Friday, June 19, 2015

Khỉ nâu: hiện thân của thần thánh trong Hindu giáo

http://baomai.blogspot.com/
Khỉ nâu được cho là hiện thân của thần thánh trong Hindu giáo
Hãy tưởng tượng bạn đã làm lụng cật lực ngoài đồng suốt vụ mùa để kiếm ăn nuôi gia đình.
Bạn đã nhọc công canh tác, vất vả vật lộn với thời tiết, và cuối cùng, sau nhiều tháng nỗ lực, bạn chuẩn bị thu hoạch, đủ ăn cho một năm tới.

Thế rồi thần thánh đến cánh đồng của bạn và ăn hết sạch mọi thứ.

Trong hình hài một con khỉ, thần thánh có vẻ như rất thích thú với hoa màu của bạn, và bắt đầu vừa ăn vừa phá tất tật.

Bạn có vui mừng tột độ và chấp nhận rằng đó là quyền của Thượng Đế? Hay bạn cuối cùng sau khi phải chịu đựng năm này qua năm khác rồi cũng không chịu nổi và phải đánh đuổi Thượng Đế hay còn tệ hơn thế nữa?

Đó là tình thế khó xử mà những người nông dân ở miền bắc Ấn Độ phải đối mặt.

http://baomai.blogspot.com/
Người dân tại đây tôn thờ khỉ nâu, một loại khỉ nhỏ vốn là biểu tượng tín ngưỡng tại Ấn Độ và được xem là hiện thân của thần Hanuman trong Hindu giáo.
Tuy nhiên, khỉ nâu cũng là loài thường xuyên phá hoại mùa màng ở vùng nông thôn.
Nhiều lo ngại rằng nếu xung đột giữa loài này và những người nông dân tăng cao thì con người có thể sẽ ra tay, và thậm chí sẽ đe doạ sự tồn vong của chúng.

Để tìm hiểu kỹ hơn, các nhà khoa học đang nghiên cứu về cách nhà nông nơi đây phản ứng lại với động vật đang tàn phá vụ mùa của họ ở Ấn Độ.

Kết quả nghiên cứu này được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Động vật Hoang dã châu Âu.

Được dẫn đầu bởi Tiến sĩ Sindhu Radhakrishna từ Viện Nghiên cứu Quốc gia Cao cấp ở Bangalore, Ấn Độ, các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến thái độ của người dân trước loài khỉ nâu và cách họ đối xử với chúng, một loài vật có vị thế đặc biệt.

Trong suốt 6 tháng, họ phỏng vấn các nông dân sống ở quận Bilaspur, bang Himachal Pradeshin, bắc Ấn Độ.

image
Nông dân Ấn Độ vẫn sùng kính khỉ nâu, bất chấp sự tàn phá mà loài này gây ra cho mùa màng
Những người nông dân được yêu cầu đánh giá quy mô thiệt hại đối với vụ mùa và kế sinh nhai của họ mà loài động vật này gây ra. Họ cũng được yêu cầu so sánh thiệt hại do khỉ nâu gây ra với thiệt hại gây ra bởi các loài động vật khác.

Số lượng khỉ nâu tại Ấn Độ đã tăng đáng kể, từ 400.000 trong năm 1988 lên 3 triệu trong năm 1994, theo một kết quả thống kê.
Số lượng khỉ nâu cũng đã tăng gấp đôi trong khu vực được nghiên trong vài thập niên qua.

Một thống kê hồi năm 2013-2014 ghi nhận có đến 400.000 con khỉ nâu chỉ riêng ở bang Himachal Pradeshin.

Tuy nhỏ bé nhưng chúng gây tác hại ghê gớm.
“Khỉ nâu tấn công các cánh đồng, ăn hết lúa, hoa màu, phá hoại hầu như hoàn toàn hoa màu vào vụ thu hoạch của người nông dân, gồm cả hoa quả, lương thực ngũ cốc như ngô, lúa mì,” Tiến sĩ Radhakirshna nói.

monkey animated GIF
Loài khỉ này không những chỉ ăn mà còn phá phách hoa mùa. Chúng thường xuyên di chuyển thành những đàn lớn trên đồng ruộng, gây thiệt hại nặng nề cho hoa màu, làm mất nguồn thu của người nông dân.
Tuy nhiên, các khảo sát cho thấy những người nông dân vẫn đối xử với loài khỉ này khác so với các loài khác.

image
Bên cạnh việc ăn hết mùa vụ, khỉ nâu còn di chuyển thành từng đàn lớn, khiến những cây thu hoạch khác bị tàn phá
“Dù biết rằng khỉ nâu là loài động vật phá hoại mùa màng nhưng những người nông dân vẫn tiếp tục xem chúng là một biểu tượng tín ngưỡng,” Tiến sĩ Radhakrishna nói.

“Vì vậy, dù đổ lỗi cho loài khỉ mang lại những thiệt hại vật chất và kế sinh nhai cho mình, họ cũng không dám làm hại cho chúng.”

image
“Người dân ở nhiều vùng tại Ấn Độ không dám động vào loài khỉ này vì cho rằng chúng là hiện thân của thần Hanuman,” bà nói.

“Những người nông dân mà chúng tôi phỏng vấn vẫn xem khỉ nâu như thần thánh, dù chúng phá hoại mùa màng”.

Lợn hoang, cũng là một loài động vật phá hoại mùa màng khác ở bắc Ấn Độ, thì lại khác.

“Người nông dân tỏ ra không ngần ngại giết hại chúng vì cái tội phá hoại hoa màu,” bà Radhakrishna nói.
Thế nhưng kết quả nghiên cứu cũng đi kèm với lời cảnh báo. “Ngay cả niềm tin tín ngưỡng cũng có giới hạn của nó,” bà nói.

“Nhiều nông dân đã xin giấy phép để bắn hạ khỉ nâu, dù điều này chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn vào năm 2010 ở Himacha Pradesh.”

Kết quả khảo sát cho thấy người nông dân chủ yếu đổ lỗi cho chính phủ vì không kiểm soát được sự bùng nổ về số lượng của loài khỉ.

Trong quá trình nghiên cứu, Tiến sĩ Radhakrishna nhận thấy người nông dân vô cùng nhẫn nhịn trước loài khỉ.

image
Tuy nhiên, nếu các vụ phá hoại mùa màng không được giải quyết thì quan điểm này có thể thay đổi.
Xung đột giữa con người và vị thần của họ “không những ảnh hưởng tới người nông dân mà còn đến sự tồn tại lâu dài của loài khỉ nâu,” Tiến sĩ Radhakrishna nói thêm.



Matt Walker

http://baomai.blogspot.com/

Napoleon và một số chuyện về sau
Cái bục giảng và chuyện làm giáo dục
Xả súng tại nhà thờ người da đen ở Charleston
Chiến tranh Nhân dân có hiệu lực trên biển?
Bệnh bí hiểm biến thức ăn trong ruột thành rượu
Những cách chữa thẹn...
Hình ảnh nghèo nàn "thời bao cấp" ở Hà Nội năm 197...
Bức ảnh chiến trường Việt Nam gây tranh cãi
Việt Nam cần Mỹ hơn Mỹ cần Việt Nam
WallTop Forest sẽ là một phần của nhà thông minh t...
Cảnh nóng trên phim ngày càng mạnh bạo?
Di chúc của nhà triệu phú
Hội Nghị Siêu Quyền Lực BILDERBERG
TAA, tương lai TPP và Việt Nam
Trận Waterloo: Răng người chết phục vụ người sống
Có gì để tự hào về bức ảnh “Em bé Napalm”?
Những điều kỳ diệu giữa sa mạc
Tên Đường Việt Nam tại thành phố Houston
Vì sao đại gia vẫn than mình khổ?
Tại sao ném ‘Chuột’ hoài không được?
Vì “đại cục” và đừng ghét Trung Cộng!?
Những năm còn lại trong cuộc đời 
Muốn chống lại Trung Cộng, Việt Nam cần phải làm g...
Thời cơ ly khai với “nhóm lợi ích”
Điều gì khiến các chế độ độc tài vẫn tồn tại?
Loạn thánh, loạn thần ở VN tới mức nào?
Nói gì với tôi của tuổi 22?
Robby nói rằng mẹ cậu mơ được nghe cậu chơi dương ...
Kim cương từ trên trời rơi xuống
Việt Nam xưa đẹp trong tranh họa sĩ Pháp
J.M.W. Turner: nhà danh hoạ chịu hàm oan
Ba kịch bản trên Biển Đông
Người VN tin blog hơn kênh nhà nước
Sự sống ở trên đỉnh những ngọn núi cao
Để đổi đời: Phụ nữ Việt lấy chồng ngoại
Những lý do tôi ghét Việt Nam
Sinh con từ buồng trứng đông lạnh
Thẩm phán gốc Việt tống 7 bị cáo vào nhà giam vì t...
Tường trình về nhân quyền Việt Nam tại Quốc hội Mỹ...
Sự thật về các ‘cụ rùa'

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.