Tôi
không biết làm cách nào mua được hai cuốn sách dậy tiếng Anh hãi hùng đó, vì
tôi chỉ được đọc có một hai trang của những cuốn sách này, do một người bạn gửi
cho xem qua internet. Mấy trang sách ấy lại không được gửi kèm với bìa nên
tôi không biết soạn giả là những ai, và do cơ sở nào xuất bản. Nhưng tôi tin là
chúng phải … có thật và có được bán, lưu hành tại Việt Nam .
Trên
mỗi trang của một cuốn có ba cột. Cột thứ nhất là những câu tiếng Anh. Cột thứ
hai là phiên âm những câu tiếng Anh đó, và cột thứ ba là phần dịch những câu đó
sang tiếng Việt.
Phần
tiếng Anh có thể được lấy từ một cuốn sách dậy tiếng Anh nào đó của một tác giả
nước ngoài. Vì thế, đóng góp của soạn giả chỉ là phần phiên âm, và dịch
nghĩa những câu tiếng Anh sang tiếng Việt.
Phần
dịch nghĩa từ tiếng Anh sang tiếng Việt không có gì đáng nói, vì với một cuốn
tự điển Anh Việt, người ta có thể hoàn tất việc đó không khó khăn bao nhiêu.
Thêm nữa, những câu Anh ngữ trong sách (bài số 13) không phải là những câu hành
văn phức tạp gì cho cam, chỉ là những câu mệnh lệnh thường gặp trong Anh ngữ.
Chính phần phiên âm những chữ tiếng Anh để giúp người dùng sách phát âm cho …
đúng mới là chi tiết đáng nói ở đây.
Nhưng
phần phiên âm đó có đúng không?
Câu
trả lời là không. Phát âm như sách chỉ dẫn thì có bố Mỹ cũng chịu thua, không cách
gì hiểu nổi.
Thí
dụ bờ rinh mi quơ tờ; woát đít; pút phít in tu dờ phờ ri dờ; ơrên dơ cờlâu…
thì nhất định là ta nói ta nghe, Mỹ nói Mỹ nghe là cùng. Những câu phát âm đó
là gì vậy? Xem cột thứ nhất thì đó là các câu bring me water; wash dishes;
put fish into the fridge; arrange the cloths (đáng lẽ phải là clothes vì cloth là
vải chưa may thành quần áo, không có số nhiều).
Rốt
cuộc xin chút nước, nhờ rửa mấy cái chén bát, yêu cầu bỏ cá vào tủ lạnh, xếp
quần áo thì người được nhờ làm những việc đó cứ thế mà đứng ngây người ra mà im
lặng thở dài, nghiêm và buồn cả buổi mà thôi.
Người
soạn cuốn sách dậy tiếng Anh rõ ràng là người không biết nói tiếng Anh. Người
này không hề biết rằng tiếng Việt không có một số âm rất thường gặp trong tiếng
Anh. Vì thế, người ta không thể dùng các âm Việt ngữ để phiên âm tiếng Anh.
Thêm vào đó, những âm cuối của những tiếng trong Anh ngữ đều bị soạn giả bỏ
qua, không ghi xuống, cho dù đó là những danh từ số nhiều (fruits, dishes,
papers…) hay những âm cuối của lunch, cupboard, hand, trash, arrange… Soạn
giả cũng không biết phân biệt những nguyên âm dài, ngắn và do đó cũng không chỉ
dẫn cho người dùng sách những chỗ nhấn (stresses). Rõ ràng là ông ta chưa bao
giờ nghe nói hay biết tới, nói chi tới chuyện biết sử dụng những ký hiệu phiên
âm quốc tế (international phonetic symbols). Bởi thế nên mới có cái mệnh lệnh
nghe ghê rợn là pút dơ đít in tu dơ cắp bo và woát đít.
Một
cuốn sách khác (chắc là thế vì cách trình bầy có hơi khác) lại còn ghê rợn hơn
cả cuốn kia. Thí dụ chữ calculating thì được phiên âm thành con-cu-lây-tinh.
Âm đầu của chữ này không hề có âm “o” trong cách phát âm của người Anh cũng như
người Mỹ. Nhưng nó đã được phiên âm là “con” thay vì là “can” mặc dù “can” cũng
đã là không đúng. Ngay ở dưới là một compound adjective ( tĩnh từ kép) mean-minded thì
được phiên âm thành min-mai-địt.
Đọc
trang sách này, tôi rùng mình khi nghĩ tới cách phiên âm của soạn giả dùng cho
danh từ calculator. Rùng mình vì không biết tại sao nó phải “la to” như
soạn giả có thể sẽ phiên âm theo kiểu phiên âm của ông ta.
Đó
là cách phiên âm gì vậy? Học Anh ngữ bằng cách phiên âm ấy thì nói tiếng Anh
như thế nào và cho ai nghe đây? Nói tiếng Anh như Nguyễn Tấn Dũng chăng?
Tiếng
Anh gì mà sexy quá vậy? Sexy hay mất dạy đây? Thế mà chỉ vừa mấy tuần trước,
báo chí trong nước đã nhắng lên rằng trình độ tiếng Anh của học sinh Việt Nam được coi là
cao nhất Đông Nam Á.
Sách
dạy tiếng Anh mà như vậy thì trình độ nhất tiếng Anh với ai đây?
Bùi
Bảo Trúc
*****
Aug
10, 2011
Và
từ đó..... các bà nội trợ tiếp tục học Anh ngữ: Vì học Tiếng Anh quá khó với
các bà nội trợ. Nhưng một số vẫn kiên nhẫn học hỏi và tìm cách nào để dễ nhớ.
Các bà nội trợ học theo cách thức nhìn vào những đồ vật và dụng ...
Sep
17, 2012
Nói
cách khác, nếu việc sử dụng ngôn ngữ trong bộ máy tuyên truyền của đảng và nhà
nước Việt Nam mang đầy tính
chính trị thì hiện tượng phản-ngôn ngữ đang phổ biến tại Việt Nam hiện nay
cũng có tính chính trị.
May
26, 2012
Vấn
đề ngôn ngữ là vấn đề của muôn thuở, không riêng gì của người Việt. Trong bài
viết này, tôi muốn bàn về một thực trạng của tiếng Việt mà đã đến lúc, chúng ta
không thể không suy nghĩ về nó một cách nghiêm túc.
Sep
17, 2014
Nói
cách khác, nếu việc sử dụng ngôn ngữ trong bộ máy tuyên truyền của đảng và nhà
nước Việt Nam mang đầy tính
chính trị thì hiện tượng phản-ngôn ngữ đang phổ biến tại Việt Nam hiện nay
cũng có tính chính trị.
Kể ra câu chuyện kinh trời đất, Nói rõ hành tung khiếp cổ kim !!!
ReplyDeleteCó thể sách đó do ông Nguyễn Xuân Phúc phụ trách phần phiên âm ?
ReplyDelete