Nhà
nghiên cứu Roslyn Lê cho biết bà đã nghe nhiều câu chuyện về việc đổ vỡ gia
đình, hay mất mát người thân đã đẩy các phụ nữ đó tới chuyện bài bạc.
Nhiều
phụ nữ gốc Việt tại một tiểu bang ở Australia đã bị buộc phải tham gia
các đường dây ma túy để kiếm tiền trả các khoản nợ nần chồng chất vì đánh bạc,
một nghiên cứu cho hay.
Bà
Roslyn Lê đã phỏng vấn hầu hết các phụ nữ thụ án tại hai nhà tù dành cho nữ
giới ở Victoria
cho một nghiên cứu của Đại học Swinburne.
“Điều gây chú ý nhất đối với tôi chính là con số phụ nữ
gốc Việt dính líu vào các đường dây buôn ma túy vì chuyện bài bạc. Một số phụ
nữ đã nói với tôi rằng nếu không có sòng bài, thì chúng tôi sẽ không có mặt
đây. Ngoài ra, tôi cũng còn nghe nhiều câu chuyện về việc đổ vỡ gia đình, hay
mất mát người thân đã đẩy các phụ nữ đó tới chuyện bài bạc”.
Nhà
nghiên cứu này cho biết, con số phụ nữ gốc Việt bị giam giữ tại các nhà tù ngày
càng tăng. Năm 2007, chỉ có 1 trong 20 nữ tù nhân ở Victoria là người Việt. Đến năm 2011, con số
đó đã tăng lên kỷ lục là 1 trong 5 người.
Khi
bà Lê bắt đầu cuộc nghiên cứu vào tháng 11 năm 2010, có 43 phụ nữ Việt Nam bị
giam trong các nhà tù ở Victoria vì các tội danh liên quan tới ma túy.
Nhà
nghiên cứu này đã phỏng vấn 35 người. 20 người trong số đó bị giam giữ vì tội
buôn lậu heroin, và 15 người vì tội trồng cần sa.
Lãi
mẹ đẻ lãi con
Con
số tù nhân gốc Việt là cao nhất trong số các can phạm sinh ra ở ngoài Australia trong các nhà tù ở Victoria .
Những
người phụ nữ này nợ trong khoảng từ 30 nghìn tới một triệu đôla vì đánh bạc tại
một sòng bạc lớn ở tiểu bang này.
Theo
bà Lê, trong lúc túng quẫn, họ đã được những người chơi bạc gốc Việt khác cho
vay, và theo nghiên cứu có tên gọi “Việc làm rủi ro”, những người phụ nữ đó đã
phải trả lãi với mức 10% mỗi tuần.
Lãi
suất cao ngất ngưởng này sẽ dẫn tới chỗ “lãi mẹ đẻ lãi con”, và khi những phụ
nữ này không thể trả được nợ, họ đã bị ép buộc, thậm chí bị đe dọa phải tham
gia các đường dây buôn lậu ma túy hoặc trồng cần sa.
Nhà
nghiên cứu Roslyn Lê đã phỏng vấn hầu hết các phụ nữ thụ án tại hai nhà tù dành
cho nữ giới ở Victoria .
Theo
báo chí Úc, chiến dịch trấn áp các địa điểm trồng cần sa của Cảnh sát Victoria
phát hiện ra rằng phần lớn các nơi đó thuộc “lãnh địa” của gia đình tội phạm
người Việt.
Tiến
sĩ Lê nói rằng dù tất cả các phụ nữ cảm thấy hổ thẹn vì bị bắt do dính líu tới
hoạt động ma túy, rõ ràng là họ đã làm liều khi rơi vào cảnh cùng quẫn.
Khi
được hỏi vài trò của cộng đồng trong việc ngăn chặn sự dính líu của phụ nữ gốc
Việt vào các đường dây ma túy, tiến sĩ Lê nói:
“Tôi
nghĩ cần phải có thêm nghiên cứu về nhiều khía cạnh liên quan tới việc phụ nữ
gốc Việt dính líu tới việc buôn lậu ma túy. Vấn đề gia đình và chuyện bài bạc
chỉ là một khía cạnh. Tôi nghĩ cần phải có thêm hoạt động nâng cao nhận thức
trong cộng đồng, và các chiến dịch thông tin bằng tiếng Việt và phù hợp với văn
hóa của người Việt, nhất là nạn cho vay nặng lãi và các hệ quả từ việc đó”.
Truyền
thông trong nước những năm qua đưa tin về việc gia tăng các vụ bắt giữ các vụ
buôn lậu ma túy qua đường hàng không từ Việt Nam sang Úc.
Báo
chí trong nước dẫn lời Phó Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu của Việt Nam
nói rằng tình hình vận chuyển ma túy từ Việt Nam sang Australia chiếm tỷ lệ cao
trong số các vụ vận chuyển ma túy từ Việt Nam ra nước ngoài.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.