Tuesday, January 6, 2015

Văn học miền Nam hay văn học đô thị miền Nam?

Nhân cuộc hội thảo về văn học Miền Nam 1954-75 được tổ chức tại California trong hai ngày 6 và 7 tháng 12 năm 2014 vừa qua, tôi không khỏi nghĩ ngợi về một thuật ngữ mới xuất hiện ở Việt Nam mấy năm gần đây: “văn học đô thị miền Nam”.

Kể ra, thuật ngữ mới ấy cũng là một “tiến bộ”, một sự thay đổi lớn và đầy ý nghĩa. Bởi, trước, văn học Miền Nam thời 1954-75 bị định danh một cách đầy thù nghịch và bỉ thử: văn học nô dịch hay văn học thực dân mới hay văn học dưới chế độ Mỹ-Ngụy hay, nhẹ nhàng hơn một tí, chỉ một tí thôi, văn học vùng tạm chiếm. Với bất cứ tên gọi nào, điều người ta muốn cũng là nhằm phủ nhận giá trị của nền văn học ấy: Đó là nền văn học của những kẻ làm tay sai, không những phản “cách mạng” mà còn phản dân tộc, và cuối cùng, như là hệ luận của những cái “phản-“ ấy, nó cũng phản văn học, tức không có chút giá trị gì về phương diện nghệ thuật và mỹ học cả.

Nhưng dù khá hơn một chút, khái niệm văn học đô thị miền Nam, theo tôi, vừa không chính xác vừa ẩn giấu những hậu ý không tốt.

show animated GIF
Nó không chính xác vì, thật ra, nó quá đúng. Bất cứ nền văn học hiện đại nào, của Việt Nam hay của bất cứ quốc gia nào trên thế giới, cũng đều là văn học đô thị. Về phương diện sinh hoạt, văn học hiện đại gắn liền với hai yếu tố chính: kỹ thuật (chủ yếu là kỹ thuật in) và thương mại (thể hiện qua ba hiện tượng: nhà xuất bản, nhà phát hành và nhà sách). Khác hẳn với nền văn học truyền khẩu trước đó cũng như văn học liên mạng trên internet sau đó vốn có tính chất phi-tâm (de-centred), nền văn học hiện đại, vốn gắn liền với văn hóa in ấn, bao giờ cũng có tính không gian với địa điểm của nhà in và nhà sách. Tất cả đều gắn liền với xu hướng đô thị hóa và thị dân hóa.

Ở các quốc gia Tây phương, tất cả các nhà xuất bản đều đặt ở thủ đô hoặc ở các thành phố thương mại lớn, bởi vậy, đó cũng là những nơi tập trung nhiều nhà văn và nhà thơ chuyên nghiệp nhất. Ở Việt Nam, trước năm 1945, một số nhà văn và nhà thơ sống ở nông thôn và tỉnh lẻ, khi muốn xuất bản, đều gửi tác phẩm của mình đến các nhà xuất bản ở Hà Nội hoặc Sài Gòn để in và bán. Ở Miền Nam, trước năm 1975, cũng vậy, Nguyễn Văn Xuân và Phan Du sống ở Đà Nẵng; Võ Hồng và Quách Tấn sống ở Nha Trang, nhưng tất cả các tác phẩm của họ, cũng giống như tác phẩm của các cây bút sống ở tỉnh lẻ khác, đều được xuất bản ở Sài Gòn.

image
Bởi vậy, gọi văn học Miền Nam là văn học đô thị, không có gì sai; nhưng vì không sai, nó biến thành thừa; và bởi vì thừa, nó lại trở thành sai. Bởi, theo cách nhìn như thế, người ta cũng có thể nói văn học miền Bắc trong cùng thời kỳ là văn học đô thị ở miền Bắc. Hoặc rộng hơn, người ta cũng có thể gọi văn học hiện đại Pháp, Mỹ, Anh, Úc hay mọi nền văn học khác, đều là văn học đô thị.

Thừa, nhưng tại sao người ta vẫn muốn dùng? Lý do rất dễ hiểu: người ta muốn phân biệt nó với văn học nông thôn hoặc văn học bưng biền vốn lâu nay được gọi là văn học giải phóng miền Nam với những cây bút ở miền Bắc được lén lút đưa vào các rừng núi hoặc các vùng được gọi là giải phóng.

Thì phân biệt như vậy cũng chả sao. Chỉ có điều là nó giả. Thứ nhất, nếu căn cứ vào phương diện sinh hoạt, những người được gọi là nhà văn hay nhà thơ giải phóng ấy, tuy có mặt trên các vùng rừng núi miền Nam, tác phẩm của họ cũng chỉ được xuất bản ở Hà Nội và phát hành ở Hà Nội, do đó, nếu căn cứ vào nơi xuất bản và phát hành, nền văn học do họ tạo dựng cũng thuộc về văn học đô thị miền Bắc. Thứ hai, về bản chất, như bản thân cái gọi là mặt trận giải phóng miền Nam chỉ là một tổ chức giả, nền văn học giải phóng miền Nam cũng chỉ là một nền văn học giả. Bởi vậy, lâu nay, kể từ sau năm 1975, thuật ngữ văn học giải phóng miền Nam cũng biến mất. Tất cả những tên tuổi tiêu biểu của nền văn học ấy đều được xem là thuộc về văn học Việt Nam (tức văn học Miền Bắc) nói chung. Nguyễn Trung Thành trở thành Nguyên Ngọc, Trần Hiếu Minh trở thành Nguyễn Văn Bổng, Bùi Đức Ái trở thành Anh Đức, Hiểu Trường hay Hưởng Triều trở thành Trần Bạch Đằng, v.v…

Không những giả, sự phân biệt ấy còn gian. Gian ở hai khía cạnh. Một, về phương diện địa lý, ai cũng biết, trước năm 1975, quá trình đô thị hóa ở Việt Nam còn rất yếu ớt; đại đa số dân chúng vẫn sống ở nông thôn; do đó, cái gọi là văn học đô thị trở thành văn học thiểu số, của chưa tới 20% dân số ở miền Nam. Hai, về phương diện chính trị, cho đến nay, ở Việt Nam, chưa ai công nhận tính chính đáng và hợp pháp của Miền Nam, do đó, cái gọi là văn học đô thị miền Nam cũng chỉ là dòng văn học lạc loài, ở những “vùng tạm chiếm” hoặc chỉ là những đứa con rơi của “Mỹ-Ngụy”.

image
Cái tên “văn học đô thị miền Nam” vốn phổ biến từ mấy năm nay, bởi vậy, không phải có tính phi chính trị hoặc chỉ phản ánh xu hướng hòa giải giữa hai miền Nam và Bắc như một số người biện bạch. Nó chỉ là một sự lừa dối hoặc tự lừa dối. Thực chất, tên gọi ấy vẫn đầy tính chính trị và xuất phát từ âm mưu phủ nhận tính chính đáng của văn học Miền Nam.

Bởi vậy, hãy cứ gọi văn học Miền Nam thời kỳ 1954-75 là văn học Miền Nam. Với chữ Miền Nam được viết hoa. Không có đô thị hay nông thôn gì cả.

image
Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc

*****

Nov 28, 2014
Lời tác giả: Nhân dịp một cuộc hội thảo về văn học miền Nam 1954-75 sắp được tổ chức tại hai toà soạn hai nhật báo Người Việt và Việt Báo tại California trong hai ngày 6 và 7 tháng 12, 2014, tôi xin đăng lại một đoạn trong ...

Nov 24, 2014
Chính từ cảm giác ngậm ngùi ấy, tôi nảy ra sáng kiến tổ chức một cuộc hội thảo về văn học Miền Nam 1954-75 trước khi tất cả những người đóng vai trò tích cực trong việc xây đắp nó vĩnh viễn ra đi. Ngày hôm sau, trong lúc ...

Nov 19, 2014
Với các nhà Phê Bình Mới, tác phẩm văn học là một cái gì có tính tự trị: để hiểu nó, người ta phải tiếp xúc trực tiếp với nó, căn cứ vào những yếu tố hình thức trong văn bản, chứ tuyệt đối không được đi qua bất cứ một thứ ...

Oct 11, 2014
Có thể nói nếu người sáng tác là những kẻ phải đấu tranh với cả một quá khứ văn học dằng dặc và đồ sộ ở sau lưng mình để tự hình thành cho mình một phong cách riêng biệt, thì nhà phê bình lại là những kẻ phải đấu tranh ...

Jul 23, 2014
Trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, từ đầu thế kỷ 20 đến nay, có lẽ không có giai đoạn nào chịu nhiều bất hạnh như giai đoạn từ 1954 đến 1975 ở miền Nam. Theo nhà văn Võ Phiến, đó là nền văn học được đánh dấu ...

Jul 18, 2014
Mặc dù không bị chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa thuyết phục, nhưng giới cầm bút ở Tây phương vẫn không thoát khỏi ám ảnh về nó, do đó, mối quan hệ giữa văn học và chính trị trở thành một đề tài được nhiều người ...

Dec 29, 2014
Bằng vào những tư liệu hiện có, có thể thấy các chính thể quân chủ Việt Nam đã từng chủ động sử dụng Hán văn làm ngôn ngữ hành chính, thi cử, sáng tác văn học, từng châm chước chế độ lễ nghi, áo mũ, phong tục của ...

May 06, 2014
Hơn nữa, càng ngày tôi càng khám phá, đúng hơn, cảm nhận sâu hơn, một điều: Không có sự khác biệt quá lớn giữa việc bình luận chính trị và phê bình văn học. Ít nhất, với riêng tôi, trong cả hai trường hợp, tôi đều có một ...

image

Davis-Monthan: nghĩa địa máy bay
Dạy con trẻ thói lưu manh
Khi vợ hồi xuân…
San Jose: cấm sử dụng hộp, chén, đĩa, ly xốp Styro...
Thách thức hàng đầu trong chính sách đối ngoại của...
Hà Nội thiếu văn minh đô thị?
Giao thông Hà Nội là một kỳ quan thế giới
10 phát ngôn cà chớn nhất Việt Nam CS
Về Nguyễn Bá Thanh
Trong làn sóng phục hưng hàng “made in USA”
Thư gửi Con Cháu
Khoa học dẫn đến Thiên Chúa
Đâu là 'thiên đường' cho người về hưu?
Kiểu hạ thủy độc đáo của tàu Mỹ
Blogger bị bắt: các ngòi bút trẻ có sợ không?
Hãy mở mắt to ra mà đọc: Sự thật mất lòng !!!
Những nơi có thể đứng cùng lúc trên hai quốc gia
Dấu hiệu đột quỵ: Không thể đứng 1 chân trong 20 g...
Chứng nghiện điện thoại di động trong giới trẻ
Ảo tưởng dân chủ
Thế giới tưng bừng chào đón năm mới 2015
Tại sao Bắc Hàn sợ ‘The Interview’?
Happy New Year 2015
Lãnh đạo Việt Nam năm 2015 và ba đại ca
Giai thoại về khúc nhạc GiaoThừa
Vài lời về Khổng Tử và Học viện Khổng Tử
Việt Nam ra mắt Học viện Khổng Tử
Màu cà vạt nói gì về con người bạn?
Kiêng mỡ, đúng hay sai?
Đêm Havana & Ngày Hà Nội
The Interview: Phim ám sát Kim Jong-un
Lễ Giáng Sinh ngày càng phổ biến tại Việt Nam
Vatican: Thuốc đắng dã tật?
Salvador Dali và những tấm thiệp giáng sinh kỳ quá...
Sony công chiếu phim bị Bắc Hàn lên án
Nước Mỹ: thiên đường hạ giới
Nguyễn Xuân Phúc: Phó Thủ tướng “chống tham nhũng”...
Việt Nam khỏi lo ‘sắp mất Cuba’
Bỏ tiền ‘chạy việc’ sau tốt nghiệp?
Quân đội của Đảng hay của Nhân dân?

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.