Thursday, January 15, 2015

Chiến tranh dầu thô

image
Cuộc chiến giá dầu khiến một số doanh nghiệp Mỹ nếm mùi trái đắng đầu tiên, trong khi các nước OPEC đang cắn răng chịu đựng những thiệt hại to lớn, còn Nga và không ít các nước nhỏ khác chứng kiến kinh tế suy sụp.

Theo Hãng tin Reuters, tuần qua, một công ty khai thác dầu mỏ đá phiến và khí đốt của Mỹ - WBH Energy - đã nộp đơn phá sản và có thể trở thành doanh nghiệp dầu mỏ đầu tiên của Mỹ rơi vào tình trạng này từ khi giá dầu sụt giảm 60% cách đây 6 tháng.

WBH Energy là hãng nhỏ, trụ sở tại Texas, đã buộc phải niêm yết tài sản và món nợ trị giá hàng chục triệu USD trong đơn xin phá sản tại Tòa án Phá sản bang miền Tây Texas vào Chủ Nhật tuần trước. Đây được xem là bước đường cùng đối với một doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực dầu khí đá phiến.

image
Với các công ty lớn, khả năng chịu đựng bền lâu hơn. Tuy nhiên, WBH Energy phá sản đã dấy lên mối lo ngại về việc các hãng khác, nếu không rời bỏ cuộc chơi cũng phải chịu lỗ nặng do giá dầu sụt giảm trên toàn thế giới.
Để rót vào khai thác dầu khí đá phiến, các công ty của Mỹ đã vay hơn 200 tỷ USD từ nhà băng và trái phiếu trên các thị trường tài chính như Wall Street và London.


Theo Wall Street Journal, nợ của các doanh nghiệp này tăng lên thêm hơn 55% kể từ năm 2010 nhưng doanh thu tăng rất chậm. Một điều chắc chắn là, doanh thu sẽ còn giảm trong năm 2014 và có thể cả 2015, khi giá dầu đã xuống mức thấp 6 năm qua, dưới 50 USD/thùng.

image
Hàng trăm tỷ USD của các doanh nghiệp Mỹ đang bị chôn chân trong các khoản đầu tư có tương lai khá mờ mịt, khi một số nước chủ chốt trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) âm thầm bắt tay nhau và dường như muốn dầu giảm giá càng nhanh càng tốt, “xuống 20 USD/thùng cũng không giảm sản lượng” nhằm kìm hãm ngành khai thác dầu khí đá phiến Mỹ và giữ thị phần trên thị trường thế giới.

Cuộc chiến dầu khí đang căng thẳng hơn bao giờ hết. Theo hãng tin RT, nhiều doanh nghiệp khai thác dầu khí đá phiến Bắc Mỹ cần phải bán dầu trong khoảng từ 60-100 USD/thùng để hòa vốn. Để tránh phá sản, việc sáp nhập đã được đề cập tới như trường hợp hai ông lớn Baker Hughes và Halliburton. Các kế hoạch đầu tư vào dầu khí đá phiến cũng được điều chỉnh lại theo hướng giảm mạnh.

image
Tất nhiên, cuộc chiến này kìm hãm sự phát triển về công nghệ khai thác dầu khí đá phiến và sự cạnh tranh trong lĩnh vực dầu khí nói chung. Nhiều nền kinh tế rơi vào tình cảnh lao đao. Tuy nhiên, đó chưa phải là điều nhiều chính trị gia lo ngại bởi với họ, sự phức tạp của thế giới ngày nay còn có nhiều điều đáng sợ hơn.

Nhiều quốc gia kiệt quệ

Trong khi đó, tại các quốc gia khác, kể cả một số nước thuộc OPEC, Nga cũng kiệt quệ vì giá dầu giảm.
Với 4 nước Trung Đông chủ chốt của OPEC (Arab Saudi, Iran, Iraq, Kuwait), dự trữ ngoại hối lên tới gần nghìn tỷ USD có thể giúp họ chống lại cơn bão giá dầu giảm. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, nhiều quốc gia khác cũng thuộc tổ chức này cũng lao đao như Lybia (vốn lún sâu vào chiến sự), hay Venezuela (chìm trong khủng khoảng kinh tế)...

image
Hãng tin Bloomberg nhận định, khả năng phá sản của Venezuela đã lên mức cao nhất thế giới, 93%, khi mà trái phiếu nước này xuống mức thấp nhất 16 năm qua. Với tình hình này, Venezuela có thể vỡ nợ trong vòng 5 năm tới. Người dân Venezuela điêu đứng và vẫn chịu cảnh xếp hàng nhận trợ cấp từ nhiều tháng nay.

image
Nga, trong khi đó, chứng kiến đồng rúp giảm giá không phanh, mất 45% trong năm 2014 do giá mặt hàng xuất khẩu chủ lực dầu mỏ liên tục lao dốc. Nền kinh tế đứng trước nguy cơ suy thoái mạnh trong năm 2015 với dòng vốn vẫn liên tục chảy ra khỏi đất nước này.
Có thể thấy, trong cuộc chiến giá dầu lần này, Mỹ đã đứt tay, Saudi Arabia xót ruột nhìn dòng tiền thu về chỉ bằng phần nửa so với trước.


Song, vấn đề đó dường như chưa ảnh hưởng tới quyết định của Saudi Arabia. Trong suốt một tháng rưỡi qua, đại diện Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Arab (UAE) và Kuwait đều luôn nhấn mạnh OPEC sẽ không giảm sản lượng. Saudi Arabia thậm chí còn cho biết nếu các nước cắt giảm, Saudi Arabia sẽ tăng sản lượng khai thác.

image
Trong tuần đầu năm mới 2015, sản lượng dầu thô của Mỹ thậm chí còn tăng thêm tăng 49.000 thùng/ngày kể từ khi OPEC phát động cuộc chiến trong cuộc họp ở Vienna ngày 27/11 lên tới 9,13 triệu thùng/ngày (cao hơn 1 triệu thùng/ngày so cách đó một năm).

Trong cuộc chiến này, Saudi Arabia dường như đang tới gần được mục đích của mình là kìm hãm sức mạnh dầu khí đá phiến của Mỹ để giữ thị phần, đồng thời giữ được vai trò lãnh đạo tại Trung Đông trong cuộc đối đầu với Iran, Syria.

Với Mỹ, giá dầu giảm như một món quà đầy ý nghĩa đối với chính quyền Tổng thống Obama. Các đối thủ của Mỹ từ Iran, Syria, tới Nga và Venezuela đều “quay cuồng” trong “bão” giá dầu.
Có thể thấy, mặc dù khá mâu thuẫn với Saudi Arabia về dầu khí đá phiến và thị phần dầu thô trên thế giới... nhưng Mỹ có vẻ như đang chấp nhận những mất mát nhất định - là sự tụt lùi của một ngành công nghiệp đầy triển vọng - để đổi lấy lợi thế trên các bàn đàm phán.

image
Tuy nhiên, giá dầu giảm cũng tiềm ẩn các nguy cơ khác như sự nổi lên mạnh mẽ của Trung Quốc - đối thủ chính của Mỹ trong tương lai, sự rạn nứt trong nội bộ OPEC; sự chia rẽ trong khối EU về vấn đề Nga sau những đối đầu Đông - Tây... Những cái bắt tay của Venezuale với Trung Quốc, những tiếng kêu gọi của các thành viên OPEC giảm sản lượng và những lời kêu than mệt mỏi, thiệt thòi của một vài ông lớn EU trong cuộc đối đầu Nga - Mỹ... cho thấy, cuộc chiến dầu khí đã lên tới hồi gay cấn.

*****

Oct 10, 2013
Cơ Quan Năng Lượng Quốc Tế IEA dự đoán với phương pháp fracking, có thể khai thác được trên 200 ngàn tỷ mét khối (200,000 km3) khí đốt các loại ở cac tầng đá phiến thạch, có nghĩa là trữ lượng dầu khí trên địa cầu ...

Oct 29, 2014
Đã có rất nhiều lý giải, trong đó một điểm đáng chú ý: Mỹ đang chứng kiến nhiều tiến bộ đột phá trong phương pháp khai thác dầu khí đá phiến, vốn đã được áp dụng khoảng 5 năm qua. Các báo cáo gần đây cho thấy, Mỹ đã ...

Dec 04, 2014
Riêng có Saudi Arabia thì đã trường vốn, có tiền, lại mưu toan giữ giá dầu thật thấp để chi phối sản lượng của các doanh nghiệp Mỹ đã tốn tiền đầu tư vào kỹ thuật đá phiến. Vì vậy mà cung vẫn cao hơn cầu trong nhiều năm ...

Jan 07, 2015
Đó là nếu cần thì người Mỹ sẵn sàng mở kho dầu lửa dự trữ chiến lược 500 triệu thùng, tái mở cửa khai thác những mỏ dầu khổng lồ mà họ đã tự đóng cửa để dành cho thế hệ sau, và tăng hết mức sản xuất dầu đá phiến.

image

Chân dung Quyền lực
Thủ tướng Dũng: Không thể cấm mạng xã hội
Cảnh nóng trên phim ngày càng mạnh bạo?
Người yêu ơi, đừng băng qua sông
Thiệt hại thực sự từ những cơn say xỉn
Hơn 100 xác người ở sông Hằng
Mỹ “mua đứt” Ukraine làm Nga, Pháp, Đức tê tái
Thích Minh Chúc: Chùa Từ Tôn - Hòn Đỏ
Sách dạy tiếng Anh mất dạy
Tội nghiệp Lục Bát
Dying Patient's iPad Cover Led to "Terrible Mistak...
Ở Việt Nam: Người nghèo phải chết !!!
Lại chuyện ý thức của người Việt
Sóng ngầm trong quan hệ Việt – Trung – Mỹ
Diễu Kim Jong Un để làm gì?
Hiện tượng Nguyễn Bá Thanh và những điều còn lại
Sáu bài học từ thiên tài
Vì sao dư luận quan tâm ông Thanh?
Thằng nhỏ cầm cái lon ...
Nước Pháp: Tuần hành lớn vì lý tưởng tự do
Chuyện tình: "em không thể yêu anh, Đảng ạ"!!!
Người Việt nghĩ nhỏ, khó làm việc lớn?
Je suis Charlie: “Rụng rời”
Thượng Đế và Khoa học
Cảm nghĩ đầu tiên về nước Mỹ của một du khách Việt...
Một học sinh lớp 6 thiệt mạng sau khi bị cô giáo đ...
Vì sao phần lớn chúng ta thuận tay phải?
Thất vọng trước những cải cách: các công ty Mỹ rời...
Tờ 2 USD in hình con dê
Je suis Charlie
Họa sĩ bốn phương vẽ tặng Charlie Hebdo
Pháp săn lùng thủ phạm vụ xả súng
Nói với Việt Kiều
Bỏ việc ngân hàng đi bán bánh mì ở London
Vũ khí tối tân triển lãm tại AUSA-2014
Mỹ phản công Nga
Mỹ dùng cây Olive để chống chọi giá dầu
Con dao xếp trong ngày Tết Tây
Thế Chiến thứ III
Dự đoán kinh tế Trung Cộng 2015

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.