống.
Nội
dung quảng cáo trên, có từ 1792, kêu gọi thu thập răng từ nước ngoài để về
trồng cấy cho những hàm răng xấu, yếu của người Anh.
Các
tranh hoạt hình trong giai đoạn này, như hình dưới đây của Thomas Rowlandson
hồi 1787, cho thấy răng của những người nghèo nhất trong xã hội bị nhổ mất. Họ
là những người 'hiến' răng cho các bệnh nhân giàu có.
Giai
đoạn này, răng người thật được gắn lên trên khung hàm làm từ ngà voi. Hoặc
cũng có thể dùng răng làm từ ngà voi.
Hồi
thập niên 1780, theo Bairsto, một bộ răng giả gồm khung hàm ngà voi và răng
người thật có giá trên 100 bảng Anh. Nếu không dùng răng người thật thì rẻ
hơn, nhưng vẫn là quá đắt so với đại đa số dân chúng.
Bất
chấp chi phí đắt đỏ, các bộ răng giả khi đó lại không bền lắm.
Những
hình ảnh tiếp theo đây cho thấy cả bộ răng giả làm từ ngà voi, gồm hàm trên và
hàm dưới được kết nối với nhau bằng các lò xo piano.
Đó
quả là điều thần kỳ khi đó, nhưng lại khá khó chịu khi đeo, bực mình khi ăn và
rất dễ rơi ra khỏi miệng.
Do
vậy, dùng răng thật để gắn vào hàm giả được chuộng hơn. Nhưng số người sống
bán răng thì có hạn, mà nạn cướp mộ thì cũng không cung ứng thêm được bao
nhiêu.
Hàng
ngàn chiếc răng Anh, Pháp, Phổ vẫn còn nguyên trong miệng các binh sỹ vừa tử
trận tại chiến trường Waterloo
trở nên thứ rất hấp dẫn cho những kẻ hôi của.
Có
rất nhiều xác chết dồn đống một chỗ và la liệt trên nền đất, Rachel Bairsto
nói. Những binh lính còn sống và người dân địa phương, và cả những người từ Anh
đổ tới dùng kìm nhổ răng người chết.
Bức
hình dưới đây cho thấy cảnh những chiếc răng lấy từ Waterloo được treo lên bán.
Chúng
được tỉa gọt, sắp xếp lại, Bairsto nói, để trông như thể mỗi bộ răng cửa
thuộc hàm trên hay hàm dưới là đều từ một người.
Các
bộ răng được bán cho các nha sĩ thuở sơ khai, và những người này sẽ luộc lên,
rồi chặt bỏ phần thừa, rồi xếp lên các bộ hàm giả làm từ ngà voi.
Rachel
Bairsto nói lượng răng hàm ít được thu thập từ chiến trận, bởi nhổ răng hàm
thì khó hơn và cần sắp xếp mất công hơn nhiều.
Thuật
ngữ "răng Waterloo "
nay nhiều người biết, nhưng Bairsto nói bà rất khó tìm được bằng chứng cho thấy
từ này đã xuất hiện vào thời điểm đó. Có lẽ mọi người khi đó không biết rằng
bộ răng giả của họ lại gồm những chiếc răng lấy từ các tử sĩ, bà nói thêm.
Vào
thời kỳ giữa thế kỷ 19, việc dùng răng thật để làm răng giả trở nên thoái
trào.
Một
phần là bởi sự ra đời của Đạo luật Giải phẫu 1832 theo đó cho phép việc di chuyển
các xác người, và một phần bởi sự xuất hiện của các sản phẩm mới thay thế cho
răng thật.
Nhưng
các nha sĩ vẫn có thể mua gom răng người và răng ngà voi.
Họ
thử nghiệm các cách khác nhau nhằm gắn răng vào hàm giả, chẳng hạn như dùng
đinh kim loại.
Nửa
đầu thế kỷ 19 là lúc xuất hiện răng sứ, với nhà kim hoàn Claudius Ash được cho
là đã tạo ra những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực này vào thập niên 1830, khi
ông phát triển ra loại "răng ống".
Bước
đột phá tiếp theo là việc dùng cao su cứng (vulcanite) làm khung hàm giả thay
cho ngà voi.
Được phát triển vào thập niên 1840 bởi anh em Charles và Nelson
Goodyear người Mỹ, cao su cứng là hợp chất được tạo thành từ cao su Ấn Độ. Thứ
này khá rẻ, mà lại có màu hồng khá giống với màu lợi.
Vào
thời Chiến trường Waterloo ,
Rachel Bairsto nói, ai cũng có thể tự coi mình là nha sỹ và đi tư vấn thiên hạ
về chuyện răng lợi. Thậm chí người ta có thể tới gặp thợ kim hoàn để yêu cầu
chỉnh sửa hàm giả.
Cần
tới 45 năm sau nước Anh mới có tiêu chuẩn nghề nghiệp đầu tiên cho ngành nha.
Và gần 20 năm sau nữa, đạo luật đầu tiên về ngành nha mới được thông qua
(1878), và việc nha sĩ phải đăng ký hoạt động mới được đưa vào áp dụng (1879).
Từ
chuyện nhổ răng người chết trên chiến trường ở Bỉ tới việc gắn răng sứ trên
hàm cao su cứng là những bước tiến bộ to lớn trong ngành chăm sóc răng miệng
của thế kỷ 19.
Thế
nhưng có lẽ sang thế kỷ 20, việc dùng hợp chất acrylic thay cho cao su cứng và
cho chất fluoride vào kem đánh răng mới là sự mở đầu cho một bước chuyển đổi
ghê gớm trong lĩnh vực này.
Paul
Kerley
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.