Những người yêu âm
nhạc trên khắp thế giới từ lâu đã tranh luận quanh câu hát đầy nghịch lý: “Bạn
có thể trả phòng bất cứ lúc nào bạn muốn, nhưng bạn không được phép rời đi”
trong bài Hotel California (Khách sạn California) của nhóm Eagles, ra đời năm
1977.
Theo tôi thì họ nên
đặt tên bài hát là Motel (nhà nghỉ) California. Viễn cảnh đáng sợ trong bài hát
ấy không khiến ta cảm nhận một nơi nghỉ dưỡng có dịch vụ tốt như một khách sạn,
với những người khuân vác hành lý và nhân viên lau dọn qua lại tấp nập.
Thay vào đó, lời bài
hát miêu tả sự cô lập giống như trong một nhà nghỉ.
Cảnh trong phim Lolita
Bài hát là tiếng ai
oán từ những ngôi nhà nghỉ đáng sợ mà chúng ta thường thấy trong phim, và những
câu hát khó hiểu có thể được xem như khẩu hiệu chung cho toàn bộ căn nhà nghỉ,
khắc phía sau bàn lễ tân. Có rất nhiều người trả phòng - để lại chìa khoá ở lễ
tân - nhưng lại không mấy ai rời đi.
Những cảnh đấu súng
đẫm máu cũng thường lấy bối cảnh nhà nghỉ.
Nêú như Javier
Bardem nổ súng xông vào một nhà nghỉ trong phim No Country for Old Men (2007)
thì Ryan Gosling đã lại nổ súng mở đường máu thoát ra khỏi một nhà nghỉ khác
trong phim Drive (2011).
Một điểm đáng chú ý
trong tất cả những cảnh này, là những người cùng trọ trong nhà nghỉ chưa bao giờ
bị mắc kẹt giữa làn đạn hay ló đầu ra tự hỏi chuyện gì đang xảy ra.
Nguyên nhân dẫn đến
điều này có thể là do các nhà làm phim xem nhà nghỉ là nơi xa lánh với thế giới
bên ngoài, nơi không ai có thể nghe thấy tiếng kêu gào của bạn.
Nhà nghỉ thường nằm ở
ngoại ô, ở cạnh đường cao tốc, hay ở một nơi xa xôi nào đó, lạc lõng giữa một đất
nước rộng lớn. Trong khi đó, khách sạn thường kèm theo những khu vực khác như
quán bar, nhà hàng và đại sảnh.
Lo sợ
Nhà nghỉ cũng là một
hình ảnh đối lập với nơi linh thiêng nhất đối với người Mỹ: Ngôi nhà.
Như nhà bình luận
phim Phillip French từng viết: “Khách sạn là một xã hội thu nhỏ, căn nhà là biểu
tượng của gia đình và sự nối tiếp, trong khi nhà nghỉ đã trở thành biểu tượng của
sự lo sợ và ghẻ lạnh”.
Khi nhìn vào nội thất
căn phòng của nhà nghỉ, chúng ta thường nghĩ ngay đến một kẻ du thủ du thực nào
đó phải dừng bước tại đây.
Nghịch lý ở đây là nếu
phim về những chuyến hành trình làm nổi bật lên truyền thống định cư và tính cá
nhân mạnh mẽ của người Mỹ, cũng như ca ngợi sự tự do đi đến bất cứ đâu trên xe
của mình, cảnh nhà nghỉ dường như là một cú đạp thắng, trừng phạt nhân vật
chính bằng sự giam cầm trong cô độc.
Đó là điều mà tôi
nghĩ vẫn là câu đố đối với người Anh. Nếu bạn tìm kiếm bằng chứng cho thấy Anh
quốc và Hoa Kỳ là hai nước bị chia rẽ bởi cùng một ngôn ngữ, không từ nào thể
hiện điều này tốt bằng từ ‘nhà nghỉ’.
Nếu ở Anh, nhà nghỉ
được sử dụng để tạo thêm vẻ sang trọng cho một chương trình truyền hình gợi nhớ
về thời mà những người bán hàng phương xa xuất hiện trong dáng vẻ lịch lãm, thì
trong các bộ phim, một người đàn ông xuất hiện trong nhà nghỉ là một người muốn
giấu điều gì đó.
Nhân vật JD do Brad
Pitt thủ vai quyến rũ Louise trong phim Thelma và Louise
Tìm phòng nghỉ
Điều này mang chúng
ta tới điều mờ ám khác diễn ra phía sau cánh cửa đóng kín của nhà nghỉ:
Tình dục
Nhiều người có lẽ vẫn
còn nhớ một trong những bộ phim thành công đầu tiên của Brad Pitt, khi anh này
vào vai JD trong phim Thelma và Louise (1991). Nhân vật của Geena Davis gặp nhiều
bất hạnh trong hôn nhân trước khi bắt gặp JD. Thế nhưng chẳng có gì tốt lành có
thể đến từ tình dục trong nhà nghỉ, và JD đã lừa phỉnh lấy tiền của những người
phụ nữ.
Trong phim Sideways
(2004), kể về chuyến đi của hai chàng trai về vùng nông thôn sản xuất rượu vang
tại California, bức tường nhà nghỉ trở thành nơi nhân vật của Paul Giamatti
hoài niệm về mối tình đổ vỡ của mình. Tiếng thành giường đập vào tường từ phòng
bên kia của người bạn đồng hành không giúp cho tâm trạng của anh ta khá lên
chút nào.
Nhà nghỉ còn là nơi
nhân vật Humbert Humbert trong tác phẩm Lolita của Vladimir Nabokov hẹn hò với
người con gái riêng 12 tuổi của vợ. Tác phẩm này được dựng thành phim vào năm
1962.
Khi các nhà phát
hành bỏ chạy trước tiểu thuyết hay nhưng cũng đầy tai tiếng của Nabokov, ông
nói với họ rằng một nhà xuất bản nào đó nên mang cuốn sách ra trước công chúng
Liên Xô, vì nó thực chất là sự lên án những căn nhà nghỉ ven đường của Mỹ.
Và cũng giống như những
kẻ vô tội đã đi quá xa khỏi đường cao tốc, chúng ta đến với nhà nghỉ Bates. Tác
phẩm Psycho của Hitchcock đã kết hợp tất cả các yếu tố của tình dục cũng như bạo
lực bằng một công thức không thể tốt hơn, khiến bộ phim xứng đáng mang danh hiệu
là fons et origo (cái nôi) của dòng phim rùng rợn.
Stephen Smith
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.