Cách
chúng ta sử dụng thời gian sống của mình thật đáng kinh ngạc. Nếu bạn sống đến
78 tuổi thì bạn đã mất chín năm xem ti vi, bốn năm lái xe, 92 ngày trong toilet
và 48 ngày quan hệ tình dục.
25
năm để ngủ
Nhưng
khi nói về hoạt động của con người thì có một hoạt động chiếm nhiều thời
gian của chúng ta hơn hết: nếu bạn sống đến 78 tuổi thì có thể bạn đã mất 25
năm để ngủ. Để lấy lại một phần trong thời gian đó có lẽ cũng là điều hợp lý
nếu chúng ta tự hỏi: chúng ta có thể thức liên tục trong bao lâu và mất ngủ
liên tục dẫn đến hậu quả gì?
Tất
cả những ai muốn tự mình kiểm nghiệm câu hỏi này sẽ cảm thấy rất khó thực hiện.
“Sự thôi thúc bạn phải ngủ mạnh đến nỗi nó vượt cả nhu cầu cần phải ăn,” bà
Erin Hanlon, một nhà nghiên cứu tại Đại học Chicago, nói, “Não bộ của bạn đơn
giản là chìm vào giấc ngủ cho dù bạn có cố gắng xua đuổi giấc ngủ như thế nào đi
nữa.”
Tại sao nhu cầu phải ngủ lại mạnh như thế vẫn là một bí ẩn. “Chức năng chính xác của việc ngủ vẫn cần phải làm sáng tỏ,” Hanlon nói. Tuy nhiên, có điều gì đó trong giấc ngủ dường như ‘khởi động lại’ các hệ thống trong cơ thể chúng ta. Hơn nữa, các nghiên cứu cho thấy giấc ngủ thường xuyên và đủ giấc giúp chữa lành các căn bệnh, nâng cao hệ thống miễn dịch, giúp trao đổi chất hợp lý và nhiều lợi ích khác nữa. Đó có lẽ là lý do tại sao chúng ta cảm thấy khoẻ khoắn sau một giấc ngủ sâu.
Còn
nếu bạn thiếu ngủ thì sẽ dẫn tới bạn có nguy cơ bị tiểu đường, các bệnh tim
mạch, béo phì, trầm cảm và các chứng bệnh khác. Ngoài ra chúng ta còn có những
cảm giác rất khó chịu như thiếu năng lượng, cảm thấy choáng váng và cảm thấy mí
mắt nặng trĩu đè trên mắt đang đau nhức. Nếu chúng ta tiếp tục xua đuổi giấc
ngủ thì khả năng tập trung cũng như trí nhớ ngắn hạn của chúng ta sẽ bị ảnh
hưởng.
Nếu
chúng bỏ qua tất cả những điều này và tiếp tục thức liên tục nhiều ngày thì đầu
óc chúng ta sẽ trở nên mất thăng bằng. Chúng ta sẽ trở nên bộc phát cảm xúc,
hoang tưởng và có ảo giác. “Người ta sẽ trở nên ảo tưởng và hơi bị điên,” bà
Atul Malhotra, giám đốc Trung tâm Y khoa Giấc ngủ tại Đại học California ,
San Diego , cho
biết.
Các
tài xế xe tải đường dài có một cách nói để mô tả chứng ảo giác do mất ngủ này:
‘nhìn thấy con chó đen’. Đó là khi họ nhìn thấy một cái bóng xuất hiện bên
đường thì đó là lúc nên dừng tay lái.
Không
sửa chữa được
Nhiều
công trình nghiên cứu đã cho thấy sự suy sụp của cơ thể nếu như bị mất ngủ. Các
hormones gây căng thẳng như adrenaline và cortisol tăng nhanh trong máu và làm
cho huyết áp gia tăng. Trong khi đó, nhịp tim trở nên rối loạn và hệ miễn dịch
trở nên yếu ớt, bà Malhotra giải thích. Những người mất ngủ luôn cảm thấy lo
lắng và có nhiều khả năng mắc bệnh hơn.
“Nếu
có hư tổn gì thì sẽ không sửa chữa được,” ông Jerome Siegel, giáo sư tại Trung
tâm Nghiên cứu giấc ngủ của Đại học California ,
Los Angeles ,
cho biết.
Nhưng
chúng ta phải làm sao nếu giấc ngủ không đến? Một căn bệnh do gien gây ra
hiếm gặp gọi là chứng mất ngủ FFI (mất ngủ gia đình gây tử vong) giúp chúng ta
thấy được những hình ảnh đáng sợ nhất do hậu quả của chứng mất ngủ triền miên
gây ra.
Chỉ
có khoảng 40 gia đình trên toàn thế giới có gien gây ra FFI trong hệ di truyền
của họ. Chỉ một gien khiếm khuyết khiến cho các protein trong hệ thần kinh
biến thành các ‘prion’ và bị mất đi chức năng thông thường của chúng.
“Prion
là các protein có những hình thù ngộ nghĩnh khiến cho người ta thức khuya,” bà
Malhotra nói. Các prion này dồn lại ở các mô thần kinh, giết chết chúng và tạo
ra những lỗ trong não bộ. Một bộ phận đặc biệt bị tổn thương nặng nề
nhất ở các bệnh nhân FFI là vùng đồi thị, một vùng sâu của não bộ giúp kiểm
soát giấc ngủ.
Bệnh
nhân mắc chứng mất ngủ này bất thình lình sẽ hoạt động liên tục không nghỉ
ngơi và phát sinh những triệu chứng kỳ quặc như đồng tử co nhỏ như đầu đinh
ghim hay mồ hôi tuôn. Sau một vài tuần, bệnh nhân FFI rơi vào tình trạng mê
tỉnh. Họ dường như là bị mộng du hay thể hiện những động tác cơ không chủ ý
mà những người bình thường thường làm khi đi vào giấc ngủ. Sau đó họ sẽ bị giảm
cân và mất trí nhớ và cuối cùng là tử vong.
“Tôi
không nghĩ là mất ngủ là nguyên nhân dẫn đến tử vong cho các bệnh nhân này,”
Siegel nói. Tương tự, chiến thuật tra tấn thường dùng là khiến tù nhân mất ngủ
đã không khiến cho tù nhân nào phải tử vong mặc dù họ cũng rất đau khổ.
Áp
lực gây tử vong?
Các
thí nghiệm làm mất giấc ngủ ở động vật cũng đã cho thấy bằng chứng rằng
việc mất ngủ tự thân nó không dẫn đến tử vong nhưng cái làm cho mất ngủ mới
chính là thủ phạm.
Nghiên
cứu của Giáo sư Allan Rechtschaffen tại Đại học Chicago vào những năm 1980 đã
từng đặt những con chuột trên những chiếc đĩa đặt trên một khay nước. Hễ
mỗi lần các con chuột này muốn ngủ như dấu hiệu về sự thay đổi sóng não cho
thấy thì chiếc đĩa sẽ xoay tròn khiến cho chuột tỉnh trở lại.
Tất
cả các con chuột được thí nghiệm đều chết sau một tháng liên tục như thế
mặc dù nguyên nhân không rõ. Giáo sư Siegel cho rằng rất có thể đó là áp lực
bị đánh thức trung bình ‘một ngàn lần một ngày’ đã khiến cho các hệ thống cơ
quan của chuột bị mỏi mòn.
“Đó
là vấn đề của việc diễn giải các nghiên cứu về giấc ngủ ở con người và động
vật. Bạn không thể tước mất giấc ngủ của người và động vật hoàn toàn mà
không có sự hợp tác của đối tượng hoặc không dùng một áp lực nào đó vừa đủ,”
Siegel giải thích, “Nếu xảy ra tử vong thì vấn đề là nguyên nhân là do áp lực
hay do mất ngủ? Phân tích chúng ta không hề dễ dàng.”
Tất
cả những điều này sẽ khiến chúng ta khám phá giới hạn không ngủ của con người.
Nhưng câu hỏi vẫn là: chúng ta có thể thức được bao lâu? Kỷ lục được mọi người
nhắc đến nhiều nhất về một người tự nguyện mất ngủ là của Randy Gardner. Vào
lúc thực hiện kỷ lục này, Gardner chỉ mới là
học sinh trung học 17 tuổi ở San Diego ,
California . Để phục vụ một dự án
khoa học hồi năm 1964, Gardner đã không ngủ liên tục 264 giờ, tức là hơn 11
ngày, theo các nhà khoa học đã theo dõi Gardner.
Adam
Hadhazy
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.