Thursday, June 25, 2015

Cơn nghiện cell phone của tuổi trẻ

http://baomai.blogspot.com/
Có một sự thật không ai chối cãi được là trẻ em ngày nay được sinh ra với cái cell phone (điện thoại di động) bên cạnh. Ngay từ lúc các em chào đời, các bà mẹ trẻ đã sử dụng điện thoại di động để điện đàm khi còn ôm chúng trong lòng suốt 24 giờ một ngày. Có người còn dùng điện thoại di động hay tablet cho trẻ ngậm thay núm vú giả hay làm trò chơi để dụ chúng ăn hay dỗ chúng nín khóc.
http://baomai.blogspot.com/
Bạn có bao giờ tưởng tượng ra cảnh một em bé trước khi học nói và học đi đã học những trò chơi games trong các ứng dụng (The apps) của điện thoại thông minh (smart phone). 
Chúng sẽ bắt chước, nói những gì mẹ chúng nói trên điện thoại và nghe những gì chúng nghe được từ phía kia của đầu dây. Hầu hết các bà mẹ thời đại đều một tay cầm cell phone, một tay cầm bình sữa cho các bé bú. Nhờ vậy trí thông minh của các em phát triển nhanh hơn là điều hẳn nhiên và khi các em đến tuổi vào lớp 1. Sau này, các em có thể chơi, hay xuất sắc hơn thì lập trình được các games và apps của riêng mình. Có thể nói là các em có thể học 60% từ computers (máy điện toán) và cell phones, 20% từ cha mẹ và 20% từ giáo dục của trường lớp.
http://baomai.blogspot.com/
Hậu quả này tốt hay xấu? Cái gì cũng có hai mặt, xấu và tốt nhưng có một điều tốt mà cũng xấu là, các em sẽ giỏi hơn, nhưng trưởng thành nhanh hơn những  trẻ của các thế hệ trước đây. Tuổi thơ của các em sẽ khác đi, lanh lẹ, đa năng, bận rộn hơn, bớt hồn nhiên và ngây thơ so với tuổi thật của các em.  Đó là chưa kể đến cái hại của phóng xạ viba tác dụng trên óc các em mà tôi sẽ trình bày ở phần dưới.
Một cô giáo dạy kèm cho các em đã than phiền rằng: “Tôi có dạy kèm cho hai em  mới 3, 4 tuổi mà chúng đã được sở hữu cell phone, tablets. TV trong nhà thì lúc nào cũng được mở lên. Tôi rất khó nhọc trong việc dạy các em ngồi yên và tập lắng nghe người khác trò chuyện vì đôi mắt chúng lúc nào cũng bận rộn chăm chú vào các màn hình, hết lớn rồi tới nhỏ.”  
image
Tương lai, sẽ không còn cái cảnh các bậc cha mẹ bỏ nhiều thì giờ của họ để sinh hoạt và dạy dỗ cho các em về kinh nghiệm của cuộc sống. Mối liên hệ tình cảm ràng buộc giữa gia đình, cha mẹ và con cái sẽ dần phai lạt.
Và cũng không ai còn ngạc nhiên khi nghe câu chuyện, trẻ em 6 tuổi đã được các bậc phụ huynh cho phép có điện thoại di động riêng. Trong khi cách đây chỉ vài năm, hầu hết những em phải lên trung học mới có quyền sử dụng. Một kết quả trong cuộc thăm dò mới nhất của công ty VoucherCloud đã làm sửng sốt mọi người. Công ty này đã hỏi 2290 phụ huynh có con vào độ 6 tuổi ở Hoa Kỳ về việc này và được trả lời rằng 53 % các em được cho phép có cell phone.
Trong một trang mạng “Kids wireless use fact”, họ đã đưa ra những con số thống kê sau đây. Có khoảng 71% những gia đình có con nhỏ dưới tám tuổi có cell phone. Trong số 60% những gia đình cung cấp cell phone cho con họ từ 10 tới 11 tuổi,  họ cũng cho các em tuổi, 8, 9 có cell phone.
Như vậy động lực nào đã làm dấy lên phong trào trẻ dùng điện thoại di động , khi các em mới chập chững bước vào bậc tiểu học. Lý do được đưa ra chính là sự an toàn cho các em. 
Có 33.33% phụ huynh nói rằng họ muốn liên lạc được với các em bất cứ khi nào họ cần. 
20% bảo mục đích họ mua cell phone cho các em vì nó giúp trẻ có thể giữ mối dây liên lạc với gia đình và bạn bè. Và 20% thấy rằng các em được cho phép có điện thoại  di động vì bạn bè đồng trang lứa với các em cũng có và rất có lợi.
http://baomai.blogspot.com/
Tuy nhiên, tuổi nào mới là tuổi đúng và thích hợp cho trẻ sở hữu điện thoại là đề tài gây nhiều tranh cãi cho các bậc làm cha mẹ, ông bà. Do đó, có người tin rằng cái lợi của sự an toàn và tiện lợi cho việc liên lạc đánh bại cái nguy hại của sự lợi dụng hay dùng sai. Họ cũng tin rằng điều này góp phần trong việc tạo cho trẻ một cá tính độc lập-điều này cần cho một trẻ được trưởng thành. 
Ngược lại số người phản đối thì nêu ra những cái hại như: trẻ dễ lên mạng, vào các mạng chơi game online, vào chat room, bị quấy nhiều tình dục hay tiếp xúc với những người lạ nguy hiểm . Những tên giết người, và tội phạm tình dục thường săn mồi trên mạng. Các em còn bị quyến rũ và ghiền đánh tin nhắn (text) nữa. Hóa đơn tiền điện thoại sẽ lên cao vì các em không biết kiểm soát hay để ý đến những dịch vụ có khi phải trả tiền và những dịch vụ này thường  đắt tiền hơn nhiều so vớicác  dịch vụ SMS tiêu chuẩn.
http://baomai.blogspot.com/
Chưa kể các em còn phải đối diện với những trò bắt nạt qua mạng và những cuộc gọi bất ngờ không lường trước. Bởi vì những kẻ bắt nạt hay sử dụng cell phone như một công cụ để đe dọa, xúc  phạm hoặc quấy rối người khác. Cho nên họ nghĩ khi các em bắt đầu vào tuổi thiếu niên(teen) mới là số tuổi thích hợp cho có cell phone.
Những chuyên gia tâm lý nói gì về vấn đề này?. Bác sĩ tâm lý Fran Walfish của Beverly Hills Psychotherapist, cũng là tác giả của cuốn sách “The Self-Aware Parent” khuyên: “Phần lớn, không nên tùy thuộc vào sự trưởng thành sớm của trẻ, mà phải đợi chúng ít nhất là lên 10, độ tuổi 12 hay 13 là lý tưởng.” Chúng ta cũng không nên vì thấy chúng tỏ ra khôn ngoan, biết trách nhiệm mà mua cell phone cho trẻ 6 tuổi.  Hay vì các bạn đồng trang lứa chúng có mà bắt chước mua cho chúng vì sau đó bạn sẽ phải tiếp tục sắm điện thoại cho chúng khi chúng lên 8, 10, 12, 14, 16…Ngoài ra trẻ em vào lứa tuổi 6, 7 luôn luôn làm mất đồ và hay để lạc những vật mà chúng sở hữu và bạn cứ sẽ phải mua cái khác cho chúng khi chúng đánh mất.
http://baomai.blogspot.com/
Ngoài ra theo một số chuyên gia bên Anh quốc, chuyên nghiên cứu về tác hại của đt di động. Họ đã cảnh báo rằng, không nên cho trẻ em dùng nhiều điện thoại di động vì có thể cái óc nhỏ bé của chúng sẽ gặp khó khăn trong vấn đề tăng trưởng. Bức xạ điện từ trường sẽ thoát ra từ điện thoại di động khi máy bắt đầu mở và khi điện đàm. Vi ba bức xạ xâm nhập xương sọ, vào não bộ, mắt, mũi và các tế bào trên mặt. Nó có thể làm giảm trí nhớ ngắn hạn. Bức xạ cũng ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch, theo khoa học gia Roger Cogwill. 
Các khoa học gia của Karolinska Institute bên Thụy Điển đang nghiên cứu về hậu quả nàỵ. 
Những thiết bị có chất kim loại là chất thu hút bức xạ vi ba từ cell phone nhiều nhất. Thí nghiệm cho thấy những người phải đeo kính dùng đt di động thì ảnh hưởng của bức xạ vào mắt tăng 20%, vào đầu tăng 6%.  Lý do có thể là do khung kính đeo mắt có kim loại. 
http://baomai.blogspot.com/
Nhiều người có răng trám bằng kim loại than phiền có cảm giác nóng nóng trong miệng và đau nhức răng khi nói chuyện trong cell phonẹ. Theo báo Úc Sunday Telegraph ngày 2 tháng 5 1999, bức xạ từ điện thoại di động gây ra khuyết tật cho trên 10.000 con gà con vì trứng tiếp cận với chất bức xạ nàỵ
Vì thế, đối với các em dưới 16 tuổi, tác hại của sóng cell phone ở lứa tuổi này sẽ cao hơn so với người trưởng thành.
Các cuộc tranh luận về vấn đề tuổi nào mới thích hợp cho trẻ dùng cell phone vẫn còn đang tiếp diễn. Tuy nhiên quyền quyết định và những hậu quả của đúng hay sai, tốt hay xấu vẫn nằm trong sự phán đoán của các bậc phụ huynh. Suy nghĩ cho thật kỹ các bạn nhé.


Trịnh Thanh Thủy

Tài liệu tham khảo
-Study: 53 percent of kids get a cell phone at age 6

http://abc11.com/technology/study-53-percent-of-kids-get-a-cell-phone-at-age-6/637577/

http://baomai.blogspot.com/

Đất lành chim đậu !
Nghĩ thoáng về chuyện đọc thơ
Ðiền Nguyễn: tác giả bài hát Nation of America
Việt Nam ngả mạnh về Mỹ, quay lưng với Trung Cộng
Suy nghĩ về Giáo sư Trần Văn Khê
Tiền và hạnh phúc: Mối liên hệ bí mật
Bài diễn thuyết hay nhất từ Charlie Chaplin gửi tớ...
Putin: "không liên minh với Trung Cộng"
Dễ như làm công an xã
Công an muốn truy tố Trang Trần
Một vụ lừa ngoạn mục của giới luật sư Đức
Chữ Nghĩa Việt Cộng
Việt Nam lại như thời Tự Đức?
Chuẩn bị cho những xáo trộn nghiêm trọng ở Nga
Những điều mạo hiểm nên thử trong đời
Bài viết của Lm Nguyễn Duy Tân
Thiền là chấp nhận
Nhật Bản kỷ niệm Trận chiến Okinawa
Tác giả nhạc phim Titanic tử nạn
Bi kịch của thiên tài
Băng vệ sinh Anion_China nhiễm phóng xạ
Những gì bắt đầu từ đây sẽ làm thay đổi thế giới
Phép lạ cho Carly?
Mai Linh Tôn với niềm vui 'bước chân vào Harvard'
Bất động sản thế giới đi về đâu?
Bên trong nhà tù ghê rợn nhất thế giới
Giáo dục VN 'đẽo cày thành tăm'
Giá như ông cha ta đừng 'cứng đầu’
Nướng thịt ngon với 'công nghệ Harvard'
Chân dung khỏa thân gây chấn động
Tình dục và bạo lực: Nhà nghỉ trong phim ảnh
Cha già gửi con gái nhân ngày Father’s Day
R.I.P: Nhạc sĩ Thanh Bình
Ải Nam Quan là của người Việt Nam
Quyền chửi là tự do ngôn luận
Khỉ nâu: hiện thân của thần thánh trong Hindu giáo...
Napoleon và một số chuyện về sau
Cái bục giảng và chuyện làm giáo dục
Xả súng tại nhà thờ người da đen ở Charleston
Chiến tranh Nhân dân có hiệu lực trên biển?

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.