Linh
mục Nguyễn Văn Lý bị công an bịt miệng trong phiên xử năm 2007.
Toàn
bài này có thể tóm tắt trong một câu: Chửi tục là một quyền tự do ngôn luận cần
được bảo vệ vì có khi những sự việc xảy ra mà cách duy nhất bộc lộ hết cảm xúc
tức giận hay bực bội, là chửi tục.
Cấm
chửi tục, như Thành phố Hà Nội đã ra quyết định “ kiểm tra, xem xét, có
biện pháp xử lý,” là cấm người ta bộc lộ hết cảm xúc của mình, và là vi phạm tự
do ngôn luận.
Nguyên
tắc này được công nhận trong luật Mỹ vào thế kỷ trước, năm 1970. Paul Cohen,
một thanh niên 19 tuổi có việc vào tòa án Los
Angeles để làm chứng trong một vụ án. Lúc này là lúc
chiến tranh tại Việt Nam
đang lên cao và thanh niên Mỹ đang bị động viên vào lính. (Thời đó Mỹ vẫn còn
bắt lính.) Cohen mặc áo khoác trên đó có dòng chữ “FUCK THE DRAFT” (“đ.m. quân
dịch”) và nhiều người trong tòa, trong đó có cả phụ nữ và trẻ em, phải nhìn
thấy dòng chữ tục này. Thế là anh bị bắt về tội gây rối trật tự công cộng.
Khi
kháng án lên tới Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, luật sư đại diện cho Cohen là
Melville Nimmer, một giáo sư luật đại học UCLA. Sau này, các đồng nghiệp cũ của
ông kể lại với sinh viên rằng, khi ra tòa, nhiều người dặn ông là đừng dùng từ
“F” vì vị chánh thẩm Tối cao Pháp viện, ông Warren Burger, là người rất nghiêm
túc.
Chief
Justice Warren E. Burger
Mở
đầu phiên tòa, Chánh thẩm Burger còn bảo, “Tòa đã rất quen thuộc với những dữ
kiện trong vụ án này và ông không cần thiết phải nói nhiều về dữ kiện.” Tuy
nhiên, ngay trong phần mở đầu, ông Nimmer kể ngay về người thanh niên với áo
khoác mang dòng chữ “Fuck The Draft.”
Sau
này, các học giả đánh giá hành động này của Nimmer là một hành động xuất sắc.
Giáo sư Geoffrey Stone đại học Chicago cho rằng ngay lúc ông Nimmer nói lên từ
“fuck” trong tòa là ông đã thắng. Giáo sư Christopher Fairman đại học Ohio State
cho rằng nếu “Nimmer đồng tình với luật cấm kỵ của Burger” thì ông đã thua rồi.
Đúng
vậy. Nếu cho rằng Cohen có quyền dùng từ “fuck” mà chính luật sư của Cohen còn
ngại không dám dùng, thì có tin được không?
Quả
nhiên Nimmer thắng. Trong phán quyết Cohen v. California, với đa số 5-4, Tối
cao Pháp viện công nhận rằng ngôn ngữ có hai chức năng song song, không chỉ
chuyển tải những “suy nghĩ có thể giải thích tương đối chính xác, tách biệt” mà
còn chuyển tải những “cảm xúc không diễn đạt được.”
Những
cảm xúc này nhiều khi không thể miêu tả một cách ôn hòa bình tĩnh được.
Phải
chửi
Vụ
sử dụng hastag “ #ĐMCS” hay “ #DMCS” trên Facebook là một trường hợp
như vậy. Như Paul Cohen phản đối chế độ quân dịch, thì cũng nhiều người phản
đối chính quyền cộng sản.
Có
nhiều điều chính quyền cộng sản làm đáng bị chỉ trích, và những điều này có thể
được đưa ra mổ xẻ, phân tích, phản hồi, theo kiểu trí thức. Cũng như có nhiều
người ở Mỹ từng đưa vấn đề quân dịch ra mổ xẻ, phân tích, để rồi cuối cùng Hoa
Kỳ bãi bỏ chế độ quân dịch và biến quân đội thành hoàn toàn tình nguyện.
Nhưng
có những người như Cohen không thể ôn hòa mà họ cho rằng là phải chửi. Và #ĐMCS
cũng vậy, có những người cho rằng họ không có thể ôn tồn bình tĩnh với cộng sản
nữa, mà phải chửi thôi.
Cùng một chuyện, người này có thể trí thức được, nhưng
người khác thì phải chửi thôi. Ngôn luận của cả hai, cần được công nhận.
Tất
nhiên, người Hà Nội có nhiều lý do để chửi, không phải lý do nào cũng liên quan
đến chính trị hoặc nhà cầm quyền.
Hàng
tôm hàng cá chửi là vì họ có lý do của họ. Nhân danh văn hóa, hay giáo dục, hay
gì đấy để cấm chửi, là ngăn chặn không cho người ta diễn đạt hết cảm xúc.
Không
có người nào giống người nào. Một câu chửi có thể có vẻ chói tai, mất dạy, với
người này, nhưng lại là những lời chí lý đối với người khác. Chính Tối cao Pháp
viện Hoa Kỳ cũng thấy điều này khi phán quyết Cohen viết, “one man's vulgarity
is another's lyric” - một câu chửi tục đối với người này là lời hát êm tai đối
với người khác.
Vũ
Quí Hạo Nhiên
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.