Ai
cũng biết VC là vua chơi chữ, lúc chúng mới vào miền Nam , cũng như bây giờ. Chúng bày ra
nhiều danh từ quái dị, ví dụ “bức xúc”, không biết từ tiếng nào ra (đúng nghĩa
là “cần kíp”, nhưng người dân lại dùng như “khó chịu, bực bội”: nghe nó
nói, tôi bức xúc quá) hoặc “ẩm thực”, từ Việt Hán, trong khi đã có sẵn chữ
Việt thuần túy “ăn uống”, hoặc “lô-gích” bởi tiếng Pháp logique,
nghĩa tiếng Việt là “hợp lý”. Thật là dốt mà hay nói chữ.
Vốn
sắt máu, VC dùng những danh từ mang giọng tranh đấu, đàn áp, bắt bớ. Từ ngữ vô
tội bỗng bị “nâng cao quan điểm”, trở thành phương tiện phô bày bản chất võ
biền nằm trong tiềm thức của chúng. Vài ví dụ:
-
giải phóng mặt bằng; giải phóng chất khí
-
quản lý đời em, quản lý đời anh (lấy vợ, lấy chồng?)
- xử
lý hạt giống; xử lý từ xa (remote control?) ; xử lý văn
bản
- khống
chế tốc độ; khống chế chi tiêu
-
giáo án (thay vì bài dạy)
Vân
vân...
Tương
tự chữ chém trong từ ngữ dưới chế độ phong kiến ngày xưa, như theo
một chuyện khôi hài ta thường được nghe kể: Thay vì nói “đang cắt khoai ăn”,
một vị thuộc hoàng tộc đã trả lời: “Mệ đang chém củ khoai.”
Từ ngữ VC chuyển biến, đổi màu như cắc kè tùy
theo lập trường, hoàn cảnh. Cũng là phi công nhưng của “ngụy” thì trở
thành giặc lái, của bọn chúng là chiến sĩ lái. Đối với Trung Cộng, khi
còn là tay sai, VC nâng bi hết cỡ: nào là “đồng chí anh em”, “tình hữu
nghị Việt-Trung thắm thiết, môi hở răng lạnh, đời đời bền vững”, “trăng Trung
quốc sáng hơn trăng Mỹ [đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sĩ]”. Khi bị
Tàu Cộng đánh cho tơi bời ở biên giới cuối thập niên 70 thì chúng chửi các
“đồng chí anh em” là “bọn bành trướng Bắc Kinh”, “chủ nghĩa Xi-ô-nít
(sionisme) xâm lược”. Khi đã bán đất, bán biển cho Trung Cộng, và ở cái
thế đầy tớ, VC sợ bọn này đến mức không dám viết “tàu Trung quốc bắn chìm
thuyền đánh cá Việt Nam”, mà gọi là “tàu lạ”.
***
Tuy
nhiên, khi cần lừa bịp, bọn lãnh đạo VC không ngần ngại dùng cả kho từ ngữ nghe
rất xây dựng, ngọt như mía lùi: đi tù thì chúng gọi là đi học
tập (cải tạo). Một nhà văn bạn đồng tù của tôi, nguyên là nhân viên Việt
Tấn Xã, thỉnh thoảng ghé tai, nói nhỏ:
-
Tao phải đề nghị cái thằng viết bức thông cáo kêu gọi quân nhân “ngụy” đi trình
diện học tập cải tạo sau ngày 30/4/75 được lãnh giải Nobel về văn chương láu
cá...
-
Chúng bắt binh sĩ, hạ sĩ quan tập trung “học” tại chỗ ba ngày, rồi cho về thật.
Sĩ quan cấp úy cũng "được" đi học, và đem theo lương thực đủ 10 ngày.
Cấp tá mang theo lương thực đủ một tháng. Thì thử hỏi bố ai mà không tin?
Nuốt
một hớp nước cho đỡ tức, anh ta tiếp:
-
Mới đây, thằng cha X đứng lên hỏi: “Thưa cán bộ, tại sao trong thông cáo trình
diện, Cách mạng nói học tập mườì ngày, mà bây giờ học đã hơn một năm rồi, chúng
tôi chưa được về?” Thằng quản giáo cười khinh khỉnh, trả lời tỉnh bơ: “Đâu, anh
chỉ tôi xem chỗ nào trong thông cáo Cách mạng nói các anh “học tập mười ngày”?
Thông cáo chỉ bảo “mang theo lương thực đủ mười ngày”. Anh thấy không, mười
ngày ăn hết thì Cách mạng cung cấp tiếp kia mà!”
Cứng
họng. Anh bạn VTX lắc đầu chép miệng:
-
Tiên sư chúng nó, đau như hoạn, tức như bò đá. Tao cũng không rõ, tại chúng
mình ngu, hoặc tại chúng nó quá lưu manh?
Ngừng
một giây, anh ta phun tiếp:
-
Hoặc là tại người quốc gia mình quá ngay thẳng, nếu không nói là ngây thơ, nên
suốt đời bị chúng nó lừa, từ 1945 tới hôm nay.
Có
thể anh ta nói đúng: cho đến bây giờ, một số người tỵ nạn chúng ta vẫn còn ngây
thơ trước từ ngữ của VC, bị bịp hoài mà vẫn chưa tởn. Ngày nay, sau khi chạy
trối chết ra tới hải ngoại, an toàn rồi, mà bọn VC vẫn đuổi theo phá đám, dụ
dỗ, lần này bằng những lời đường mật, dĩ nhiên, đầy dẫy trong Nghị quyết 36,
nào là Việt Kiều, “khúc ruột ngoài ngàn dặm”, “bộ phận không thể tách rời của
dân tộc Việt Nam” (thay cho “bọn vượt biên là ma cô, đĩ điếm” trước
kia), nào là “quê hương là chùm khế ngọt”, “hãy hoà giải hòa hợp, xóa bỏ hận
thù”, nào là “hãy đem tiền bạc và chất xám về xây dựng đất nước, đầu tư
đi, làm từ thiện đi, về mua nhà mua đất, hưởng già đi, gái Việt Nam bây giờ đẹp
lắm, đẹp lắm...”
***
Tại
trại cải tạo Vĩnh Phú, có anh bạn đồng nghiệp tại trường Đại Học CTCT Đà Lạt,
tên Nhung, kiếm đâu ra được chức thủ kho dụng cụ lao động, cũng nhàn và ấm
thân. Một hôm, anh ta kể, một tên công an vẻ phách lối đến mượn cái xẻng. Theo
thủ tục ai mượn cũng phải ghi tên vào sổ. Thủ kho, người Bắc, lịch sự hỏi:
-
Xin cán bộ cho biết quý danh.
Tên
nọ không hiểu "quý danh", há mồm, ngơ ngác, suy nghĩ một hồi, rồi đột
nhiên sừng sộ:
-
Anh vi phạm nội qui. Ai cho anh nói tiếng nước ngoài hử?
Nhung
sửng sốt, á khẩu. May phước, nhờ các bạn đồng tù xúm vào thông dịch giùm, anh
ta mới thoát nạn, sau khi bị xỉ vả tận tình:
-
Bây giờ mà anh vẫn còn ôm chân đế quốc, dùng toàn là chữ tư bản, phản động.
***
Ngày
Chúa Nhật tù nhân thường được nghỉ lao động. Nhưng thỉnh thoảng bọn cán bộ bắt
làm cái mà chúng gọi là “lao động xã hội chủ nghĩa”, kiểu volunteering ở
Mỹ, ví dụ đào “ao cá Bác Hồ”, "trồng cây Bác Hồ", "trồng rau cải
thiện". Coi như mất toi một buổi sáng. Tôi đang nằm ngủ nướng, anh tù đội
trưởng, tên Dũng, đến vén mùng lôi dậy:
- Đề
nghị anh thức dậy đi lao động xã hội chủ nghĩa.
Tôi cự nự:
-
Anh đề nghị, nhưng tôi từ chối, được không?
Dũng
là một đội trưởng tốt, đấu dịu:
-
Trong từ ngữ tụi nó, đề nghị có nghĩa là bắt buộc đó cha
nội. Không biết mà cứ lý sự hoài, khổ quá!
***
Thời
gian đầu mới ra Bắc, sĩ quan tù nhân bị giam ở những trại do “bộ đội” quản lý
được dựng lên cấp thời bằng gỗ, tranh, nứa. Dãy hố vệ sinh được đào phía sau nhà
(khác với những trại Công an sau này, như Vĩnh Phú, phòng tiêu tiểu cất ngay
trong mỗi buồng). Ban đêm, tiểu tiện, đại tiện tù nhân phải xách đèn ra trước
vọng canh, hô to, xin phép vệ binh. Những thằng vệ binh, đa số gốc nhà quê, nói
ngọng, dùng nhiều thứ thổ ngữ địa phương khác nhau.
Tại trại Hoàng Liên Sơn, thường xuyên có tiếng
vang lên trong đêm trường lạnh lẽo:
-
Báo cáo cán bộ, tôi xin đi tiểu.
Vệ binh gác hỏi:
-
Đi tiểu là đi đâu?
-
Là đi tè, tức đi đái đó...
-
Đi đái thì nói đi đái, còn văn vẻ đi tiểu với đi đại... Được.
Đêm sau, rút kinh nghiệm, một tù nhân khác xin
phép một thằng vệ binh khác:
-
Báo cáo cán bộ, tôi xin đi đái.
Tiếng từ vọng gác:
-
Đi đái... anh ăn nói kém văn hóa quá.
-
Vậy cán bộ bảo tôi nói thế nào?
Thằng vệ binh:
-
Đi giải.
Một đêm khác, một cải tạo viên khác:
-
Báo cáo cán bộ, tôi xin đi giải...
Tiếng vệ binh:
-
Không được. Đi đái thì nói đi đái. Giải gì? Giải rút hả? Dân Nam bộ mà cũng
tập nói tiếng Bắc. Nói lại.
Được lời như cởi tấm lòng, anh cải tạo viên la
lớn:
-
Báo cáo cán bộ, tôi xin đi đái.
Âm “ái... ái... ái” vọng lên trên dãy núi
Hoàng Liên Sơn trong đêm vắng lặng, nghe “khẩn trương”, đau khổ.
-
Được.
Cũng may, vào thời kỳ đó, đa số sĩ quan còn
trẻ, còn khỏe, thận tốt, nên ráng nhịn được. Nhưng những ông già trên sáu bó,
đứng tranh luận về chữ nghĩa kiểu này, giữa trời sương lạnh, chưa kịp đến hố đã
“giải phóng” ra quần mất rồi.
***
Chuyện
bị Tào Tháo rượt sau đây thì bất kể tuổi tác, già trẻ, nhiếp hộ tuyến sưng hay
không sưng. Cũng tại trại Hoàng Liên Sơn, cũng lại chuyện chữ nghĩa. Một cải
tạo viên, vì buổi chiều lén ăn sắn sống, nên đang đêm bị đau bụng, xách đèn
chạy vội ra vọng gác, khá xa.
-
Báo cáo cán bộ, tôi xin đi cầu.
Thằng vệ binh, giọng còn trẻ:
-
Không được. Giờ này anh đi ra cầu nàm cái gì, có ý đồ gì?
Anh
bạn ta, Nam
kỳ rặt:
-
Hổng phải đâu, đi cầu là đi ỉa đó. Lẹ lẹ giùm lên cán bộ, tui chịu hết nổi
rồi...
-
Không được, anh phải học cách ăn cách lói cho đúng văn hóa, nghe chửa: tôi
xin phép đi đại tiện.
Các anh toàn nà người có tú tài hai, tú tài ba mà không
biết dùng chữ cho đúng và nịch sự. Anh lói nại đi...
Bạn ta trả lời, cộc lốc:
-
Thôi khỏi cần nữa. Xong rồi.
-
Anh lói xong rồi nà xong cái gì?
Bạn
ta đùng đùng nổi giận, la lớn, dường như không sợ gì nữa:
- Là
ỉa ướt quần rồi đó cha !. Không tin cha cứ trèo xuống mà hưởi. Đau
bụng thấy mụ nội mà cứ lèng èng quoài.
“Sự
cố đột xuất” không mấy thơm tho này, và sự hy sinh vĩ đại của bạn ta, hôm sau,
đến tai quản giáo đội, không ngờ lại có kết quả tốt, ngoài dự liệu. Theo lệnh
trên, kể từ đêm đó, khi cải tạo viên cầm đèn xin phép ra hố tiêu, nói kiểu nào,
lính gác phải cho đi, không hạch hỏi gì nữa.
***
Một
bữa, vác một bó nứa to tổ chảng ở rừng về, tôi bị té xỉu, và được chuyển vào
đội Rau Xanh của mấy ông già lụ khụ, ốm yếu ho hen, loại sứt cán gãy gọng, và
vì trẻ nhất tôi được chỉ định làm trưởng tổ hốt phân, mỗi bữa ít nhất năm
chuyến, đem giao cho một tổ khác chế biến thành nước tưới rau, hoặc ủ thẳng
trên các luống khoai. Trước khi xuất quân, tên quản giáo lên lớp:
-
Có bốn thứ phân: phân bắc, phân chuồng, phân xanh. Các anh phải lấy ba thứ này
cho đầy đủ chất lượng. Còn phân đạm, hay u-rê là phân cao cấp, ta chưa dùng đến.
Phân
chuồng (trâu bò) và phân xanh (lá cây ngâm mục) thì ai cũng hiểu. Riêng phân bắc tên
quản giáo không cắt nghĩa. Một anh tổ viên, gốc Quảng, giơ tay hỏi:
-
Thưa coáng bộ, còn pheng béc là pheng chi?
Tên
quản giáo nhìn anh chằm chằm, rồi dằn từng tiếng:
-
Có thế mà không hiểu. Phân bắc là phân tươi...
-
Pheng tươi là pheng chi, coáng bộ ?
-
Là cứt chứ còn gì nữa. Hỏi mãi.
Sau
khi tên quản giáo đi, một anh già trong đội lên tiếng cắt nghĩa :
-
Mấy cha biết tại sao tụi nó gọi cứt là phân bắc mà không là phân
nam, phân trung không?
- Làm
sao biết được!
-
Tại vì ở ngoài Bắc, cứt quý như vàng, cho nên tụi nó giành lấy hết, cả
trong chữ nghĩa tụi nó cũng không chừa cho ai.
***
Tại
trại Vĩnh Phú, tôi được Linh mục Trần Thanh Cao, cựu tuyên úy, giỏi nhạc,
vui tính, có quen biết ngoài đời, “chiếu cố” bốc về đội văn nghệ mới thành
lập do ông làm đội trưởng, để tỵ nạn lao động vài tháng, mặc dù tôi dốt đặc về
ca nhạc kịch. Nhân tài, cũng cỡ tôi, được biệt phái từ các đội. Ðội được lệnh
trình diễn giúp vui một phái đoàn thanh tra trung ương sắp đến thăm trại.
Cha
Cao cho tôi vào ban hợp ca, bè alto là bè hỗn tạp, ngang phè phè. Ông
khuyến khich các ca viên:
-
Ăn sắn và hút thuốc lào mà hát như vậy là được rồi!
Một
hôm trại phó đến thăm. Ban hát đang tập một bài có nhắc Hồ Chí Minh và hang Pắc
Pó, hay ao sen, ao cá gì đó, do cha Cao đặt hòa âm thành bốn bè, mỗi bè tập
riêng. Hắn chăm chú nghe ca sĩ bè alto của tôi dượt, vui vẻ, rồi
bỗng nhăn mặt, gọi cha Cao lại, giận dữ quát :
-
Anh bôi bác Cách mạng đấy phỏng? Tên Bác kính yêu như thế mà... mà anh dám đổi
nà Hô, Hố, Hộ, Hổ như thế thì... thì nà anh nếu náo
thật!
Cha
phân trần, nhưng hắn gạt đi:
-
Bỏ, bỏ tất ! Bè với không bè !
***
Một
sĩ quan đồng tù kể: được thả về, anh hành nghề xe ôm. Nhờ bộ mã phi công đẹp
trai còn sót lại sau tám năm cải tạo, anh lọt vào mắt xanh của một em “cán bộ
gái” tại một cơ quan nọ, Bắc kỳ hai nút chánh hiệu.
Anh
nóí:
-
Tao tranh thủ tiến nhanh, tiến mạnh, tiến lên chiếm mục tiêu ngay. Vì lần đầu
lụp chụp, tao khóc ngoài quan ải, nên thấy quê, mới rụt rè hỏi nhỏ em, “em thấy
thế nào?”
- Rồi em trả lời sao? tôi nôn nóng hỏi.
Anh
bạn thở dài:
-
Mẹ kiếp, còn đang ôm nhau, em bật ngồi dậy, nghiêm nét mặt, và lên lớp y chang
mấy thằng quản giáo của mình trước kia. Em bảo: "Cơ bản thì anh làm tốt
đấy, có chất lượng. Nhưng về mặt tiêu cực, em chưa thấy có ấn tượng sâu sắc, anh
chưa biểu hiện phấn đấu năng nổ để khống chế tốc độ. Rút kinh nghiệm, lần sau,
anh cần khắc phục sự cố tốt hơn" !!!...
Người
Lính Già Oregon
Sep
17, 2014
Nhưng
đó là với ngôn ngữ của các quốc gia tự do đã phát triển . Họ có Hàn Lâm Viện để
làm công việc duyệt xét tiếng mới, chữ mới cho vào số vốn có sẵn trong ngôn ngữ
của họ . Nhưng trường hợp của VNcs thì không, ...
Dec
18, 2013
của
nền văn hóa Việt Nam
trong thời kì đổi mới: Sinh thời, Chủ tịch HCM đã nói: “Vì lẽ sinh tồn cũng như
mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ
viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, .
Jan
14, 2015
Nói
cách khác, nếu việc sử dụng ngôn ngữ trong bộ máy tuyên truyền của đảng và nhà
nước Việt Nam mang đầy tính
chính trị thì hiện tượng phản-ngôn ngữ đang phổ biến tại Việt Nam hiện nay cũng có tính chính trị.
Jun
07, 2015
Vợ
hắn bổ xung thêm rằng thời buổi này người trong nước nói…giản đơn: Như thằng
Bẩy với con Ba đã “giao hợp” với nhau ở bệnh viện Da Liễu …Hắn ớ ra, vợ hắn
quản lý hắn là hai đứa đã quen biết nhau trên cơ sở công ...
Ngày
đầu tiên về cơ quan, sếp tôi tuyên bố hùng hồn với nhân viên:
Đây là giai đoạn đổi mới, chúng ta cần có ý thức tiết kiệm thời gian, vận dụng từ chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu. Đặc biệt, các bản báo cáo trình lên cho tôi phải “cụ tỉ” và “cô súc”!
Đây là giai đoạn đổi mới, chúng ta cần có ý thức tiết kiệm thời gian, vận dụng từ chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu. Đặc biệt, các bản báo cáo trình lên cho tôi phải “cụ tỉ” và “cô súc”!
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.