“Cái
này phải bẻ mạnh một chút nữa mới gỡ ra được,” Holly Williams, một người làm
dịch vụ tang lễ nói trong lúc cô cố gắng duỗi các ngón tay, cùi chỏ và cổ tay
của John.
“Thường
thì công việc của tôi sẽ dễ dàng hơn nếu thi thể còn mới”.
Sinh
ra trong một gia đình kinh doanh dịch vụ tang lễ ở phía bắc Texas, Williams, 28
tuổi, tính đến nay đã xử lý khoảng 1.000 thi thể.
Công
việc của cô bao gồm việc đưa các thi thể từ khu vực Dallas-Forth Worth về nơi
chuẩn bị cho tang lễ.
“Hầu
hết những người chúng tôi mang về là từ các nhà dưỡng lão, nhưng cũng có người
chết do bị bắn hay tai nạn giao thông,” cô nói.
“Đôi
khi có người đã chết nhiều ngày hoặc nhiều tuần mới được phát hiện ra và thi
thể của họ đã bắt đầu bị phân huỷ, khiến công việc của tôi trở nên khó khăn
hơn”.
John
đã chết khoảng 4 giờ trước khi thi thể của ông được đưa đến nhà tang lễ.
Khi
còn sống, ông làm việc tại một mỏ dầu và là người khá khỏe mạnh. Ông bỏ thuốc
lá từ hàng chục năm trước và cũng ít uống rượu. Thế nhưng cơn đau tim vào một
buổi sáng tháng Giêng đã khiến John ngã quỵ và qua đời ở tuổi 57.
Giờ
đây, nằm trên chiếc bàn sắt của Williams, thi thể của John đã chuyển lạnh và
ngả màu tím-xám, dấu hiệu cho thấy quá trình phân huỷ đã bắt đầu.
Tự
phân hủy
Thế
nhưng cơ thể của người chết không ‘hoàn toàn chết’ mà vẫn chứa nhiều sự sống
ngay trong quá trình phân huỷ.
Nhiều
nhà khoa học xem thi thể là một hệ sinh thái xuất hiện ngay sau khi chết và
chuyển hoá qua nhiều giai đoạn sau khi quá trình phân huỷ bắt đầu.
Quá
trình phân huỷ bắt đầu chỉ vài phút sau khi chết, bắt đầu bằng giai đoạn ‘tự
phân’.
Ngay
sau khi tim ngừng đập, các tế bào sẽ không còn được cung cấp oxygen. Enzyme bắt
đầu tiêu hoá màng tế bào và rò rỉ ra ngoài trong lúc các tế bào bị tan rã.
Điều
này thường bắt đầu đầu tiên ở gan, vốn giàu enzyme, và ở não, nơi có tỷ lệ
nước cao. Dần dần, tất cả các mô đều bị tiêu huỷ theo cách này.
Các
tế bào máu bị tổn thương sẽ bắt đầu trào ra khỏi cách mạch máu bị vỡ và khiến
da đổi màu.
Nhiệt
độ cơ thể cũng bắt đầu giảm cho đến khi bằng với nhiệt độ xung quanh. Sau đó,
xác bắt đầu cứng dần, bắt đầu từ mí mắt, hàm, cơ cổ, cho đến tay chân.
Ở
người sống, thành phần tế bào cơ có thể co duỗi nhờ hoạt động của hai loại
protein có cấu tạo dạng sợi là actin và myosin, vốn di chuyển sát nhau.
Sau
khi chết, các tế bào này bị mất nguồn cung cấp năng lượng và ngưng hoạt động
khiến các cơ bị cứng lại, còn các khớp xương không duỗi gập được nữa.
Trong
giai đoạn đầu, hệ sinh thái xác chết thường chỉ bao gồm vi khuẩn sinh sống trên
và trong cơ thể.
Cơ
thể chúng ta chứa một lượng lớn vi khuẩn, từ bề mặt cơ thể cho đến nội tạng.
Tuy nhiên nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất là ruột, nơi sống của hàng nghìn tỷ vi
khuẩn thuộc hàng trăm hay thậm chí hàng nghìn họ khác nhau.
Hệ
miễn dịch ngưng hoạt động
Tháng
Tám 2014, Gulnaz Javan, một nhà khoa học Pháp y từ Đại học Bang Alabama tại
Montgomery đã cùng các đồng nghiệp công bố kết quả nghiên cứu về cái mà họ đặt
tên là ‘thanatomicrobiome’ (bắt nguồn từ từ thanatos, tức ‘cái chết’ trong
tiếng Hy Lạp).
“Nhiều
mẫu nghiên cứu của chúng tôi đến từ các vụ hình sự,” Javan nói. “Nhiều người
chết vì tự vẫn, bị mưu sát, dùng ma tuý quá liều hoặc tai nạn giao thông, và
tôi đã lấy mẫu mô từ đó. Do vấn đề đạo đức nên chúng tôi cần được sự đồng ý khi
lấy các mẫu mô đó.”
Hầu
hết nội tạng đều được bảo vệ trước vi khuẩn khi chúng ta còn sống.
Tuy
nhiên ngay sau khi chết, hệ thống miễn dịch ngưng hoặc động, khiến vi khuẩn tự
do lan ra khắp cơ thể.
Vi
khuẩn làm haemoglobin trong máu chuyển thành sulfhaemoglobin
Vi
khuẩn thường bắt đầu lan ra từ ruột, tại các đoạn tiếp giáp giữa ruột non và
ruột già.
Không
bị kiềm chế, chúng bắt đầu đánh chén ruột trước, từ trong ra ngoài, sau đó đến
các mao quản của hệ tiêu hoá và các hạch bạch cầu, lan sang gan và lá lách, rồi
từ đó lên tới tim và não.
Javan
và nhóm của bà đã lấy mẫu xét nghiệm từ gan, lá lách, não, tim và máu từ 11 thi
thể của những người đã chết từ 20 - 240 tiếng đồng hồ. Nhóm nghiên cứu sử dụng
hai công nghệ xét nghiệm DNA tối tân khác nhau, kết hợp với các thông tin
sinh học để phân tích và so sánh thành phần vi khuẩn trong mỗi mẫu phẩm
Các
mẫu xét nghiệm lấy từ các bộ phận cơ thể khác nhau của cùng một thi thể rất
giống nhau, trong khi các nội tạng giống nhau từ nhiều thi thể lại rất khác
nhau.
Điều
này có thể là do cấu tạo khác biệt của các quần thể vi khuẩn trong từng thi
thể, hoặc do thời gian chết khác nhau.
Một
nghiên cứu từng chỉ ra rằng dù các quần thể vi khuẩn trải qua nhiều thay đổi
sau cái chết, sự thay đổi này là khá đồng đều, giúp các nhà nghiên cứu có thể
ước tính khá chính xác được thời gian chết từ ba ngày đến 2 tháng.
Nghiên
cứu của Javan cũng cho thấy các vi khuẩn tràn vào gan 20 giờ sau khi chết và
chúng cần khoảng 58 giờ để lan ra khắp các nội tạng.
Như
vậy, sau khi chúng ta chết, vi khuẩn sẽ lan ra khắp cơ thể một cách hệ thống,
và các bác sỹ pháp y có thể dựa vào thời gian vi khuẩn lan từ nội tạng này sang
nội tạng khác để ước tính thời gian chết.
“Sau
cái chết, cấu tạo các quần thể vi khuẩn thay đổi,” Javan nói.
“Vi
khuẩn lan sang tim, lên não và cuối cùng mới đến các cơ quan sinh sản”.
Có
một điều rõ ràng là các nhóm thành phần vi khuẩn khác nhau thì liên quan đến
các giai đoạn phân hủy khác nhau.
Phân
huỷ tự nhiên
Hoạt động của vi khuẩn thay
đổi hàng giờ trong xác chết
Đối
với hầu hết chúng ta, hình ảnh thi thể là một điều đáng sợ. Nhưng đối với các
thành viên tại Trung tâm Nghiên cứu Pháp y Ứng dụng ở đông nam Texas , việc tiếp xúc
với tử thi là chuyện thường nhật.
Đi
vào hoạt động từ năm 2009, trung tâm này nằm tại một khu rừng thuộc sở hữu của
Đại học Sam Houston State (SHSU).
Vào
cuối năm 2011, các nhà nghiên cứu từ SHSU là Sibyl Bucheli và Aeron Lynne đã
cùng các đồng nghiệp đã mang hai thi thể đến đây và quan sát sự phân huỷ trong
môi trường tự nhiên.
Sau
khi quá trình tự phân bắt đầu và vi khuẩn đã lan ra khắp nội tạng, xác bắt đầu
bị thối rữa.
Các
mô mềm bắt đầu chuyển hoá thành khí, chất lỏng và muối.
Quá
trình thối rữa bắt đầu ngay trong thời gian đầu, nhưng thực sự rõ rệt khi vi
khuẩn kỵ khí tham gia hoạt động.
Việc
thối rữa liên quan tới sự chuyển vai trò hoạt động từ các loài vi khuẩn ưa
khí, vốn cần oxygen để sống, sang các loài kỵ khí, vốn không cần đến oxygen.
Chúng
ăn các mô cơ thể, làm lên men chất đường rồi từ đó sinh ra khí methane,
hydrogen sulphide và ammonia tích tụ trong cơ thể, làm trương phồng khoang bùng
và đôi khi cả các bộ phận cơ thể khác.
Điều
này khiến cơ thể bị chuyển màu rõ rệt hơn.
Trong
lúc các tế bào máu tiếp tục rò rỉ ra từ các mạch máu đã tan rã, các vi khuẩn kỵ
khí tiếp tục biến các phân tử haemoglobin, vốn từng đưa oxygen đi khắp cơ thể,
thành sulfhaemoglobin.
Sự
hiện hữu của loại phân tử này trong cơ thể khiến màu da thi thể chuyển sang màu
xanh đen đặc trưng cho thấy việc phân hủy đang diễn ra.
Ký
sinh trùng
Các
loại khí tiếp tục tích tụ trong cơ thể, gây phồng rộp bề mặt da. Tiếp đến sẽ
là giai đoạn từng mảng da lớn bong ra, chỉ còn dính hờ vào cơ thể đang phân rã.
Cuối
cùng các lượng khí và các lớp mô đã chảy nước thoát ra khỏi cơ thể, mà thường
là qua đường hậu môn và các lỗ tự nhiên khác cùng các vết da rách trên cơ thể.
Đôi khi áp suất quá lớn khiến khoang bụng phình to tới mức nổ toác ra.
Việc
sưng phồng lên thường được coi là dấu hiệu cho thấy quá trình chuyển từ giai
đoạn đầu sang giai đoạn sau của quá trình phân hủy, và một nghiên cứu khác gần
đây cho thấy việc chuyển biến này được xác định bằng việc thay đổi trong
thành phần vi khuẩn trong xác chết.
Cơ
thể trong quá trình phân huỷ trở thành hệ sinh thái của vi khuẩn, côn trùng và
các loài ăn xác.
Hai
loài thường gắn với quá trình phân huỷ là ruồi nhặng.
Ruồi
nhặng phát hiện ra mùi thi thể bằng ăng-ten trên đầu, sau đó hạ cánh xuống thi
thể và đẻ trứng và các khe hở.
Mỗi
con ruồi có khả năng đẻ 250 trứng, và trứng sẽ nở thành giòi trong vòng 24
tiếng.
Giòi
bò nhung nhúc làm nhiệt độ bên trong xác chết tăng cao
Những
con giòi này ăn xác và trở nên lớn hơn, cho đến khi chúng đủ sức chui ra khỏi
cơ thể và phát triển thành ruồi.
Quy
trình này tiếp tục cho đến khi chúng không còn gì để ăn.
Nếu
hội tụ đủ các điều kiện cần thiết, một thi thể phân huỷ sẽ có một số lượng lớn
giòi bên trong.
Các
‘đàn giòi’ tỏa nhiều nhiệt, khiến nhiệt độ bên trong cơ thể lên 10 độ C.
Nếu
như chim cánh cụt thường xuyên di chuyển để giữ ấm thì những con giòi này lại
di chuyển liên tục để hạ nhiệt.
Sự
hiện diện của ruồi thu hút các loài săn mồi khác như bọ cánh cứng, kiến, nhện,
vốn ăn trứng ruồi và ấu trùng. Kền kền và các loài ăn xác khác cũng có thể bị
lôi cuốn.
Nếu
không có các loài ăn xác, những đàn giòi này sẽ ăn hết các mô mềm rất nhanh.
Nhà
khoa học Carl Linnaeus ghi lại trong một nghiên cứu năm 1767: “Ba con ruồi có
thể tiêu thụ hết xác chết của một con ngựa nhanh không kém gì một con sư tử”.
Đất
màu mỡ
Có thể dùng thiết bị bay
phía trên phân tích đất để phát hiện ra thi thể bị chôn vùi bên dưới
Xác
chết bị phân huỷ giúp làm thay đổi thành phần hoá học của phần đất bên dưới,
tạo nên những thay đổi có thể duy trì trong nhiều năm.
Những
phần còn lại trong cơ thể mang lại chất dinh dưỡng cho đất, và sự di chuyển của
giòi giúp mang phần năng lượng bên trong lan ra một môi trường rộng hơn.
Toàn
bộ quy trình này tạo nên một ‘đảo thi thể phân huỷ’ - một khu vực đất đai màu
mỡ.
Theo
một ước tính, trung bình, một cơ thể người có 50-75% là nước và mỗi kg xác khô
thải ra 32g nitrogen, 10g phosphorous, 4g potassium và 1g magnesium ra đất.
Các
loài giun đất và các loài thực vật nhờ đó trở nên khoẻ mạnh hơn.
Những
nghiên cứu về những thay đổi đối với môi trường xung quanh có thể giúp các nhà
điều tra lần ra những thi thể bị chôn trong các vụ án mạng.
Việc
nghiên cứu lớp đất quanh mộ cũng giúp ước tính tốt hơn thời gian chết.
Một
nghiên cứu hồi năm 2008 chỉ ra rằng chất khoáng vô cơ phosphorous rỉ từ cơ thể
vào trong đất ở mức cao nhất vào 40 ngày sau khi chết, trong khi đối với
nitrogen là 72-100 ngày.
Hiểu
biết rõ hơn về những quy trình này sẽ giúp các nhà nghiên cứu pháp y một ngày
nào đó ước tính chính xác hơn thời gian một thi thể được chôn cất trong một
ngôi mộ bí mật.
Mo
Costandi
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.