Tôi
đã viết khá nhiều bài về dân chủ nhưng vẫn thấy chưa đủ. Có ba lý do chính: Thứ
nhất, đây là một đề tài phức tạp với những cách nhìn và cách hiểu khác nhau tuỳ
từng văn hoá, thậm chí, từng học giả. Thứ hai, vì tính chất phức tạp ấy, rất
nhiều người hiểu nhầm, hơn nữa, dưới ảnh hưởng của hệ thống tuyên truyền của
nhà nước, lẫn lộn giữa độc tài và dân chủ, tưởng độc tài là dân chủ. Thứ ba, đó
cũng là một trong những khái niệm bị lợi dụng và lạm dụng nhiều nhất trong sinh
hoạt chính trị thế giới: hầu như tất cả các quốc gia độc tài đều tự nhận là dân
chủ, thậm chí, nói theo lời bà Nguyễn Thị Doan, phó chủ tịch nước Việt Nam, là
“dân chủ gấp vạn lần hơn” các nền dân chủ lâu đời ở Tây phương. Trước tình hình
ấy, việc khẳng định lại những nội dung căn bản của khái niệm dân chủ, theo tôi,
rất cần thiết.
Nói
một cách tóm tắt, một nền dân chủ bao gồm bốn đặc điểm chính:
Công an canh gác trước Tòa
án Nhân dân TP HCM
Thứ
nhất, một hệ thống chính trị được bầu một cách tự do, công bằng và có tính chất
nhiệm kỳ. Hiện nay, hầu hết các chính phủ trên thế giới đều tổ chức bầu cử.
Nhưng có rất nhiều chính phủ dân cử vẫn không phải là dân chủ. Lý do chính là
các cuộc bầu cử ấy được tiến hành một cách thiếu tự do và không công bằng. Nó
hạn chế quyền ứng cử và tranh cử của nhân dân. Nó loại trừ khả năng cạnh tranh
của các phe đối lập. Hơn nữa, nó không có tính chất khả kiểm (accountability),
nghĩa là không minh bạch và không chịu sự kiểm soát của các cơ quan độc lập, kể
cả các cơ quan quốc tế. Chính vì vậy mới có khái niệm độc tài tuyển cử
(electoral dictatorship).
Thực
chất của các cuộc bầu cử là, một mặt, tạo cơ hội cho dân chúng lựa chọn những
người lãnh đạo đất nước; mặt khác, để các đảng phái hay phe nhóm được quyền tự
do cạnh tranh với nhau. Adam Przeworski có một định nghĩa về dân chủ nổi tiếng:
“Dân chủ là một hệ thống ở đó các đảng phái thất cử” (Democray is a system in
which parties lose elections). Định nghĩa có vẻ ngược ngạo ấy, theo Alan
Siaroff, bao hàm ba ý chính: Một, có ai khác (ngoài đảng) bầu cử; hai, đảng
đang cầm quyền sẽ trao lại quyền bính; và ba, bầu cử là cách thức duy nhất để
truất phế một chính phủ. (1)
Đặc
điểm thứ hai của dân chủ là sự tham gia tích cực của mọi người, với tư cách
công dân, trong các sinh hoạt chính trị và dân sự trong nước. Democracy, trong
tiếng Anh cũng như trong hầu hết các ngôn ngữ Âu châu, có gốc gác từ tiếng Hy
Lạp, trong đó “demo/demos” là dân chúng và “cracy/kratos” là quyền lực hay sức
mạnh. Từ nguyên của nó, như vậy, cũng giống chữ “dân chủ” tại Việt Nam , đề cao vai
trò của nhân dân. Trong các chế độ dân chủ đại biểu (representative democracy),
dân chúng chỉ lãnh đạo thông qua trung gian của những người do mình bầu ra.
Nhưng vai trò của nhân dân không phải chỉ thể hiện ở các thùng phiếu, trong các
cuộc bầu cử, mà còn ở hai khía cạnh khác: một, họ có quyền kiểm tra việc thực
thi các lời hứa hẹn khi tranh cử; và hai, họ có quyền bày tỏ thái độ trước các
chính sách họ nghĩ là không đúng hoặc không thích hợp. Khía cạnh thứ nhất đòi
hỏi tính chất minh bạch và khả kiểm của chính phủ. Khía cạnh thứ hai dẫn đến
việc hình thành các quyền căn bản như quyền biểu tình, quyền hội họp và quyền
tự do ngôn luận.
Đặc
điểm thứ ba của dân chủ là bảo vệ quyền làm người cho mọi công dân. Quyền làm người
được xem là quyền bất khả xâm phạm. Đó là những quyền được quốc tế công nhận.
Nó bao gồm những quyền chính như quyền tự do tín ngưỡng, quyền tự do tư tưởng
và tự do ngôn luận. Cái gọi là quyền tự do ngôn luận ấy bao gồm các quyền tìm
kiếm thông tin, diễn dịch thông tin và phát tán thông tin dưới các hình thức
khác nhau, từ nói đến viết, từ trên giấy in đến trên không gian ảo của internet.
Bốn,
theo tinh thần thượng tôn pháp luật (rule of law), trong đó, luật pháp được áp
dụng một cách bình đẳng với tất cả mọi người. Hiện nay, hầu hết các quốc gia
trên thế giới, độc tài hay dân chủ, cũng đều có hiến pháp và luật pháp, ở đó,
tất cả các điều khoản đều rất hay ho. Ở phương diện này, sự khác biệt nằm ở hai
yếu tố chính: Một, việc diễn dịch các điều luật ở mỗi nơi mỗi khác; và hai, về
phạm vi, trên nguyên tắc, ở các quốc gia dân chủ, luật pháp bao trùm hết mọi
người, từ người cai trị đến những người bị trị. Không có ngoại lệ. Ở các độc
tài, ngược lại, một mặt, người ta tự do diễn dịch các điều luật theo ý họ muốn;
và mặt khác, nhà cầm quyền tự đặt mình ở vị trí ở ngoài hoặc cao hơn luật.
Ở
cả bốn tiêu chuẩn trên, Việt Nam
có dân chủ hay không? Câu trả lời rất dễ và cũng rất rõ: Không.
Dựa
trên tiêu chuẩn bầu cử, có thể gọi Việt Nam là một kiểu độc tài tuyển cử. Ở
Việt Nam, dân chúng chỉ được bầu cử Quốc Hội, nhưng ở đây lại có bốn yếu tố cần
được ghi nhận:
Một, chỉ có những người được đảng và chính quyền chọn lọc và
giới thiệu mới được ứng cử; hai, không thực sự có tranh cử, ở đó, các ứng cử
viên công khai bày tỏ hoặc tranh luận về đường lối và chính sách của họ; ba,
công việc kiểm phiếu hoàn toàn nằm trong tay nhà cầm quyền; và bốn, Quốc Hội ở
Việt Nam chỉ có chức năng làm cảnh, trên thực tế, họ không có quyền hạn gì cả.
Với bốn yếu tố ấy, những cái gọi là bầu cử tại Việt Nam cũng như dưới mọi chế
độ độc tài khác, chỉ là sự vờ vĩnh, nhằm đánh lừa những người nhẹ dạ. Những
người có thực quyền thì lại được quyết định trong nội bộ đảng Cộng sản, cụ thể
hơn, giữa các thành viên trong Ban Chấp hành Trung ương với nhau.
Một
số người có thể sẽ nguỵ biện: Thì trên thế giới cũng có nhiều quốc gia được xem
là dân chủ (như Anh, Úc , Canada và Ấn Độ) nhưng những người
lãnh đạo đều do đảng cầm quyền bầu ra. Sự khác biệt ở đây là: Ở các nước dân
chủ theo theo Đại nghị chế, hoặc cụ thể hơn, theo hệ thống Westminster của Anh,
dân chúng bầu cho đảng; đảng nào thắng cử thì lên cầm quyền, người lãnh đạo
đảng ấy sẽ lên làm thủ tướng và thành lập nội các; ở Việt Nam thì không. Ở Việt
Nam ,
đảng Cộng sản giành cái quyền cai trị ấy mà không thông qua bất cứ một cuộc bầu
cử hay trưng cầu dân ý nào cả.
Về
phương diện tham gia vào các sinh hoạt chính trị và dân sự, Việt Nam cũng không
hề có dân chủ.
Dân chúng hoàn toàn bị cấm đoán tham gia vào bất cứ sinh hoạt
chính trị nằm ngoài sự kiểm soát của nhà cầm quyền. Ngay cả cái quyền đơn giản
và căn bản nhất như quyền biểu tình, họ cũng không có. Các hình thức xã hội dân
sự cũng bị cấm đoán tại Việt Nam
trừ các tổ chức do chính quyền quản lý.
Về
phương diện nhân quyền và pháp quyền, có lẽ chúng ta không cần bình luận nhiều
bởi vấn đề đã quá rõ: Đây là hai lãnh vực Việt Nam thường xuyên bị các tổ chức
quốc tế lên án. Liên quan đến tòa án, ở Việt Nam, có mấy hiện tượng nổi bật:
Một, người ta chỉ bắt bớ các tội phạm thường dân hơn là đảng viên hay cán bộ;
hai, trong thành phần cán bộ, người ta chỉ tập trung bắt bớ các sai phạm của
những đảng viên cấp thấp, chủ yếu là phường xã hơn là cấp cao; và ba, đối với
dân chúng hay cán bộ cấp thấp, người ta mang ra xét xử công khai, còn các sai
phạm của thành phần cán bộ cấp cao thì được xử lý trong nội bộ với những mức án
thường chỉ có tính chất tượng trưng. Tất cả đều cho thấy một điều: Đảng có hệ
thống khen thưởng riêng, hoàn toàn nằm ngoài hệ thống luật pháp của quốc gia.
Đảng đứng trên luật pháp.
Ở
bất cứ chế độ nào, khi có kẻ đứng trên luật pháp, chế độ ấy nhất định không
phải là dân chủ.
*****
Chú
thích:
1.
Dẫn theo Alan Siaroff (2013), Comparing Political Regimes, Toronto :
University of Toronto Press , tr. 79.
Tiến
sĩ Nguyễn Hưng Quốc
*****
Tự Do!
Tìm em tìm mãi ở đâu?
Dẫu khi tìm được âu sầu mặt hoa
Vì em số kiếp đàn bà
Thế gian yêu chuộng, nên ta đi tìm!
Độc Tài!
Rác ơi, rác rưởi làm cao
Làm cao cho lắm cũng loài rác thôi
Tiếc chi cho lắm cũng rồi
Vào thùng rác thải thế nhân muôn đời!
Hoàng Hạc
Tìm em tìm mãi ở đâu?
Dẫu khi tìm được âu sầu mặt hoa
Vì em số kiếp đàn bà
Thế gian yêu chuộng, nên ta đi tìm!
Độc Tài!
Rác ơi, rác rưởi làm cao
Làm cao cho lắm cũng loài rác thôi
Tiếc chi cho lắm cũng rồi
Vào thùng rác thải thế nhân muôn đời!
Hoàng Hạc
Jan
02, 2015
Tôi
cho nhận định của những người Việt Nam
kể trên cũng như những người ngoại quốc đến Việt Nam
một thời gian ngắn ngủi đều xuất phát từ sự mê hoặc trước ảo tưởng dân chủ mà
nhà cầm quyền Việt Nam
cố tình tạo ...
Nov
26, 2014
Những
người đứng lên vì Dân tộc, vì sự Độc lập và nền Dân chủ, họ tuy có nhiều điểm
cao cả hơn người bình thường và tất nhiên họ không phải là thần hay thánh,
nghĩa là họ cũng chỉ là người, mà "nhân vô thập toàn" thì ...
Sep
27, 2014
Theo
cách hiểu ấy, văn hoá dân chủ có thể được định nghĩa là một hệ thống biểu
tượng, ý nghĩa, giá trị và quy phạm chi phối quan hệ quyền lực giữa những người
cai trị và những người bị trị để mọi người biết phân biệt cái ...
Oct
22, 2014
Làn
sóng dân chủ thứ ba cũng vậy; sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Nga và
Đông Âu, không phải quốc gia nào cũng thẳng tiến trên con đường dân chủ hoá.
Phần lớn các quốc gia tuyên bố độc lập sau khi Liên bang ...
Oct
27, 2014
Tuy
nhiên cần thấy rằng, với đặc thù của phong trào đấu tranh cho Dân chủ ở Việt
nam là trong điều kiện phong trào hoạt động của các tổ chức XHDS còn yếu và
mỏng như hiện nay thì sự đàn áp, vô hiệu hóa thậm chí là triệt ...
Oct
14, 2014
Tư
tưởng dân chủ, giá trị dân chủ là kết quả cụ thể của nó đem đến cho sự phát
triển tốt đẹp của xã hội loài người và những điều mà đảng cộng sản thu gom,
chỉnh sửa cho nghe xuôi tai về dân chủ, bỏ vào mồm Hồ Chí Minh, ...
Feb
12, 2014
Không
thể phủ nhận được giá trị, sự cần thiết và xu hướng phát triển tất yếu của dân
chủ, giới cầm quyền Việt Nam, và cùng với họ, các cán bộ tuyên huấn cũng như
gần đây, các “dư luận viên” được trả lương để nói quấy ..
Tự Do!
ReplyDeleteTìm em tìm mãi ở đâu?
Dẫu khi tìm được âu sầu mặt hoa
Vì em số kiếp đàn bà
Thế gian yêu chuộng, nên ta đi tìm!
Độc Tài!
Rác ơi, rác rưởi làm cao
Làm cao cho lắm cũng loài rác thôi
Tiếc chi cho lắm cũng rồi
Vào thùng rác thải thế nhân muôn đời!
Hoàng Hạc