Lòng
bàn tay đẫm mồ hôi khi chiếc taxi đến gần biên giới Ấn Độ - Pakistan , tôi
thấy thần kinh căng thẳng.
Hai
vợ chồng tôi đã hứa với gia đình là sẽ không làm gì liều lĩnh trong chuyến đi
Ấn Độ dài cả tháng này. Thế nhưng từng chứng kiến chuyện chúng tôi hay phiêu
lưu mạo hiểm cho nên có lẽ mọi người ở nhà sẽ chẳng lấy làm ngạc nhiên khi biết
chúng tôi đưa nhau thẳng tiến tới vùng biên giới này.
Ấn
Độ và Pakistan
có chung một lịch sử đầy xung đột. Trước khi rút khỏi tiểu lục địa Ấn Độ vào
năm 1947, người Anh đã kịp vạch ra đường ranh giới chia vùng Punjab đất đai phì
nhiêu ra thành các thành phố Amritsar của Ấn Độ và Lahore của Pakistan ngày nay.
Qua
nhiều năm, những xung đột tôn giáo và tranh chấp về vùng Kashmir
bị phân chia đã dẫn đến tình trạng bạo lực, đổ máu.
Dù
cho vẫn căng thẳng trong quan hệ nhưng mỗi khi hoàng hôn buông xuống, hai nước
vẫn cùng tổ chức một buổi lễ đóng cửa biên giới cực kỳ vui nhộn và khí thế.
Chia
tay làn khói bụi của lâu đài Agra
và sự uy nghi của lăng mộ Taj Mahal sớm vài ngày so với dự định, chúng tôi hăm
hở đi tàu hỏa tới thành phố biên giới Amritsa để được tận mắt xem một buổi diễu
hành đá cao chân.
Từ
Amritsa, lái xe 30km về phía tây là đến thị trấn Atari nằm bên cạnh Wagah, cửa
khẩu chính thức duy nhất giữa hai nước.
Hàng
trăm người Ấn đã tụ tập ở đó từ bao giờ. Những người bán hàng rong len lỏi
trong đám đông chào mời từ đĩa CD của Beyoncé (bản lậu) hay mô hình Taj Mahal
cho đến món jalebi, thứ bánh truyền thống được rán vàng ruộm rồi nhúng siro của
Ấn.
Ngay
phía ngoài một cái boong ke xi măng, khán giả được chia thành hai hàng, bên nam
và bên nữ. Ở một nước lộn xộn như Ấn Độ, thật ngạc nhiên khi thấy mọi người lại
xếp hàng ngay ngắn thế.
Tôi
vẫy tay tạm biệt chồng rồi đứng vào hàng dài cùng với những phụ nữ Ấn trong bộ
sari màu sắc rực rỡ. Một người lính biên phòng trông nghiêm nghị khẽ đập vào
vai tôi, đồng thời vẫy chồng tôi lại và chỉ sang một hàng riêng dành cho người
nước ngoài, ở đó cả nam và nữ được đứng chung.
Sau
khi kiểm tra hộ chiếu và khám người để kiểm tra vũ khí, chúng tôi được dẫn vào
một con đường nhựa chạy tới biên giới chính thức, nơi buổi lễ diễn ra.
Con
đường nhựa dài khoảng 100 mét nối từ phía chúng tôi đứng, bên này biên giới
thuộc Ấn Độ, qua cổng thép sang phía Pakistan .
Hai
bên đường đặt khán đài và có lối đi bộ. Trông thì chỗ ngồi có vẻ như được sắp
xếp theo vị trí thứ bậc. Các khách mời đặc biệt người Ấn và các nhân vật quan
trọng được xếp ngồi gần với cổng biên giới nhất, sau đó là các bục xi măng dành
riêng cho khách nước ngoài.
Những
người Ấn còn lại, bao gồm cả đàn ông, phụ nữ và trẻ em thì ngồi sát lối đi, và
trên một khán đài rộng đằng sau chúng tôi.
Từ
chỗ tôi ngồi, chỉ cách cổng biên giới không đến 50 mét, ta có thể nhìn rõ những
người lính Pakistan .
Bên
phía đó, họ cũng chia thành khu vực nam nữ riêng biệt, có nhiều phụ nữ đang vỗ
tay theo điệu nhạc, vẫy cờ Pakistan
và trò chuyện rôm rả. Bên trái là phía đàn ông trông khắc khổ, nhưng các khán
giả nam ở phía này chẳng ai tỏ ra xúc động mạnh khi được tham dự buổi lễ.
Trong
bộ đồ màu trắng, người dẫn chương trình phía chúng tôi hét vang "Hindustan
Zindabad!" (Ấn Độ muôn năm!), và từ bên kia biên giới là âm thanh vọng lại
"Pakistan !"
Tiếng
vỗ tay, bước nhảy rậm rịch và các động tác múa may diễn ra theo nhịp hấp dẫn
của bài hát "Jai Ho" trong phim Triệu phú Khu ổ chuột. Thật khó mà
nhớ ra là chúng tôi đang nhảy múa trên đường biên giới - đúng theo nghĩa đen -
của hai nước vốn có mối quan hệ đầy xáo trộn và bạo lực.
Buổi
lễ bắt đầu với một cú "nổ", mà nói đúng ra là một tiếng thét. Lính
biên phòng Ấn Độ mặc đồng phục ka-ki, trên ngực gắn đầy huân huy chương quý
giá còn trên đầu là chiếc mũ có mào xòe ra như chiếc quạt màu đỏ gắn cao, sặc
sỡ như bộ lông cánh của một chú vẹt đuôi dài.
Một
lính biên phòng mặt lạnh băng rập bước tới micro, hít một hơi dài và hét lên
một tiếng vang dội đến mức nghe được cả tiếng vọng lại từ bên kia bên giới.
Rõ
ràng anh ta đang trực tiếp tỉ thí với đối thủ Pakistan . Hai người lính ở hai quốc
gia đứng cách nhau không đến 100 mét đang có màn thi hét kiểu cổ.
Ngay
khi chàng lính phía chúng tôi kết thúc trận "võ mồm" (chàng Pakistan kia cũng chỉ dài hơi hơn đối thủ người
Ấn có vài giây), anh ta thoăn thoắt rập bước về phía Pakistan , theo sau là năm đồng đội
ưỡn cao ngực.
Họ
hiên ngang bước tới giữa đường và bắt đầu liên tục dậm mạnh, đá cao chân đều
tăm tắp, trong lúc những chiếc mũ lông kỳ dị và vẻ mặt oai nghiêm chẳng hề suy
suyển. Anh lính luôn nhìn gườm gườm về phía Pakistan như để trấn áp đối thủ.
Lúc
này, tinh thần yêu nước trong đám đông dâng cao; tiếng vỗ tay và hò reo cổ vũ
rộ lên từng đợt.
Chàng
lính đã tỷ thí trận võ mồm đi sát tới cổng biên giới và tại đây, anh chàng
hoàn thành một loạt các động tác dậm gót và đá cao chân - có lúc đầu gối anh
hất cao tới nỗi suýt chạm mũi.
Bên
kia, người lính Pakistan
cũng vừa hoàn thành một vũ điệu đầy tính chiến đấu. Họ kết thúc màn nghi lễ của
mình hầu như cùng lúc, và cuối cùng là tung cái nhìn đầy uy hiếp về phía nhau.
Màn
nghi lễ thượng võ này còn tiếp tục trong 20 phút nữa, sáu lính biên phòng lần
lượt giương oai diễu võ. Tôi hào hứng với đám đông vui nhộn xung quanh, vỗ tay
theo nhịp nhạc và thót mình mỗi lúc người lính đá chân thật cao. Các “nghệ sỹ”
tiếp tục màn biểu diễn trước một đám đông reo hò cuồng nhiệt như trong buổi
diễn của Michael Jackson.
Vào
cuối buổi lễ, bầu không khí chùng xuống khi lễ hạ cờ được hai bên tiến hành
đồng thời.
Tôi
đã không chớp mắt để khỏi bỏ lỡ cái bắt tay chóng vánh giữa hai đội trưởng. Và
trong hồi kèn cuối cùng, cánh cổng từ cả hai bên được đóng sập lại.
Đám
đông bắt đầu giải tán dần. Hai vợ chồng tôi ngồi lại để suy ngẫm về những gì
vừa được chứng kiến.
Ấn
Độ và Pakistan
có một lịch sử xung đột lâu dài, nhưng thật ấm lòng khi biết rằng mỗi khi chiều
buông, trong một khoảng thời gian ngắn ngủi thì cả hai nước lại hoà hợp với
nhau thông qua buổi lễ đóng cửa biên giới.
Tawny
Clark
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.