Đất
nước không thể chịu đựng thêm một cuộc chiến nữa - ngoài chi phí quân sự trực
tiếp, một đợt trừng phạt mới có thể làm sụp đổ các ngân hàng quan trọng, điều
đó có thể dễ dàng dẫn sự hoảng loạn trong dân chúng và sụp đổ chế độ.
Chỉ
để tồn tại
Năm
ngoái, do cuộc xâm lược ở Ukraine ,
Nga đã thay đổi theo nhiều hướng quan trọng. Nhưng có một thay đổi vô cùng quan
trọng mà người ta đã quên: tư duy dài hạn đã biến mất hoàn toàn và chế độ không
còn nói về tương lai nữa. Các nhà lãnh đạo Nga chỉ còn nói về Ukraine và
phương Tây (và “bọn tay sai” của họ trong lòng nước Nga) và nói về quá khứ hào
hùng (chủ yếu là Thế chiến II). Hiện nay chế độ chỉ còn chú mục vào sự tồn tại
của chính mình mà thôi.
Nhưng
không phải lúc nào cũng như thế. Năm 2000, Vladimir Putin bước vào điện Kremlin
với chương trình gọi là “Chương trình Gref” kéo dài 10 năm, trong đó có tầm
nhìn về Nga, một đất nước cởi mở và hiện đại. Trong nhiệm kỳ tổng thống đầu
tiên, ông ta đã thực hiện được một phần chương trình này. Chiến lược phát triển
dài hạn - chủ yếu là dựa vào tầm nhìn nói trên - đã được thảo luận và soạn thảo
cho đến năm 2012. Thậm chí ngay cả khi Putin trở lại làm tổng thống vào năm đó,
ông ta đã cho công bố một loạt bài báo có tính cương lĩnh, với những bản phác
thảo các kế hoạch dài hạn cho nền kinh tế, chính sách xã hội, quản trị, chế độ
liên bang và chính sách đối ngoại. Ông ta đã đưa những kế hoạch này vào một số
nghị định của tổng thống mà ông ký vào ngày nhậm chức đầu tiên. Những nghị định
này đưa ra các mục tiêu rõ ràng, và ông ta cam kết là sẽ hoàn thành vào năm
2018.
Bây
giờ thì rõ ràng - và thậm chí chính Putin cũng công khai thừa nhận – là những
nghị định đó sẽ không được thực hiện. Thay vào đó, Tổng thống Nga đề xuất tương
lai nào cho các công dân của mình? Không có câu trả lời. Ở Nga hiện nay người
ta không xây dựng chính sách lâu dài cho tương lai. Trước đó, Nga đã rất tự hào
về việc chuyển từ kế hoạch ngân sách một năm sang kế hoạch ba năm. Bây giờ
không còn như thế nữa: Điện Kremlin không có kế hoạch ngân sách đáng tin cậy
cho giai đoạn sau năm 2016, chỉ còn hy vọng là giá dầu sẽ phục hồi. Học thuyết
về chính sách đối ngoại của nó tập trung vào sự tồn tại của chế độ. Trên thế
giới, Nga quyết liệt bảo vệ quyền duy trì quyền lực vô thời hạn của các chính
phủ phi dân chủ.
Chế
độ lo lắng về tương lai trước mắt của nó là đúng. Nền kinh tế Nga đang ở trong
tình trạng suy thoái và khó có khả năng tăng trưởng hơn 2% một năm, ngay cả khi
suy thoái chấm dứt. Lần đầu tiên trong 15 năm Putin nắm quyền, thu nhập thực tế
của người Nga đã giảm. Những lợi ích mà bộ máy tuyên truyền nói về việc sáp
nhập Crimea cũng đang giảm. Đất nước không thể
chịu đựng thêm một cuộc chiến nữa - ngoài chi phí quân sự trực tiếp, một đợt
trừng phạt mới có thể làm sụp đổ các ngân hàng quan trọng, điều đó có thể dễ
dàng dẫn sự hoảng loạn trong dân chúng và sụp đổ chế độ.
Trong
điều kiện như thế, người ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy phương Tây cũng chỉ
bàn với Nga những vấn đề ngắn hạn. Nhưng, dù chúng ta có nghĩ về tương lai hay
không thì nó vẫn sẽ tới. Một lúc nào đó, chế độ này sẽ phải ra đi, nhưng hoàn
toàn không biết là cái gì sẽ thay thế nó, cuộc chuyển hóa sẽ hỗn loạn đến mức
nào và cuối cùng, liệu Nga có trở thành chế độ dân chủ hay không. Như Mùa xuân
Ả Rập đã cho thấy, thay đổi chế độ có thể diễn ra một cách hòa bình mà cũng có
thể diễn ra một cách đầy bạo lực.
Chuẩn
bị ngay từ bây giờ
Chuyển
đổi hòa bình là hoàn toàn có thể. Nga là nước giàu có hơn và có học vấn cao hơn
so với các nước mà Mùa xuân Arab đã tràn qua; trên thực tế, Nga là nước giàu có
hơn và có học vấn cao hơn so với bất kỳ nước nào trong lịch sử đã từng chuyển
từ chế độ độc tài sang chế độ dân chủ. Nhưng cũng rõ ràng là những kẻ nắm quyền
không dễ dàng từ bỏ quyền lực. Họ sợ bị đưa ra tòa vì những tội ác chống lại
luật pháp quốc tế và chống lại loài người, và nạn tham nhũng khủng khiếp ở nước
Nga. Kịch bản tốt nhất mà người ta có thể hy vọng là một chính phủ chuyển tiếp,
chính phủ này sẽ đưa ra một số bảo đảm cho tầng lớp tinh hoa ra đi và giám sát
những cuộc bầu cử mới.
Chắc
chắn là phương Tây quan tâm đến việc không để “mất Nga” một lần nữa. Với kho vũ
khí hạt nhân và nền kinh tế lớn, tuy có giảm sút nhưng vẫn còn rất lớn, nguồn
năng lượng và vai trò địa chính trị của nước này, quá trình chuyển đổi hỗn loạn
và sự xuất hiện một chế độ phi dân chủ hung hăng sẽ làm cho cả thế giới phải
trả giá đắt. Nước Nga dân chủ và tư bản chủ nghĩa sẽ có nhiều đóng góp cho nền
kinh tế toàn cầu và giúp thế giới giải quyết những thách thức trên bình diện
quốc tế, trong đó có những bất ổn mang tầm khu vực, các mối đe dọa đối với môi
trường, nạn khủng bố và tham nhũng.
Phương
Tây có thể làm gì để có thể tạo ảnh hưởng đối với kết quả? Cuối cùng, số phận
của nước Nga phải do người Nga quyết định. Nhưng phương Tây vẫn có thể có vai
trò. Với chương trình trợ giúp, tương tự như kế hoạch Marshall, phương Tây có
thể đóng góp vào việc định hình nước Nga mới bằng cách giúp tái thiết nền kinh
tế bị nạn tham nhũng làm cho tan hoang; hỗ trợ công tác quản lý, cải cách giáo
dục và y tế; và đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Nga. Nhưng quan trọng nhất là
phương Tây phải xây dựng kế hoạch cho việc tái hội nhập Nga với thế giới tự do.
Nói cho cùng, người Nga vẫn coi mình như là một phần của nền văn minh châu Âu,
và ngay cả khi sử dụng những ngôn từ hung hăng nhất, đôi khi Putin vẫn nói tới
những “đối tác” phương Tây của mình và rằng cội nguồn chính sách của ông ta nằm
những ở giá trị đích thực của châu Âu. Phương Tây phải giải thích rõ nước Nga
phải làm gì để có thể tái cộng tác với Liên minh châu Âu, NATO, OECD và những tổ
chức quốc tế khác.
Đây
là những vấn đề khó; cần có những nỗ lực rất lớn về trí tuệ và chính trị thì
mới giải quyết được.
Điều đáng lo ngại là các nhà lãnh đạo phương Tây coi đây
là những vấn đề quá xa vời, không đáng bận tâm. Chúng ta phải học bài học từ
năm 1991, khi sự sụp đổ quá nhanh chóng của Liên Xô làm cho tất cả mọi người
không kịp trở tay. Nhưng chúng ta phải cẩn thận đừng để bị mắc lừa bởi sự kiện
là năm 1991 trôi qua một cách tương đối êm ả. Lần này, phần đặt cược của giới
tinh hoa nắm quyền cao hơn hẳn. Phương Tây phải chuẩn bị ngay từ bây giờ cho
một sự thay đổi đột ngột và hỗn loạn ở Nga.
*
Sergei Guriev là Giáo sư kinh tế tại Viện nghiên cứu chính trị ở Paris (Paris
Institute of Political Studies).
Sergei
Guriev
(The
Washington
Post)
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.