Tuesday, June 2, 2015

Tại sao Mỹ vội vô biển Đông?

http://baomai.blogspot.com/
Thông thường trong các cuộc chiến tranh thế giới, những xung đột vùng, Mỹ nghiên cứu, tinh toán, chuẩn bị, lên kế hoạch kỹ và chậm, nhưng khi tham chiến, đánh thì nhanh. Trường hợp gay cấn ở Biển Đông, Mỹ chuyển trục quân sự sang Á châu Thái bình dương mấy năm trời rồi, TC xây lắp cả một chuổi đảo nhân tạo thành Vạn Lý Trường Thành Bắng cát mới được mấy tháng nay, là Mỹ nhảy vô liền.

Mỹ nhảy vô hoàn toàn không phải muốn cứu Hoàng sa, Trường sa và 5 bãi đá và 90% Biển Đông của VNCS bị TC chiếm cứ. Phương chi Tổng bí thư VNCS mới đi Bắc Kinh triều kiến Tập cận Bình đã định hướng ngoại giao cho CSVN không xích lại gần Mỹ. Thủ Tướng VNCS Nguyễn tấn Dũng hôm 30/4 trong buổi duyệt binh ở Saigon chửi mắng Mỹ thậm tệ, là “đế quốc dã man”. Bộ Trưởng Quốc Phòng VNCS lên biên giới ôm ấp, hun hít Bộ Trưởng Quốc Phòng TC như hai người đồng tình luyến ái. Thế thì mắc mớ gì Mỹ phải bung tàu chiến Fort Worth từ Singapore đi lên và phi cơ thám thính P8 tân tiến nhất thế giới có vũ khi săn bắn tàu lặn tuần tra khu vực TC biến thành khu quân sự và có dấu chỉ đang lập vùng cấm bay trên không phận của Biển Đông.

image
Phân tích cho thấy Mỹ hành động nhanh ở Biển Đông hoàn toàn không phải vì VNCS. Mà trước nhất là vì quyền lợi của Mỹ, tự do hàng hải và hàng không là quyền lợi cốt lõi, quyền lợi quốc gia của Mỹ, ai xâm phạm Mỹ sẵn sàng đáp trả bằng biện pháp quân sự. Mỹ phải hành động phản ứng kịp thời nếu để lâu khi TC hoàn tất, biến những việc làm trái luật quốc tế, gây bất ổn an ninh hoà bình, thay đổi địa lý chính trị và chiến lược trong vùng Biển Đông thành chuyện đã rồi thì vô cùng khó nếu không muốn nói là không thể giải quyết được nữa.

Nên Phụ tá Ngoại trưởng Mỹ, ông Daniel Russel, phụ trách khu vực Đông Á, nhấn mạnh, Washington sẽ tìm mọi cách duy trì khả năng thực hiện quyền tự do lưu thông trên biển và trên không, cho Hoa Kỳ và tất cả các nước khác. Và phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ, tuyên bố bất chấp các căng thẳng, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thực hiện các chuyến bay do thám trên không phận quốc tế ở Biển Đông. TT Phi Luật Tân đồng minh của Mỹ, từng kiện TC ra toà quốc tế về luật biển cũng tuyên bố máy bay quân sự, dân sự Mỹ vẫn cứ bay trên Biển Đông là đường bay quốc tế như thường.

http://baomai.blogspot.com/
Thêm vào đó công luận Mỹ ngày càng thúc bách chính quyền Mỹ phải có thái độ với TC. Đài truyền hình CNN loan tải, phổ biến tổng quát tin và hình TC biến Biển Đông hành lang của đường hàng hải huyết mạch thành Vạn lý Trường Thành bằng cát của TC, với lời đuổi xô cộc cằn máy bay tàu chiến Mỹ đi trên vùng biển, vùng trời quốc tế. Và mới đây nhất báo Washington Post một trong những tờ báo có uy tin nhất của Mỹ trong một bài bình luận quan trọng đòi Washington đáp trả sự khiêu khích của Trung Cộng. Báo này nhấn mạnh, điểm nguy hại nhất là nguy cơ Trung Cộng tìm cách giới hạn lưu thông trên không và trên biển qua khu vực gần các cơ sở mà họ đang hoàn tất ở Biển Đông.

Mặc kệ tờ Hoàn Cầu Thời báo, tờ báo của Đảng Nhà Nước TC nặng tinh thần thượng tôn Hán tộc, ngày 25/05/2015, lên tiếng «không tránh khỏi một cuộc chiến» giữa Trung Cộng và Mỹ liên quan đến Biển Đông, nếu như Washington không từ bỏ yêu cầu đòi Bắc Kinh ngừng xây các đảo nhân tạo trong khu vực này, Mỹ trước sau như một nhất định bảo vệ quyền tự do hàng hải, hàng không.

image
Trước đây ở Đông Bắc Thái Bình Dương, hồi tháng 11 năm 2013 TC đã lập vùng nhận dạng phòng không trên vùng biển đảo Senkaku của Nhật và một phần của biển Nam Hàn hai đồng minh Mỹ hiện có cả trăm ngàn quân Mỹ đang trú đóng ở hai nước này. Mỹ cho phi cơ chiến lược B52 bay ngang, sau đó là phi cơ chiến đấu của Nhật và Nam Hàn bay mà không báo gì cho TC. TC không lên tiếng ngăn chận hay phản đối gì cả. Sau đó báo chí quốc tế đăng tin, TC quê quá, nói gỡ gạc, TC theo sát vụ này. Và cho đến bây giờ máy bay Mỹ, Nhật, bay qua không có chuyện gì xảy ra.

image
Và ở Đông Nam Thái Bình dương, mới đây vào mấy ngày đầu tháng Năm năm 2015 Mỹ cho tàu chiến, phi cơ trinh sát đi tuần tra xung quanh và trên không vùng đảo mà TC mấy tháng nay bồi lắp và xây cất thành căn cứ hải, lục không quân. TC yêu cầu Mỹ rời khỏi lãnh hải của TC. Mỹ không nghe cứ tiếp tục, cho biết đây là vùng biển quốc tế Mỹ cứ đi. Tin tức cho biết Mỹ tuyên bố sẽ tiếp tục các chuyến bay tuần tra bên trên những đảo nhân tạo này, vì đối với Mỹ, đó là không phận quốc tế, như lời tuyên bố của Phụ tá Ngoại Trưởng và Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng đã trích dẫn ở trên. Để ngăn chận tham vọng bành trướng bá quyền của TC ở Biển Đông và để Mỹ bảo vệ an ninh cho nước Mỹ và quyền tự do hàng hải và hàng không quốc tế là quyền lợi cốt lỏi của Mỹ.

Như nhiều chiến lược gia nhận thấy tại các cơ sở quân sự được xây trên các đảo nhân tạo của TC ở Biển Đông, TC có thể phóng hoả tiễn vào nội địa Mỹ, tại các thành phố lớn ven bờ Thái Bình Dương như Los Angeles, San Francisco và căn cứ hải quân lớn nhất của Mỹ là Trân châu Cảng ở TB Hawaii.

image
Muốn hay không muốn Mỹ vẫn còn là một đệ nhất siêu cường thế giới. Từ Tổng thống Obama đến Ngoại trưởng Kerry đã ra những tuyên bố quan ngại về các hoạt động xây đảo nhân tạo của Trung Cộng, Washington nay quyết tâm dùng các phương tiện quân sự để đối phó với Bắc Kinh ở Biển Đông.

Chính quyền Mỹ chuẩn bị dư luận dân chúng Mỹ rất kỹ. Các phóng viên chiến trường của đài CNN lần đầu tiên được theo máy bay Hải Quân tham gia cuộc tuần tra trên máy bay trên vùng Biển Đông. CNN loan tải cho toàn dân Mỹ và thế giới biết khi các phi công Mỹ đáp lại lời xua đuổi của Hải Quân TC bên dưới, rằng máy bay này đang bay ngang qua không phận quốc tế, vô tuyến điện viên Trung Cộng đã bực tức la lên: «Đây là hải quân Trung Cộng. Hãy đi đi». Kế đó tờ báo có uy tin nhất là Washington Post lên tiếng đòi chính quyền Mỹ phải có hành dộng trước những khiêu khích của TC

Kinh tế thế giới bây giờ là kinh tế toàn cầu. Siêu cường thế giới mà không có tự do hàng hải, hàng không thì bó tay, bó chân rồi. Chiến tranh thế giới bây giờ chánh yếu là dựa vào không quân, hải quân mà không có tự do hàng hải, hàng không là chặt tay chặt chân quân lực rồi.

Nếu để TC tự tung tự tác lập căn cứ quân sự và vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông và coi đó là “chủ quyền bất khả tranh cãi” của TC, thì coi như con đường hàng hải huyết mạch từ Eo Biển Mã Lai đi lên sẽ nằm trong vòng kiểm soát của TC. 70% hàng hoá sản xuất của thế giới, 5.000 tỷ đô la hàng hoá của Mỹ qua hải lộ này, gần 100.000 quân Mỹ đóng ở Nhật, Nam Hàn trên nhiều phương diện coi như bị TC phong toả, dù Tập cận Binh lấp liếm nói Thái Bình dương quá rộng cho hai nước Mỹ và TC..

image
Và nếu bất động TC sẽ làm tới ở các nơi này sẽ làm nơi khác, như xuống biển Mã Lai, Nam dương hay qua Vịnh Bengal, thì thế hải thượng của Mỹ từ Thế Chiến 1, 2 và uy lực đệ nhất siêu cường của Mỹ, quyền lợi của Mỹ khắp thế giới coi như suy vi, không còn nữa.

Mỹ nhất quyết phải hành động ngay, phải bảo vệ ngay lúc này, là lúc TC còn yếu hơn Mỹ về hải lực, không lực, cũng như kinh tế chưa nuôi nổi một cuộc chiến tranh với Mỹ. Đây là lúc thuận lợi nhất để Mỹ dùng áp lực quân sự để làm bàn thương nghị với TC. Và trong cuộc khủng hoảng Biển Đông này, Mỹ không kẹt nghĩa vụ hiệp ước bảo vệ lãnh thổ như đối với Nhật với đảo Senkaku và với Phi với bãi cạn Scarborough. Đa số những đảo và 6 bãi đá mà TC chiếm cứ và bồi lắp là của VNCS, Mỹ chẳng có cam kết nào với VNCS. TC ắt cũng biết thân, mình yếu, sẽ dễ dàng thoả hiệp với Mỹ, để hai bên đều có lợi./.




Vi Anh

http://baomai.blogspot.com/


Blogger Người Buôn Gió trong buổi nói chuyện với p...
Vì sao du khách nước ngoài một đi không trở lại VN...
Phụ nữ 92 tuổi lập kỷ lục chạy marathon 42km
Nước Mỹ vĩ đại
Sứ quán Mỹ biết về hành động sai trái của bà Somal...
Obama đặt Tập Cận Bình lên lưng cọp
Ích lợi của ghèn đối với mắt
Trịnh Cung và hành trình của “Những cuộc hoá thân ...
Tưởng nhớ John Nash
Nhạc jazz: vì sao có người yêu kẻ ghét?
Nếu một ngày không có Internet ?
Khi lãnh đạo tôn giáo tôn thờ tội ác
Tiền về nơi đâu?
Ấn Độ: Cưỡng hiếp vợ không phải là tội
Trailer về phim tài liệu Thảm Họa Bắc Thuộc
Gặp Tướng bị 'cải tạo' 17 năm
Những phương pháp luyện trí nhớ
Nên thuê bạn thân vào làm việc không?
150 năm nghệ thuật trên cơ thể
5 bước giúp bạn tránh bị ngốc nghếch
Hỗn chiến ở chợ Đồng Xuân – Berlin trước thềm kỷ n...
Cái chết của Thiếu Tá Nguyễn Anh Tú và vết nhơ lịc...
Phim tài liệu: Chiến trường Việt Nam (phụ đề Việt ...
Khủng hoảng người tị nạn Rohingya
Xung quanh bạn, những thành tựu đổi mới...
Thảm họa từ nền giáo dục chết người
Thị Trưởng PhinDeli Bang Wyoming bây giờ ra sao?
Vì sao dân biểu Mỹ bảo trợ cho tù nhân Việt Nam?
Bỏ chữ 'xin' có tác dụng không?
Những hành vi tệ hại nơi công sở
Falls Church, tuyến đầu mặt trận không tiếng súng
Thành ngữ có gốc lịch sử và xã hội dưới chế...
Danh Ngôn "để đời" XHCN
Làm nguội máy điện toán, không dùng quạt
Phí tổn của Nga tại Đông Ukraine
Có thật là phụ nữ nói nhiều hơn đàn ông?
Nữ phi công đầu tiên lái F-35 Fighter
Ảnh lính Nga 'bị vứt bỏ' sau lễ kỷ niệm
20 cây bút 'từ bỏ Hội nhà văn VN'
Tỷ phú Hoàng Kiều: ‘Bút sa thì gà phải chết’

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.